Trang chủDi sảnPhục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành...

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua nhiều thời kỳ, nghiên cứu cho thấy không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế).
Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long ảnh 1Những móng bằng đá được khai quật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

 

20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long nhận được sự quan tâm đặc biệt, không chỉ với các cơ quan quản lý Hà Nội mà còn rất đông các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là khi, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.

Đó không chỉ là niềm vinh dự mà còn là trách nhiệm lớn của thành phố Hà Nội trong việc gìn giữ, phát huy di sản quý.

Đến nay, những người quản lý di sản đều tự tin khẳng định, Hà Nội đã cơ bản thực hiện đầy đủ các cam kết của Thủ tướng Chính phủ với UNESCO và đang tích cực nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo di sản, từng bước xây dựng phương án phục dựng và tái hiện các di sản kiến trúc cung điện trong thời gian tới.

Bảo tồn các giá trị nổi bật toàn cầu

Các cuộc khai quật khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu trong các năm từ 2002-2004 đã phát lộ dấu tích kiến trúc cung điện cùng vô số loại hình hiện vật phong phú của Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại.

Phát hiện quan trọng này đã minh chứng sinh động cho lịch sử Hà Nội và lịch sử Kinh thành Thăng Long khoảng 1.300 năm, từ các thời kỳ tiền Thăng Long, qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Sơn Tây và thành Hà Nội thời Nguyễn.

Danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long do UNESCO trao tặng đã khẳng định những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc đặc biệt của khu di sản, nơi từng là trung tâm quyền lực cao nhất của nước Đại Việt kéo dài 13 thế kỷ.

Hơn một thập kỷ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được vinh danh Di sản Văn hóa Thế giới, thành phố Hà Nội luôn nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản gồm chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích, di vật đa dạng, phong phú, sinh động, được trân trọng và bảo tồn một cách tối đa.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội (đơn vị đại diện) luôn chú trọng công tác bảo tồn đối với các di tích kiến trúc, di chỉ khảo cổ học, bảo quản và phục chế nhiều di vật khảo cổ học…

Trong đó, Trung tâm phối hợp với cơ quan chuyên môn tiến hành bảo quản các di tích kiến trúc hiện còn, khu Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, di tích khảo cổ học Đoan Môn, di tích tế lễ Trời-Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý tại khu khai quật Vườn Hồng, đảm bảo di tích giữ nguyên được yếu tố nguyên gốc, duy trì sự ổn định phục vụ công tác nghiên cứu và tiếp đón khách tham quan.

Tại khu Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, trên phạm vi các hố khảo cổ bảo tồn nguyên trạng, công tác bảo tồn tiến hành thường niên với các công việc chuyên môn, như chống rêu mốc, tiêu thoát nước và các tác nhân gây hại đến các di tích được bảo tồn nguyên trạng, trưng bày tại chỗ, đồng thời tiến hành phân tích các điều kiện về môi trường, tính chất cơ lý, cơ hóa và thành phần hóa học nhằm xác định các phương pháp bảo tồn phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu tại khu vực…

Trung tâm còn phối hợp Viện Bảo tồn Di tích triển khai kế hoạch nghiên cứu, tu bổ và xây dựng quy trình bảo tồn, bảo quản các di tích hiện còn trên mặt đất…

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long ảnh 2Bên trong Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết một trong ba dự án trọng điểm triển khai trong giai đoạn 2021-2025 chính là dự án Bảo tồn khu vực Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, xây dựng Bảo tàng trưng bày tại chỗ theo Quy hoạch Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu thành phố Hà Nội (tỷ lệ 1/500) đã được phê duyệt.

Trong công tác bảo tồn, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội thực hiện hợp tác quốc tế để triển khai công việc này.

Đơn vị phối hợp các chuyên gia vùng Wallonie (Vương quốc Bỉ), vùng Ile de France (Pháp), chuyên gia khảo cổ học Nhật Bản trao đổi học tập kinh nghiệm bảo tồn di tích khảo cổ học, đánh giá tác động môi trường đến di tích khảo cổ học, bảo quản di vật gỗ trong khai quật khảo cổ học.

Tiến sỹ Tomoda Masahiko, Viện Nghiên cứu Quốc gia Tokyo về Di sản Văn hóa cho biết từ năm 2006, Nhật Bản và Việt Nam đã hợp tác song phương để bảo tồn Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Giai đoạn đầu tập trung vào chuyển giao kỹ thuật về phương pháp khảo sát khảo cổ và nghiên cứu bảo tồn các hiện vật đã khai quật tại dấu tích của cung điện cổ đại, chủ yếu là phần còn lại của nền móng các tòa nhà bằng gỗ bị vùi đất dưới lòng đất.

Sau đó, dự án Quỹ tín thác UNESCO-Nhật Bản bắt đầu từ năm 2010, đã tập trung vào việc đánh giá khu di sản thông qua các nghiên cứu khoa học và xác định các phương pháp cơ bản để bảo tồn, phát huy di sản.

Bên cạnh bảo tồn, công tác phát huy giá trị cũng thực hiện tốt với các hoạt động tuyên truyền quảng bá giá trị khu di sản, tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm, giáo dục di sản… thu hút đông đảo khách tham quan.

Nghiên cứu, phục dựng kiến trúc cung điện

Mối quan tâm lớn của các nhà quản lý di sản, nhà khoa học là, sau hơn một thập kỷ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới, việc phục dựng kiến trúc cung điện mới dừng ở bước nghiên cứu.

Dù rất nhiều cuộc hội thảo liên tục diễn ra với những ý kiến mong mỏi hoàn trả lại hình hài cho khu di sản.

Các nhà khoa học cũng cho rằng, việc nghiên cứu hoàn trả lại không gian Điện Kính Thiên là công việc hết sức cấp thiết, có ý nghĩa và giá trị văn hóa sâu sắc không chỉ đối với Thăng Long-Hà Nội mà còn với cả nước.

Sau 20 năm khảo cổ học Kinh đô Thăng Long (2002-2022), các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu tích kiến trúc qua các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ tiền Thăng Long, phát hiện dấu tích kiến trúc Thăng Long thời Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung Hưng, di vật thời Tây Sơn và kiến trúc thành Hà Nội thời Nguyễn.

Riêng khảo cổ học khu vực Trung tâm Hoàng thành Thăng Long và không gian Chính điện Kính Thiên đã mang lại những cơ sở ban đầu trong việc khôi phục kiến trúc cung điện.

Không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê là không gian thiêng quan trọng nhất của Kinh đô Thăng Long và của Việt Nam trên các phương diện quy hoạch Kinh đô, kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật, tâm linh, vị trí và chức năng. Không gian này được cấu trúc bởi ba thành phần: Chính điện Kính Thiên, sân Đan Trì và Đoan Môn.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết qua kết quả thám sát khảo cổ học và nghiên cứu một số thư tịch cổ Lê-Nguyễn, bước đầu chúng ta thấy dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua rất nhiều thời kỳ khác nhau.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế).

Qua các tài liệu cổ cho thấy, tòa Chính điện thời Nguyễn gọi là Điện Long Thiên gồm 2 kiến trúc song song với nhau.

“Phải chăng không gian Chính điện Kính Thiên của nhà Nguyễn phản ánh phần nào quy mô không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê? Điều này chúng ta cần kiểm nghiệm qua các cuộc nghiên cứu khảo cổ học trong tương lai,” Phó Giáo sư-Tiến sỹ Tống Trung Tín đặt vấn đề.

Cũng là người quan tâm đặc biệt đến việc phục dựng kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long, Tiến sỹ Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội đề xuất: Để có cứ liệu phục dựng Điện Kính Thiên cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu trên các lĩnh vự khảo cổ học, sử học, kiến trúc, mỹ thuật…

Trước hết, đối với khu vực Chính điện Kính Thiên cần làm rõ quy mô cấu trúc của Chính điện. Việc này cần đẩy mạnh công tác khảo cổ học ở khu vực này, gồ sân Long Trì-Đan Trì, khu vực thềm Rồng, khu vực nhà N31, N33 và khu vực nhà N23, N26 nhằm làm rõ nền móng và phân gian của Chính điện Kính Thiên.

Cần nghiên cứu về hình thức và thiết kế, chất liệu và vật liệu, cách sử dụng và chức năng, truyền thống và kỹ thuật… Từ kết quả nghiên cứu sẽ cho phép dựng lên chiều dài nghệ thuật, lịch sử, xã hội và khoa học của Chính điện Kính Thiên.

Cũng theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Sơn: “Nếu việc này được tiến hành liên tục trong 3-5 năm thì hy vọng trong vòng 10 năm tới chúng ta có thể phục dựng được Điện Kính Thiên.”

Việc nghiên cứu hoàn trả không gian Điện Kính Thiên và Chính điện Kính Thiên có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định rõ hơn giá trị di sản.

Các nhà khoa học cũng cho rằng khi chưa phục dựng được Chính điện Kính Thiên thì chưa nối lại được mạch nguồn chủ chốt của văn hóa Đại Việt.

Chính bởi vậy, thành phố Hà Nội cũng đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án phục dựng và tái hiện các kiến trúc cung điện trong thời gian tới, hoàn trả lại diện mạo cho khu di sản, đưa Hoàng thành Thăng Long thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/phuc-dung-cac-di-san-kien-truc-cung-dien-tai-hoang-thanh-thang-long-post815647.vnp

Cùng chủ đề

Một số giải pháp để thị trường vốn Việt Nam phát triển hiệu quả hơn

Chia sẻ tại hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch công ty cổ phần Fiingroup (công ty cung cấp dịch vụ tích hợp dữ liệu tài chính, thông tin doanh nghiệp), đã đề cập tới việc thị trường chứng khoán tại Việt Nam chậm phát triển,...

Phở “chọc trời” 1 triệu đồng/bát ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - "Ăn tô phở trong khung cảnh TPHCM đẹp thế này thì bao nhiêu tiền cũng đáng", vị doanh nhân người Nhật tấm tắc khen sau khi thưởng thức "phở chọc trời" giá gần 1 triệu đồng tại TPHCM. Phở "chọc trời" ở TPHCM: Ăn giữa những tầng mây, giá gần 1 triệu đồng (Thực hiện: Nhóm phóng viên). Anh Okumura Hiroyuki đến từ thành phố Gifu (Nhật Bản), đã quyết định chọn nhà hàng Oriental Pearl trên tầng...

Cận cảnh “báu vật” ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) đang là nơi lưu giữ số lượng lớn di tích, di vật, hiện vật từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789)... Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) hiện đang là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, di tích, di vật quý giá thuộc nhiều triều đại, thời kì lịch sử của nước ta. Nguồn:...

Australia trao tặng 14 biển giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

Ngày 18-1 tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia, ông Hugh Borrowman đã trao tặng Hà Nội 14 bảng biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đại diện Australia trao tặng 14 biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long cho TP Hà Nội - Ảnh: Đại sứ quán Australia Sau rất nhiều cuộc hội thảo, với sự tài trợ của chính phủ Australia, 14 bảng biển này đã đươc một nhà sử học  Australia, Giáo sư William Logan và tập thể chuyên...

Phát lộ hệ thống di tích, di vật các thời kỳ ở Hoàng thành Thăng Long

Sáng 21-12, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò Khu vực chính Điện Kính Thiên năm 2023 và kết quả khai quật, nghiên cứu từ năm 2011 đến nay tại Hoàng thành Thăng Long”. Hội thảo nhằm giới thiệu những phát hiện khảo cổ học quan trọng năm 2023 và tổng kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việc duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc chưa thật sự bền vững

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp ở nhiều nơi. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tại Lễ phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày dân số Việt Nam 26/12/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết công tác dân số đang đối mặt với...

Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, kích cầu tiêu dùng trong tháng Khuyến mại Hà Nội

Tháng Khuyến mại Hà Nội là cầu nối đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và người tiêu dùng được tiếp cận, mua sắm những sản phẩm, dịch vụ với giá cả ưu đãi nhất trong năm. Các hoạt động khuyến mại nổi bật trong khuôn khổ chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19/12-30/12/2024. Sự kiện do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành...

Phí gửi xe 100.000 đồng/ngày, cô gái ở TPHCM bỏ ô tô đi làm bằng tàu điện

(Dân trí) - Từ ngày tạm "cất" ô tô chuyển sang đi làm bằng Metro, chị Phương Dung không chỉ tiết kiệm được gần 200.000 đồng chi phí xăng, gửi xe... mỗi ngày mà còn đến nơi làm việc với tinh thần sảng khoái. Bỏ ô tô đi Metro, cô gái bất ngờ trước những gì mình tiết kiệm được (Thực hiện: Cẩm Tiên). Chị Lê Phương Dung (32 tuổi, TP Thủ Đức, TPHCM) là nhân viên của một công ty...

Tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình. Nhân dịp kết thúc năm 2024 và chuẩn bị bước vào năm mới 2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về những dấu ấn ngoại giao trong năm...

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới: Bệ phóng vững chắc

Việc mở rộng quan hệ song phương, tham gia tích cực vào các khuôn khổ đa phương giúp Việt Nam nổi lên như một trong những quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Với chính sách "ngoại giao cây tre" linh hoạt, hiệu quả, dựa trên nội lực kinh tế vững chắc, năm 2024, Việt Nam tiếp tục ghi thêm nhiều dấu ấn trên bản đồ quốc tế. Việc mở rộng quan hệ song...

Bài đọc nhiều

Nhiều hiện vật giá trị về Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh

Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Đây là một trong những...

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau”

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” với 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, giới thiệu dấu mốc quan trọng trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của khu di sản và những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh. Các đại biểu cắt băng khánh thành Ngày 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (Quận 1), UBND thành phố Hà Nội phối...

Nghề may Trạch Xá trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/12, tại Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề may Trạch Xá. Theo Ban tổ chức, nằm trong mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại Hà Nội, chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại...

‘Ứng Hòa – Miền di sản ngoại đô’: Giới thiệu văn hóa đặc sắc của vùng tới du khách

Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” tại thị trấn Vân Đình trong 3 ngày từ 27 - 29/12. Chương trình được tổ chức hướng tới mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại huyện Ứng Hòa nói riêng...

Khai mạc Festival Khèn H’Mông, lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

ối 27/12, tại thị trấn vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Festival Khèn H’Mông và lễ hội hoa Tớ dày năm 2024. Múa Khèn H'Mông, nét đẹp của người H' Mông Mù Cang Chải. (Ảnh: THANH SƠN) Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng đất...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh “báu vật” ngàn năm tuổi tại Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long

Khu khảo cổ Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) đang là nơi lưu giữ số lượng lớn di tích, di vật, hiện vật từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 10) đến thời Lê Trung Hưng (1593-1789)... Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) hiện đang là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, di tích, di vật quý giá thuộc nhiều triều đại, thời kì lịch sử của nước ta. Nguồn:...

Australia trao tặng 14 biển giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

Ngày 18-1 tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia, ông Hugh Borrowman đã trao tặng Hà Nội 14 bảng biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đại diện Australia trao tặng 14 biển giới thiệu di tích Hoàng thành Thăng Long cho TP Hà Nội - Ảnh: Đại sứ quán Australia Sau rất nhiều cuộc hội thảo, với sự tài trợ của chính phủ Australia, 14 bảng biển này đã đươc một nhà sử học  Australia, Giáo sư William Logan và tập thể chuyên...

Phát lộ hệ thống di tích, di vật các thời kỳ ở Hoàng thành Thăng Long

Sáng 21-12, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học tổ chức Hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò Khu vực chính Điện Kính Thiên năm 2023 và kết quả khai quật, nghiên cứu từ năm 2011 đến nay tại Hoàng thành Thăng Long”. Hội thảo nhằm giới thiệu những phát hiện khảo cổ học quan trọng năm 2023 và tổng kết...

Hoàng thành Thăng Long: Di sản hiếm hoi trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long sao cho xứng đáng với tầm quan trọng của di tích, đồng thời phục dựng những di sản đã mai một như thế nào ? Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quan trọng tại Hội thảo khoa học quốc tế "20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội". Di sản thế giới giá trị...

Hoàng Thành Thăng Long Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật toàn cầu

Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản Thế giới nhờ đáp ứng những tiêu chí nào? Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long của Việt nam  đã được Tổ chức khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và đối với...

Mới nhất

Việc duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc chưa thật sự bền vững

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp ở nhiều nơi. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Tại Lễ phát động Tháng hành động quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày dân số Việt...

Bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 28/12/2024 phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di sản

Trong kỳ họp thứ 46 vừa qua, UNESCO đã thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long với điểm...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trời rét

(ĐCSVN) – Hôm nay (30/12), Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng, trời rét. Các tỉnh từ Nghệ An trở vào Nam Bộ mưa rào vài nơi. ...

Khách quốc tế bất ngờ với bát sứ mỏng như vỏ trứng ở Hoàng thành Thăng Long

Trong chuyến thăm Hoàng thành Thăng Long, một nữ du khách Tây Ban Nha đặc biệt chú ý tới cặp bát sứ thời Lê sơ, có khả năng thấu quang. Đối với những người đam mê yêu thích khám phá các địa điểm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống, màu sắc lịch sử, Hoàng thành Thăng Long...

Mới nhất