Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhù hợp chương trình giáo dục mới

Phù hợp chương trình giáo dục mới

Tại hội nghị tổng kết công tác thi và thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vào cuối tháng 10 qua, Bộ GD-ĐT chính thức công bố không cộng điểm chứng chỉ nghề vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

CHƯƠNG TRÌNH CŨ: DẠY NGHỀ NHƯ “CƯỠI NGỰA XEM HOA”

Ông Huỳnh Văn Bình, Hiệu phó Trường THPT Hoàng Hoa Thám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho hay trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2006, môn nghề phổ thông được tổ chức ở lớp 10, 11 với các nghề như điện, tin học, nấu ăn, nhiếp ảnh… Đây là môn học không tính điểm trung bình trong đánh giá xếp loại nhưng là điều kiện đủ để xét hoàn thành chương trình THPT. Đặc biệt, theo quy định của Chương trình GDPT 2006, sau khi hoàn thành nội dung 105 tiết trong thời gian lớp 10, 11, nếu học sinh (HS) tham gia thi chứng chỉ nghề phổ thông thì sẽ được cộng điểm khuyến khích vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy mục tiêu của môn nghề được xác định là cơ hội để HS ứng dụng thực tế và giảm áp lực thi cử.

Bỏ cộng điểm nghề vào kết quả tốt nghiệp THPT: Phù hợp chương trình giáo dục mới- Ảnh 1.

Với Chương trình GDPT 2018, nghề phổ thông được thay bằng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên vì là bắt buộc nên một số HS chọn các môn nghề “dễ” như may vá, nấu ăn vì không muốn học những môn “khó” hơn, dù có tính ứng dụng như điện, tin học. Do đó, nhiều nhà trường cho rằng môn nghề phổ thông được tổ chức theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Bởi điều kiện, cơ sở vật chất để phục vụ việc thực hành không thể đáp ứng được đúng mục tiêu.

TỪNG LÀ MÔN “GIẢI CỨU” CHO HS XÉT TỐT NGHIỆP

Thực tế này khiến lãnh đạo các trường THPT cho rằng môn nghề không thực tế và thực chất vì HS không có nhu cầu. Và khi vào đời, chứng chỉ nghề phổ thông được cấp đó cũng không có giá trị khi tham gia vào thị trường lao động. Vì vậy, một hiệu phó thẳng thắn nói: “Môn nghề phổ thông là phương án “giải cứu” cho những HS gặp nguy hiểm với điểm thi tốt nghiệp THPT. Do vậy, HS có lực học khá, những trường tốp trên thường chỉ học cho xong và ngược lại HS có học lực thấp, những trường tốp dưới thường lựa chọn việc thi chứng chỉ sau khi hoàn thành nội dung môn học”.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết thời gian dạy môn nghề thường bị xếp vào các tiết phụ hoặc bố trí vào những khoảng thời gian mà nhà trường có thể sắp xếp, không được xem là phần thiết yếu trong chương trình. Thường thì các môn nghề bao gồm nấu ăn, may vá, sửa chữa điện dân dụng, trồng trọt và chăn nuôi, nhiếp ảnh…

Vị hiệu trưởng này nhìn nhận, đa số giáo viên dạy môn nghề gặp phải những khó khăn nhất định. Do thiếu trang thiết bị và điều kiện giảng dạy nên việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng không được đảm bảo. Trong khi đó, một số HS tỏ ra không quan tâm hoặc xem nhẹ vì các môn nghề không được tính điểm vào tổng kết. Với những em sống ở khu vực nông thôn, việc học các kỹ năng trồng trọt hay chăn nuôi đôi khi lại hữu ích và có ý nghĩa thiết thực cho cuộc sống. Còn ở khu vực thành thị, nhiều HS chỉ tham gia học cho có mà không thực sự hứng thú hoặc hiểu rõ giá trị của môn nghề.

Bỏ cộng điểm nghề vào kết quả tốt nghiệp THPT: Phù hợp chương trình giáo dục mới- Ảnh 2.

Nhà trường cũng cần giúp học sinh tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực, phù hợp

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

CHƯƠNG TRÌNH MỚI: THAY BẰNG KỸ NĂNG SỐNG

Trong 3 năm gần đây, với Chương trình GDPT 2018, nghề phổ thông đã không còn là môn học trong chương trình; thay vào đó là hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp. Hiệu trưởng nhiều trường cho hay, các trường đã cải thiện phương pháp dạy môn nghề trước đây để giúp HS có được những kỹ năng cần thiết hơn cho đời sống thực tế. HS cũng bắt đầu đón nhận môn học này với thái độ tích cực hơn.

Một số trường đã đưa môn nấu ăn, nhiếp ảnh, thủ công mỹ nghệ thành môn kỹ năng sống với sự đầu tư bài bản, thiết thực nên HS thích thú hơn.

Chính vì vậy, ông Huỳnh Thanh Phú nhấn mạnh: “Bộ GD-ĐT quyết định bỏ quy định cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề phổ thông khi xét tốt nghiệp từ năm 2025 không chỉ phù hợp với chương trình mà còn nhằm mục tiêu cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục”.

Theo ông Phú, trước hết việc này đảm bảo tính công bằng, vì trước đây điểm khuyến khích chứng chỉ nghề giúp nhiều HS có lợi thế trong xét tốt nghiệp nhưng không phản ánh chính xác năng lực học thuật và kiến thức chung. Do đó, việc bỏ điểm này giúp tạo ra sự công bằng hơn giữa các học sinh.

Bên cạnh đó, điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ giúp nâng cao chất lượng kỹ năng nghề cho HS. Việc bỏ cộng điểm là một phần của nỗ lực khuyến khích HS tập trung vào học nghề với mục tiêu thực sự nâng cao kỹ năng, thay vì chỉ để đạt điểm; hướng HS vào lựa chọn nghề nghiệp theo đam mê và nhu cầu thực tế, không phải vì lợi ích điểm số. Điều này góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn.

“Quyết định này là một phần trong lộ trình đổi mới GDPT, tập trung vào việc phát triển năng lực và phẩm chất của HS, thay vì chạy theo các tiêu chí điểm số không cần thiết; giúp các trường nghề phải thay đổi cơ sở hạ tầng, giáo trình, phương pháp để đảm bảo kỹ năng lành nghề cho HS một cách thực tế”, ông Phú nhận định.

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ quy định cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề phổ thông khi xét tốt nghiệp từ năm 2025 không chỉ phù hợp với chương trình mà còn nhằm mục tiêu cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM)

Nhà trường giúp HS tìm hiểu, dự báo
và lựa chọn nghề phù hợp

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn HS chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nguyên lý và nội dung giáo dục; góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, xu thế hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có những ảnh hưởng sâu rộng đến giáo dục và đời sống. Trong đó có những tác động tích cực cũng như nhiều khó khăn cho HS chuẩn bị tốt nghiệp THPT trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Do vậy, trong trường phổ thông, HS cần được nâng cao nhận thức về xu thế hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để có đủ hiểu biết sâu rộng, chính xác, toàn diện về xu thế đối với người lao động trong tương lai, từ đó giúp các em chuẩn bị tâm thế và có đủ dữ liệu đúng đắn. Nhà trường giúp HS THPT tìm hiểu, dự báo về nhu cầu nhân lực để có thể hiểu, đánh giá, ước tính về nhu cầu nhân lực đối với các ngành nghề trong tương lai. Giúp HS thể hiện nhận thức, kỹ năng, thái độ, thế giới quan – nhân sinh quan, đánh giá chính xác về bản thân (ước mơ, khát vọng, kỹ năng…) và khả năng đáp ứng trước nhu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, từng HS THPT phải tự nhận thức đưa ra quyết định về nghề nghiệp là trách nhiệm của bản thân chứ không thể là việc của cha mẹ, gia đình hay xã hội.

Đồng thời, theo nghiên cứu của Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, những vấn đề cần chú ý trong hoạt động hướng nghiệp cho HS trong nhà trường là định hướng sự chú ý của HS vào những ngành nghề kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước cần phát triển. Giúp HS hứng thú tìm hiểu và theo học các ngành, nghề mà địa phương, xã hội đang cần.

Nhà trường cũng cần giúp HS tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực, phù hợp.




Nguồn: https://thanhnien.vn/bo-cong-diem-nghe-vao-ket-qua-tot-nghiep-thpt-phu-hop-chuong-trinh-giao-duc-moi-185241105223849516.htm

Cùng chủ đề

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Bộ Giáo dục sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Bộ Giáo dục sẽ giám sát chặt các kỳ thi đánh giá năng lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước để bảo đảm kiểm tra, giám sát được chất lượng các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. ...

Có tình trạng “lạm phát điểm cao” trong thi tốt nghiệp THPT

(Dân trí) - Trong giai đoạn 2020-2024, tỷ lệ đậu tốt nghiệp liên tục tăng, năm 2024 là năm có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất với 99,4% học sinh đỗ tốt nghiệp. Thông tin được ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT nêu ra tại hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024.Theo đại diện Bộ GD&ĐT, từ năm 2020 kỳ thi tốt nghiệp THPT càng ngày càng được cải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cập nhật bầu cử Mỹ: Sơ tán điểm bỏ phiếu vì đe dọa có bom

Cuộc so kè quyết liệt, đến giờ vẫn không thể đoán định ông Donald Trump hay bà Kamala Harris sẽ đắc cử để trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo. 02:06 ngày 06/11/2024 Không khí bầu cử Mỹ từ vũ trụ Những phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 5.11 đăng hình ảnh hưởng ứng ngày bầu cử từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các phi hành gia mặc những chiếc áo mang màu sắc...

Khủng hoảng Gaza thêm trầm trọng giữa bế tắc đàm phán

Số người thương vong tại Dải Gaza tiếp tục tăng và khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ, trong khi các bên vẫn loay hoay tìm kiếm lệnh ngừng bắn. ...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi lái, hơn 300 phụ huynh bị xử phạt

Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị xử phạt hành chính do giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển. Ngày 5-11, Ban An toàn giao thông thành phố Biên Hòa cho biết đã kiểm tra, xử phạt hơn 300 phụ...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo

Khi quay trở lại lớp, nữ giáo viên phát hiện một số trẻ cầm các viên thuốc màu hồng, nghi là thuốc diệt chuột. Sở TT&TT tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức họp báo đột xuất về vụ việc 20 học sinh bị nghi ngộ độc thuốc diệt chuột xảy ra tại Trường Mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường (Lai Châu). Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường Vũ...

Đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam

NDO - Tại cuộc họp của Hội đồng điều hành Tổ chức Hành chính miền đông thế giới (EROPA) lần thứ 69 tổ chức tại Indonesia, đại diện Đoàn Việt Nam đã trình bày đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam. Đề xuất này nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đại diện của các quốc gia thành viên EROPA. Thông tin từ Học viện Hành chính Quốc gia...

Lớp học được mở trong… căn tin, ngoài vườn trường

Để dạy học trò môn hoạt động trải nghiệm, chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cô giáo tổ chức lớp học ở căn tin trường, để các em được quan sát, thực hành cách nhận biết thực phẩm an toàn. ...

Mới nhất

Giá chung cư trăm triệu/m2, ông lớn bất động sản dồn dập khoe lãi

Giá chung cư lên tới cả trăm triệu đồng/m2 ở ngoại thành, đất đấu giá cũng vọt lên cao ngất. Doanh thu môi giới tại một số doanh nghiệp địa ốc tăng mạnh. Liệu giao dịch bất động sản đã thực sự sôi động trở lại? Một loạt doanh nghiệp bất động sản vừa có báo cáo tài chính hợp...

Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ

Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ giới có thể bị nhầm lẫn với nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau như: đau bụng kinh, nhiễm khuẩn tiết niệu, hay đau bụng do viêm...

Chính sách đột phá giúp trả “món nợ cao tốc” cho vùng trũng ĐBSCL

(Dân trí) - 6 năm trước, nhiều đại biểu Quốc hội trăn trở về món nợ với ĐBSCL khi cao tốc kết nối nơi đây 10 năm vẫn chậm tiến độ. Nhưng với quyết sách mạnh mẽ, lời hứa cao tốc cho miền Tây đã được hiện thực hóa. Muốn biết hạ tầng giao thông có phát triển không, có...

Tin tức sáng 6-11: Giá USD ‘chợ đen’ tăng vọt; Lộ diện ‘ngôi sao’ tăng giá trên sàn chứng khoán

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội thảo luận về các nhóm chính sách lớn sửa Luật Đầu tư công; 10 tháng đầu năm, thu bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế tăng gần 13% so với cùng kỳ; Việt...

Thủ tướng mong mỗi kiều bào luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhân chuyến công tác tại nước này từ ngày 5-8/11.     Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân...

Mới nhất