Chứng khoán 28/2 tăng điểm nhưng thanh khoản giảm
Chứng khoán 28/2 bắt đầu với hoạt động bắt đáy diễn ra khá dè dặt. Do VN-Index đã giảm khá sâu nên cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn với một số ít người. Đầu phiên, VN-Index tăng khá khi có thêm hơn 10 điểm. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực sớm xuất hiện. Bất chấp sắc xanh bao trùm toàn thị trường, dòng tiền vẫn mất hút.
Tới đầu đợt giao dịch chiều, trên sàn Hose, giá trị giao dịch vẫn chưa đạt 3.000 tỷ đồng. Đây là con số thấp kỷ lục. Dòng tiền yếu khiến sắc xanh nhạt dần, VN-Index trở nên lung lay. Có thời điểm VN-Index rơi vào sắc đỏ.
Tới cuối phiên chứng khoán 28/2, dòng tiền xuất hiện nhiều hơn giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh. Đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 2, VN-Index tăng 3,43 điểm, tương đương 0,34% lên 1.024,68 điểm. VN30-Index tăng 3,5 điểm, tương đương 0,35% lên 1.014,96 điểm.
Toàn sàn TP.HCM ghi nhận 222 mã tăng giá, 86 mã đứng giá và 151 mã giảm giá. Nhóm VN30 có 18 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.
Điểm nhấn của thị trường chứng khoán 28/2 là thanh khoản rất thấp. Tới cuối phiên, dù dòng tiền chảy vào nhiều hơn nhưng tính chung cả phiên, chỉ có 433 triệu cổ phiếu, tương đương 6.481 tỷ đồng được giao dịch thành công, giảm 156 triệu cổ phiếu, tương đương 26,5% về khối lượng và giảm 2.849 tỷ đồng, tương đương 30,5% về giá trị.
Giao dịch blue-chip đứng ở mức rất thấp khi nhóm VN30 chỉ có 106 triệu cổ phiếu, tương đương 2.403 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Một số blue-chips “quay xe” trong thị trường chứng khoán 28/2 khiến VN-Index hụt hơi chính là BID, CTG, GAS, HPG,… Ở chiều ngược lại, blue-chip đáng chú ý nhất và đóng vai trò trụ đỡ của phiên chứng khoán 28/2 chính là VRE của Vincom Retail. Đầu phiên, VRE thậm chí đã tăng trần lên 27.550 đồng/CP. Cuối phiên, dù hạ nhiệt, VRE vẫn duy trì được đà đi lên khá khi tăng 950 đồng/CP, tương đương 3,7% lên 26.700 đồng/CP.
Bất chấp thị trường chứng khoán 28/2 rung lắc mạnh, vẫn có một số mã kéo dài chuỗi ngày tăng trần. CLW của Công ty Cổ phần Cấp nước Chợ Lớn ghi nhận phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp khi tăng 2.000 đồng/CP lên 31.200 đồng/CP.
ST8 của Công ty Cổ phần Siêu Thanh chốt phiên cuối tháng 2 trong sắc tím khi tăng 1.200 đồng/CP lên 18.700 đồng/CP. Trong tháng 2 này, ST8 có 10 phiên tăng trần rải rác.
Trên sàn Hà Nội, thanh khoản cũng cạn kiệt. HNX-Index thậm chí còn không giữ được sắc xanh khi giảm 0,89 điểm, tương đương 0,44% xuống 202,38 điểm. HNX30-Index tăng 2,21 điểm, tương đương 0,63% lên 354,32 điểm.
Chỉ có 53,8 triệu cổ phiếu, tương đương 756 triệu đồng được giao dịch thành công. Đây là mức rất thấp.
Chứng khoán châu Á phục hồi
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu cao hơn vào thứ Ba khi các nhà đầu tư đón nhận dữ liệu kinh tế quan trọng trong khu vực.
Tại Trung Quốc đại lục, Shenzhen Component nhích 0,7%, dẫn đầu mức tăng trong số các chỉ số chuẩn, trong khi Shanghai Composite cao hơn 0,66%.
Kospi của Hàn Quốc tăng 0,42%, đóng cửa ở mức 2.412,85, trong khi Kosdaq tăng 1,45%, kết thúc ở mức 791,6 khi cổ phiếu của nhà sản xuất vật liệu pin L&F tăng vọt sau khi giành được hợp đồng với Tesla
Chỉ số Nikkei225 tăng một chút để đóng cửa ở mức 27.445,56 và Topix kết thúc ngày thứ Ba cao hơn một chút ở mức 1.993,28 khi quốc gia này chứng kiến sản lượng nhà máy giảm tồi tệ nhất trong 8 tháng, ghi nhận mức giảm 4,6% trong tháng 1 so với tháng 12.
Tại Úc, S&P/ASX 200 tăng 0,47%, đóng cửa ở mức 7.258,4 do doanh số bán lẻ trong tháng 1 đạt cao hơn dự kiến là 1,9% so với tháng 12, cao hơn kỳ vọng tăng 1,5%.
Ấn Độ sẽ công bố tổng sản phẩm quốc nội cho quý 4 năm 2022 vào cuối ngày hôm nay, dự báo sẽ tăng 4,6%.
Chỉ số Hang Seng giảm 0,69% khi Giám đốc điều hành Hồng Kông John Lee tuyên bố bỏ quy định đeo khẩu trang bắt đầu từ ngày 1 tháng 3. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng Tech giảm 1,42%.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại thị trường Mỹ, chứng khoán tăng khi các nhà giao dịch cố gắng phục hồi một số mặt bằng sau tuần tồi tệ nhất trong năm ở Phố Wall. Cả ba chỉ số chính của Hoa Kỳ đều đóng cửa cao hơn, trong đó Nasdaq Composite dẫn đầu mức tăng.