Việc hỗ trợ trâu giống tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đang triển khai, kỳ vọng sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho những hộ nghèo, cận nghèo, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh được hỗ trợ con giống, kỹ thuật, thì các hộ cũng rất mong muốn được hỗ trợ hơn nữa về công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm thời tiết giao mùa đang đến.Kỷ niệm 20 năm khai trương Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Center Bà Triệu – TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật “Đến Vincom – Chào Tôi Mới” với chuỗi hoạt động sự kiện bùng nổ sáng tạo trải nghiệm, và hàng ngàn quà tặng voucher mua sắm tổng giá trị lên tới 8 tỷ đồng tri ân khách hàng, bắt đầu cho mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bề dày phát triển của thương hiệu kiến tạo trên thị trường bán lẻ hiện đại, tiên phong đặt nền móng cho xu hướng tiêu dùng mới.Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.Ngày 6/11, tại huyện Giồng Riềng, Ban tổ chức các hoạt động Tết quân – dân tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 – 2025, đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch Lễ xuất quân thực hiện các hoạt động “Tết quân – dân” năm 2025 mừng Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer tại xã Bàn Thạnh, huyện Giồng Riềng. Dự và chủ trì buổi lễ có Đại tá Cao Minh Tâm – Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức các hoạt động Tết quân – dân năm 2025.Kỷ niệm 20 năm khai trương Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Center Bà Triệu – TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật “Đến Vincom – Chào Tôi Mới” với chuỗi hoạt động sự kiện bùng nổ sáng tạo trải nghiệm, và hàng ngàn quà tặng voucher mua sắm tổng giá trị lên tới 8 tỷ đồng tri ân khách hàng, bắt đầu cho mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bề dày phát triển của thương hiệu kiến tạo trên thị trường bán lẻ hiện đại, tiên phong đặt nền móng cho xu hướng tiêu dùng mới.Việc hỗ trợ trâu giống tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đang triển khai, kỳ vọng sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho những hộ nghèo, cận nghèo, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh được hỗ trợ con giống, kỹ thuật, thì các hộ cũng rất mong muốn được hỗ trợ hơn nữa về công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm thời tiết giao mùa đang đến.Chiều ngày 5/11, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 2 tập đoàn hàng đầu của nước này trong lĩnh vực điện, năng lượng, gồm Tập đoàn Huadian (Hoa Điện) và Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc (Energy China).Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Việc phát huy, bảo tồn văn hóa của các dân tộc luôn được bình đẳng . “Lá phổi xanh” . Tài sản vô cùng quý giá Đông Nam Bộ. Gieo con chữ, dệt ước mơ trên đỉnh Phung Chang. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.Những năm qua, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, qua đó, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn, tạo sinh kế, giải quyết việc làm…, giúp đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.Khi đang làm rẫy bất ngờ trời đổ mưa lớn, 6 người dân ở Đắk Lắk chui xuống gầm máy kéo để trú mưa. Sau đó xe di chuyển, cán chết 2 người.Một trong những nội dung được thiết kế trong Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, là tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Đây chính là diễn đàn quan trọng để người phụ nữ vùng đồng bào DTTS được lên tiếng, được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bản thân về cuộc sống gia đình, xã hội…, qua đó, các cấp, các ngành có những giải pháp giúp đỡ, tổ chức hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên – Huế quan tâm, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Gia đình bà Nông Thị Gương, xóm Làng Muông, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, là hộ cận nghèo của địa phương được hỗ trợ trâu cái nuôi sinh sản. Bà Gương chia sẻ, từ bao lâu nay, kinh tế của gia đình chủ yếu do bà đi làm thuê nên cuộc sống còn nhiều khó khăn và bấp bênh. Bà hi vọng “cần câu cơm” này sẽ là trợ lực giúp gia đình tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
“Gia đình tôi rất phấn khởi khi là một trong những hộ được hỗ trợ 2 con trâu giống. Hàng ngày, tôi vẫn chăm sóc, cho trâu ăn cỏ, chuối… Hiện tại, 2 con trâu của gia đình đang rất khỏe mạnh. Nhưng bây giờ đang là thời tiết giao mùa nên cũng rất lo và mong chính quyền địa phương cũng như cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tiêm vác–xin cần thiết, để phòng dịch cho trâu”, bà Gương tâm sự.
Ông Bàn Hữu Vượng, dân tộc Dao, trú tại xóm Cộng Hòa (xã Động Đạt) là một trong các hộ nghèo được hỗ trợ trâu cái giống theo Dự án hỗ trợ trâu cái nuôi sinh sản thuộc Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2024.
Từ nhỏ, ông Vượng đã bị đục tinh thể kèm nhiều bệnh lý về mắt nên thị lực rất kém; chỉ làm được công việc ở những nơi đã thuộc địa hình. Hàng ngày, ông Vượng cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hoan trồng cỏ voi và chăn trâu. Vợ chồng ông Vượng hi vọng sang năm, trâu sinh trưởng tốt, để gia đình có nguồn thu, từ đó trả khoản nợ 60 triệu đồng vay ngân hàng từ nhiều năm nay.
“Hiện tại, với trâu được hỗ trợ, vợ chồng tôi đang cố gắng nuôi và chăm sóc theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn. Tôi hy vọng chúng sinh trưởng tốt và sinh sản, có thêm thu nhập cho gia đình. Tôi cũng mong chính quyền và các cơ quan hỗ trợ cho gia đình tôi cũng như các hộ khác trong xóm, trong xã được cấp thuốc phòng bệnh định kỳ để bảo vệ được đàn trâu bò không bị bệnh”, ông Vượng bộc bạch.
Để người dân được tiếp cận với nguồn sinh kế năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế giúp giảm nghèo bền vững và góp phần thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, huyện Phú Lương đã triển khai Dự án “Hỗ trợ trâu cái nuôi sinh sản thuộc Tiểu dự án 1 của Dự án 3 Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Lương năm 2024”.
Theo đó, năm 2024, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thực hiện cấp phát 48 con trâu cái giống cho 24 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo của 3 xã Động Đạt, Yên Ninh và Yên Đổ. Tổng kinh phí hỗ trợ là trên 1,1 tỷ đồng, Nhân dân đối ứng trên 28 triệu đồng. (Tiêu chuẩn trâu Việt Nam có khối lượng từ 215 – 220kg/con); hỗ trợ thêm vật tư (tảng đá liếm 3kg/con, thức ăn tinh dạng viên 60kg/con, chế phẩm xử lý chuồng trại 0,75kg/con cho các hộ nông dân tham gia dự án).
Ông Nguyễn Huy Hà, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Phú Lương cho biết, vào những tháng cuối năm 2024, nhận định nguy cơ các loại dịch bệnh truyền nhiễm trên động vật có khả năng phát sinh và lây lan. Do vậy, đơn vị chú trọng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn, nhất là tại các địa bàn thường xuyên để xảy ra dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ tăng cường công tác tiêm phòng, trong đó tổ chức các đợt tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt mức tối thiểu theo quy định để tránh bùng phát dịch bệnh; xây dựng hệ thống giám sát theo dõi sức khỏe vật nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi và cộng đồng. Phân công nhân viên thú y cần thường xuyên thăm các hộ để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vật nuôi bị nhiễm bệnh
“Chính quyền địa phương và đơn vị kỳ vọng, mô hình sẽ góp phần thay đổi phong tục tập quán chăn nuôi lạc hậu, kém hiệu quả chuyển sang phương tức chăn nuôi tiến bộ, từng bước nâng cao đời sống người dân xã vùng cao Phú Lương, giúp các hộ vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Nguyễn Huy Hà, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Phú Lương chia sẻ thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/phu-luong-thai-nguyen-bao-ve-cham-soc-dan-vat-nuoi-tu-du-an-ho-tro-giam-ngheo-1730866996872.htm