Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhụ huynh Hàn Quốc đổ xô mua quốc tịch mới vì muốn...

Phụ huynh Hàn Quốc đổ xô mua quốc tịch mới vì muốn con được học trường quốc tế

Phụ huynh Hàn Quốc thuộc tầng lớp giàu có đang “đổ xô” đi mua quốc tịch nước khác để cho con đi học tại trường quốc tế.

Xu hướng “mua quốc tịch” tại Hàn Quốc

Vanuatu, một quần đảo nhỏ với 83 hòn đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương, vốn nổi tiếng là thiên đường của những người yêu thiên nhiên. Thế nhưng, quốc đảo này đang được chú ý tại Hàn Quốc với một mục đích hoàn toàn khác, mua quốc tịch để phục vụ giáo dục.

Bà Bae, 30 tuổi, một phụ nữ làm công việc nội trợ sống tại quận Seocho, Seoul, đang cân nhắc xin quốc tịch Vanuatu, nhằm giúp con trai 4 tuổi của mình được học tại trường quốc tế. “Con tôi đang theo học trường mẫu giáo song ngữ Anh. Tôi hy vọng cháu có thể vào các trường quốc tế tại Hàn Quốc thay vì các trường công lập”, bà chia sẻ và nhấn mạnh rằng môi trường học đa văn hóa, chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là những lý do chính.

Mua quốc tịch mới vì muốn con được học trường quốc tế - Ảnh 1.

Phụ huynh Hàn Quốc cho rằng, môi trường học tập đa văn hóa và chương trình giảng dạy tiếng Anh là lý do chính khiến trẻ em được nhận vào trường quốc tế. Ảnh: AFP.

Theo quy định của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, trẻ em mang quốc tịch Hàn Quốc chỉ được nhập học trường quốc tế nếu cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài, hoặc trẻ đã sống ở nước ngoài ít nhất ba năm. Hiện nay, các công ty tư vấn nhập cư tại Hàn Quốc đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ huynh đáp ứng điều kiện đầu tiên – cha hoặc mẹ có quốc tịch nước ngoài.

Chương trình “quốc tịch thông qua đầu tư” từ các quốc gia như Vanuatu, với mức đóng góp tối thiểu 130.000 USD (hơn 3,3 tỷ đồng), đang trở thành lựa chọn hàng đầu. Ông Cho, giám đốc một công ty tư vấn di trú tại Seoul, cho biết: “Vanuatu là một trong những điểm đến phổ biến nhất vì quy trình xét duyệt nhanh chóng và không yêu cầu thời gian cư trú”.

Bà Chang, một phụ huynh khác tại Busan, chia sẻ rằng nhiều gia đình đã chọn sinh con ở nước ngoài hoặc xin quốc tịch từ các quốc gia Thái Bình Dương để đảm bảo con cái có môi trường học tốt nhất. “Một số người chỉ trích các phụ huynh như chúng tôi, nhưng đó là lựa chọn cá nhân. Miễn không vi phạm pháp luật, điều này nên được tôn trọng”, bà Chang khẳng định.

Học phí các trường quốc tế tại Hàn Quốc dao động từ 30 đến 40 triệu won mỗi năm, tương đương mức lương trung bình của một nhân viên văn phòng. Chi phí này được các bậc phụ huynh như bà Bae xem là khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tương lai giáo dục tốt hơn cho con.

Việc mua quốc tịch không chỉ để phục vụ giáo dục mà còn đang được sử dụng vào các mục đích khác như trốn thuế hoặc né tránh nghĩa vụ quân sự. Đây là lý do khiến xu hướng này nhận được sự quan tâm lớn từ các cơ quan chức năng và công chúng tại Hàn Quốc.

Rủi ro pháp lý

Việc Vanuatu “bán” thị thực đã được các cơ quan Châu Âu chú ý từ lâu. Vào tháng 5/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức đề xuất tái áp dụng yêu cầu thị thực vĩnh viễn đối với công dân Vanuatu nhằm giảm thiểu các rủi ro an ninh liên quan đến chế độ miễn thị thực. Đề xuất này được đưa ra dựa trên các nỗ lực liên tục của EC nhằm kiểm soát tình trạng di cư bất hợp pháp và đối phó với các nguy cơ an ninh phát sinh từ chế độ miễn thị thực, đặc biệt liên quan đến các chương trình đầu tư lấy quốc tịch mà một số quốc gia miễn thị thực đang vận hành.

Các chương trình đầu tư lấy quốc tịch, thường được biết đến với tên gọi “hộ chiếu vàng,” đã làm dấy lên lo ngại về những rủi ro như sự xâm nhập của tội phạm có tổ chức, rửa tiền, trốn thuế và tham nhũng. Kể từ tháng 5/2022, EC đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận với chính quyền Vanuatu và đưa ra đánh giá rằng các chương trình này có thể đe dọa an ninh của Liên minh châu Âu (EU) cũng như các quốc gia thành viên.

Mặc dù chính quyền Vanuatu đã thực hiện một số thay đổi về mặt pháp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu từ EU, EC vẫn cho rằng các biện pháp này chưa đủ để giảm thiểu hoàn toàn các rủi ro liên quan đến chương trình đầu tư lấy quốc tịch của nước này. Hiện nay, công dân Vanuatu đã phải xin thị thực để nhập cảnh EU cho các chuyến đi ngắn hạn (tối đa 90 ngày trong bất kỳ giai đoạn 180 ngày nào) do lệnh đình chỉ tạm thời mà EC áp đặt trước đó. Đề xuất mới nhất của EC nhằm biến yêu cầu thị thực này thành quy định vĩnh viễn.

Theo kế hoạch, thời hạn cuối cùng của lệnh đình chỉ tạm thời là ngày 3/8/2024. Trước thời điểm này, EC mong muốn Nghị viện châu Âu và Hội đồng EU xem xét đề xuất và đưa ra quyết định cuối cùng về việc thu hồi vĩnh viễn chế độ miễn thị thực cho công dân Vanuatu.

Mua quốc tịch mới vì muốn con được học trường quốc tế - Ảnh 2.

Bất chấp những tranh cãi, xu hướng mua quốc tịch đang tăng nhanh, đặc biệt trong nhóm phụ huynh có thu nhập cao tại Hàn Quốc. Ảnh:IG.

Đánh đổi quốc tịch để được học tại trường tốt

Theo luật sư Kim Hanna tại Công ty luật Yulsaseojae, Luật Quốc tịch hiện hành của Hàn Quốc không có quy định ngăn cản việc người dân mua quốc tịch nước ngoài. “Nếu muốn ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chức năng cần ban hành những biện pháp quản lý mới. Tuy nhiên, sẽ luôn có người tìm cách lách luật”, bà Kim cho biết.

Các công ty tư vấn nhập cư cũng hoạt động trong vùng “xám” pháp lý. Theo Luật Xuất cảnh của Hàn Quốc, các công ty này phải đăng ký với Bộ Ngoại giao nhưng không có cơ chế giám sát chặt chẽ về hoạt động kinh doanh. Các hành vi quảng cáo sai sự thật hoặc thu phí bất chính bị cấm, nhưng nếu công ty chỉ quảng cáo bằng các cụm từ như “nhập học trường quốc tế” hay “tiết kiệm thuế,” rất khó để xử lý.

Bất chấp những tranh cãi, xu hướng mua quốc tịch đang tăng nhanh, đặc biệt trong nhóm phụ huynh có thu nhập cao tại Hàn Quốc. Nhiều người sẵn sàng từ bỏ quốc tịch Hàn Quốc để đổi lấy quyền lợi giáo dục tốt hơn cho con cái. Báo cáo từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho thấy, từ năm 2019 đến 2022, có 18 người đã từ bỏ quốc tịch Hàn Quốc để lấy quốc tịch Vanuatu. Số liệu này dự kiến sẽ tăng khi các công ty tư vấn ngày càng mở rộng hoạt động.

Với bà Bae, khoản đầu tư tối thiểu 130.000 USD để có quốc tịch Vanuatu là “đáng giá” khi so sánh với chi phí giáo dục tư nhân cao ngất ngưởng tại Hàn Quốc. “Học trường quốc tế không chỉ giúp con tôi thành thạo tiếng Anh mà còn mang lại lợi thế lớn khi xét tuyển vào các trường đại học hàng đầu”, bà chia sẻ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Trong bối cảnh luật pháp hiện hành còn nhiều lỗ hổng, việc mua quốc tịch vì mục đích giáo dục đang đặt ra câu hỏi lớn về đạo đức và trách nhiệm của các gia đình.





Nguồn: https://danviet.vn/phu-huynh-han-quoc-do-xo-mua-quoc-tich-moi-vi-muon-con-duoc-hoc-truong-quoc-te-20241128083932213.htm

Cùng chủ đề

Loại củ mùa đông tốt cho người bệnh tiểu đường, lại giảm cholesterol cực hay

Khi cholesterol xấu tăng lên, nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cũng tăng theo. Trong tình huống này, người bệnh cần phải cải thiện lối sống. ...

Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí lên tiếng về các gói học phí dài hạn tại những trường quốc tế, thế nhưng vẫn có nhiều phụ huynh "nếm trái đắng" mà mới nhất là vụ trường Saigon Star... Trao đổi với...

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Hàn Quốc khởi động quy trình luận tội ông Yoon

Hôm qua, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc có phiên họp đầu tiên để khởi động quá trình xem xét luận tội ông Yoon Suk Yeol - tổng thống thứ 13 của nước này, trong khi các nhà điều tra tiếp tục triệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt Nam. ...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại tọa đàm có chủ đề về kết nối TP HCM-ĐBSCL trong phát triển

Ngày 18/12, tại trường Đại học an Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức tọa đàm "Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước". Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí sinh với quy mô cùng số lượng đăng ký dự thi tăng mạnh. ...

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

(ĐCSVN) - Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh, đồng thời trở thành động lực để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức...

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Công an TP Thanh Hóa đang vào cuộc làm rõ vụ một nam sinh lớp 10 của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa bị đánh gục ở sân trường. Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại...

Ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội

(ĐCSVN) - Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ là địa chỉ tin cậy, nơi các nhà khoa học, sinh viên chia sẻ những dự án, ý tưởng, cầu nối ủng hộ tinh thần dám nghĩ dám làm, nắm bắt những cơ hội học hỏi, xây dựng chiến lược, đưa sản phẩm khoa học phục vụ cộng đồng. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và...

Nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ bị kiện vì lạm thu

Đại học Pennsylvania, Đại học Georgetown, Đại học Notre Dame... bị kiện với cáo buộc lạm thu số tiền lên tới 685 triệu USD. Tờ The Washington Post ngày 17-12 đưa tin nhiều trường đại học hàng đầu tại Mỹ đã bị kiện với...

Mới nhất

Người dân “đau đầu” vì đàn khỉ hoang hơn 60 con

(NLĐO) - Chính quyền địa phương đã có báo cáo, nhờ các đơn vị tìm giải pháp khắc phục tình trạng đàn khỉ thường xuyên cắn phá...

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22. Theo South China Morning Post ngày 18/12, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22....

Làm giả con dấu, tài liệu, nhiều cán bộ ở Huế bị khởi tố

Giám đốc cùng 2 thuộc cấp một trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế bị khởi tố, điều tra về hành vi 'làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức'. Một lãnh đạo Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, đơn vị vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị...

Mới nhất