Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhụ huynh đổ xô cho con học bậc THPT nhưng bỏ bê...

Phụ huynh đổ xô cho con học bậc THPT nhưng bỏ bê trường nghề


Mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay bắt gặp thực trạng phụ huynh đổ xô nộp hồ sơ cho con theo học bậc THPT trong khi các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên lại khó tuyển sinh.

Với việc đại đa số học sinh theo học bậc THPT sau đó lên đại học được xem là một trong những bất cập của nền giáo dục. Với mô hình học này, khi các em 18 tuổi tham gia vào thị trường lao động thì gần như không có bất cứ kỹ năng nghề nào.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1956)- người từng bảo vệ luận án tiến sĩ về khoa học giáo dục tại Đại học Potsdam, CHLB Đức năm 1995, trước đây làm việc tại Đại học Potsdam, CHLB Đức, nay là chuyên gia tư vấn giáo dục độc lập.

phu huynh do xo cho con hoc bac thpt nhung bo be truong nghe co phai la lech chuan giao duc hinh 1

Phụ huynh Việt Nam vẫn chưa yên tâm khi cho con theo học trường nghề (ảnh nguồn internet).

Trường nghề thiếu hấp dẫn

Thưa ông, thói quen của phụ huynh Việt Nam hiện nay là muốn con theo học bậc THPT sau đó lên đại học mà không muốn học nghề và các loại hình trường học khác. Vậy ông bình luận về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Cường: Giáo dục có chức năng xã hội là chuẩn bị nguồn nhân lực, đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thị trường lao động không chỉ cần những người có trình độ đại học mà còn cần đội ngũ người lao động được đào tạo nghề, có kỹ năng thực hành tốt.

Đối với các cá nhân, giáo dục có sứ mệnh phát triển toàn diện nhân cách, đồng thời giúp phát triển tiềm năng cá nhân. Do đặc điểm cá nhân khác nhau, không phải tất cả học sinh phù hợp với việc học đại học với trọng tâm đào tạo lý thuyết.

Có những học sinh thích hợp hơn với chương trình đào tạo nghề với trọng tâm rèn luyện kỹ năng thực hành. Phân luồng học sinh vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực đồng thời tạo cơ hội cho học sinh lựa chọn con đường giáo dục và nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm và hứng thú cá nhân.

Ở Việt Nam, việc phân luồng học sinh đã được quan tâm từ nhiều năm và đã có những chính sách và khung pháp lý để thực hiện, thể hiện trong Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013, trong Khung cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân năm 2016 cũng như trong Luật giáo dục năm 2019.

Tuy nhiên thực tế là phân luồng cho học sinh vẫn còn nhiều khó khăn. Vấn đề chủ yếu là đại đa số học sinh học xong THCS đều muốn học lên THPT và đại học, tạo áp lực lớn cho luồng THPT và giáo dục đại học. Trong khi đó các trường đào tạo nghề gặp khó khăn trong việc tuyển sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Trước hết là do quan niệm truyền thống trọng bằng cấp của xã hội và của phu huynh. Người Việt Nam có truyền thống hiếu học, cha mẹ quan tâm và sẵn sàng đầu tư cao cho việc học hành của con. Đây là truyền thống tốt và nhu cầu cho con học vấn cao là chính đáng và cần thiết.

Tuy nhiên sẽ là không tốt và không thực tế nếu việc học lên THPT hoặc đại học chỉ là do ý chí của cha mẹ mà bản thân con không thực sự phù hợp với con đường này. Có nhiều học sinh học xong THPT không vào được đại học, hoặc tốt nghiệp đại học cũng không có việc làm, phát sinh nhiều tiêu cực.

Nguyên nhân có tính quyết định đối với vấn đề phân luồng học sinh là sự chưa đủ hấp dẫn của bản thân con đường học nghề hiện nay, đặc biệt là cơ hội việc làm và thu nhập, cơ hội phát triển bản thân của người học nghề.

Các nguyên nhân khác có thể kể ra là sự hạn chế trong công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông, thiếu sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội vào công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề, vấn đề tuyển dụng và sử dụng người lao động. 

Đi ngược với xu hướng thế giới

Theo ông, ở các nước có nền giáo dục phát triển thì việc phân luồng đối với học sinh sau bậc THCS được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Cường: Phân luồng học sinh là xu hướng quốc tế phổ biến trong giáo dục. Phân luồng là hình thức giáo dục phân hóa theo các loại hình trường với mục tiêu giáo dục khác nhau.

Ở các nước phát triển, việc phân luồng học sinh được thực hiện phổ biến sau bậc THCS. Có rất nhiều loại hình trường khác nhau theo định hướng học lên đại học hay học nghề với những nhóm ngành nghề khác nhau.

Ở Đức, việc phân luồng học sinh được thực hiện sớm, từ sau bậc tiểu học (4 hoặc 6 năm tùy theo bang). Ở bậc THCS, trường phổ thông được phân hóa thành hai hoặc ba loại hình trường khác nhau. Ví dụ ở Berlin, sau bậc tiểu học (6 năm) có hai loại hình trường phổ thông chính.

 Loại trường thứ nhất (Gymnasium) theo định hướng học lên đại học, hệ đào tạo 12 năm. Loại trường thứ hai (integrierte Sekundarschule) với trọng tâm định hướng nghề và thực tiễn.

Học sinh kết thúc lớp 9 hoặc lớp 10 có thể đăng ký vào hệ thống đào tạo nghề. Tuy nhiên khi có bằng tốt nghiệp THCS (lớp 10), học sinh cũng có thể học tiếp lên bậc THPT theo hệ 13 năm.

Ngoài ra ở bậc THPT còn có thêm loại hình trường phổ thông nghề (berufliches Gymnasium), học sinh vừa được học nghề, vừa học chương trình THPT theo hệ 13 năm. Kết thúc lớp 13 học sinh thi tốt nghiệp phổ thông và có quyền học đại học.

Với hệ thống phân hóa này, học sinh được phân luồng sớm nhưng cơ hội học lên của học sinh ở mọi loại hình trường phổ thông đều được mở. Mặc dù vậy, tỷ lệ học sinh Đức học Gymnasium và học đại học chỉ khoảng 40% (tỷ lệ này thấp trong so sánh các nước OECD), còn lại khoảng 60% học sinh chọn luồng học nghề.

Một trong những nguyên nhân tỷ lệ chọn học nghề của học sinh Đức cao là do chất lượng và sự hấp dẫn của hệ thống đào tạo nghề. Mô hình đào tạo nghề chủ đạo ở Đức là mô hình đào tạo song hành.

 Đó là hệ thống đào tạo phối hợp giữa đào tạo lý thuyết ở trường nghề và đào tạo thực hành ở các doanh nghiệp, cơ quan. Mô hình này đảm bảo chất lượng cao cho hệ thống đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của cơ sở tuyển dụng.

Ở Đức, các doanh nghiệp xác định nghĩa vụ tham gia đào tạo lực lượng lao động kế cận. Các chương trình đào tạo nghề thường từ 3 năm đến 3,5 năm. Hầu hết học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và có thể sống ổn định với thu nhập của họ.

Ở Đức ngày nay sự liên thông giữa các hệ thống đào tạo ngày càng linh hoạt, tăng cường cơ hội cho việc học tập cho người học. Ở một số trường đại học có những ngành đào tạo định hướng ứng dụng tuyển đầu vào không cần bằng tốt nghiệp phổ thông nếu ứng viên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề và kinh nghiệm làm việc phù hợp. Bên cạnh đó có những ngành đào tạo đại học song hành, là hình thức đào tạo mở rộng của mô hình đào tạo nghề song hành.  

Phải đổi mới càng sớm càng tốt

Vậy theo ông, Việt Nam cần làm gì để thực hiện tốt hơn việc phân luồng cho học sinh, tránh việc đổ xô đi học THPT mà thiếu đi những lựa chọn khác phù hợp hơn?

Ông Nguyễn Văn Cường: Từ thực trạng vấn đề phân luồng học sinh của Việt Nam, cần có nhiều giải pháp khác nhau. Trước hết cần có những tác động tới quan niệm xã hội và nhận thức phụ huynh.

Cha mẹ học sinh nên chọn con đường giáo dục phù hợp nhất cho các con mà không phải chọn theo ý chí của cha mẹ. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là nâng cao sự hấp dẫn và tính cạnh tranh của bản thân hệ thống đào tạo nghề, bao gồm việc tăng cường điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình, phương thức đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao cơ hội việc làm của người học.

Việc gắn kết đào tạo với thực tiễn, phối hợp giữa trường đào tạo nghề và doanh nghiệp là phương thức tốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác hướng nghiệp và trực tiếp tham gia đào tạo nghề.

Những chính sách, mô hình trường học nhằm tăng cường sự kết nối linh hoạt, liên thông giữa các hệ thống giáo dục dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nên được khuyến khích và mở rộng.

Tăng cường chất lượng công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông hỗ trợ học sinh trong việc chọn nghề và con đường giáo dục phù hợp.

Các chính sách khuyến khích phù hợp trong việc tuyển dụng và sử dụng người lao động có trình độ đào tạo nghề có tác dụng thúc đẩy học sinh lựa chọn con đường học nghề.     





Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

6 phim được chiếu tại Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3. Liên hoan phim năm nay có chủ đề "Sự đa dạng và sức sống của Cộng đồng Pháp...

Nạn nhân kể lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ khủng bố nhà hát ở Moscow

Tối ngày 22/3, Natalya vừa cởi áo khoác và đang đứng xếp hàng tại lối vào khán phòng hòa nhạc 6.200 chỗ ngồi ở ngoại ô Thủ đô Moscow, nơi một nhóm nhạc rock thời Liên Xô chuẩn bị biểu diễn. "Tôi vừa định bước vào trong thì tiếng...

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố ở Moscow?

Thông tin về việc ISIS-K nhận trách nhiệm vụ tấn công khủng bố khiến ít nhất 133 người chết và gần 200 người bị thương tại một trung tâm thương mại ở Moscow hôm 22/3 được gửi tới công chúng qua nền tảng nhắn tin Telegram. Trong đó, trang tin...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Nhiều cách ‘dụ’ trò mê sách

Phụ huynh đồng hành cùng conVới Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận Sơn Trà), có một phong trào thu hút không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cùng tham gia mang tên "Đằng sau thành công của con là bóng dáng của bố mẹ". Theo đó, qua nhóm Facebook do nhà trường lập, phụ huynh sẽ quay và đăng tải lên...

Mới nhất

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Bình Định hướng tới “làm thương hiệu” từ các giải đấu thể thao quốc tế

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định khẳng định tỉnh sẽ nỗ lực "làm thương hiệu" bằng việc tổ chức các giải thể thao quốc tế, tiếp sau các giải đua môtô nước và thuyền máy F1 tại Quy Nhơn năm nay.Bùng nổ cảm xúc với Giải đua môtô nước Aquabike World Championship tại Bình ĐịnhPhát...

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các...

Có một đời sống nhức buốt trong tranh của họa sĩ trẻ

Nhưng cuộc sống hôm nay dẫu nhiều mệt mỏi, vẫn còn đó những khoảng dịu dàng bé nhỏ. Những mảnh dịu dàng ấy cũng được một số họa sĩ trẻ nâng niu vẽ ra. Như khoảnh khắc cúi xuống...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm...

Mới nhất