Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPhòng ngừa rủi ro để tránh “sập bẫy” lừa đảo trong thương...

Phòng ngừa rủi ro để tránh “sập bẫy” lừa đảo trong thương mại quốc tế


ANTD.VN –  Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp Việt tham gia nhiều “sân chơi” lớn hơn, “luật chơi” khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn và phức tạp hơn. Theo Bộ Công Thương, tình trạng lừa đảo qua mạng không chỉ diễn ra ở khu vực Trung Đông, châu Phi mà ngày càng phổ biến và diễn ra ngay cả tại các thị trường lớn, có uy tín, mức độ rủi ro thấp như Mỹ, châu Âu (Hà Lan, Italia, Na Uy…).

Nhiều hình thức lừa đảo từ doanh nghiệp quốc tế

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay, số lượng các vụ lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam có liên quan đến Canada đang gia tăng nhanh chóng. “Trung bình mỗi tháng chúng tôi ghi nhận khoảng 10 vụ việc lừa đảo, liên quan đến một số chứng chỉ không có thật. Dù đã cảnh báo các doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng các vụ việc vẫn không giảm” – bà Trần Thu Quỳnh thông tin.

Doanh nghiệp cần thận trọng xác minh đối tác trước khi giao thương

Doanh nghiệp cần thận trọng xác minh đối tác trước khi giao thương

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo bà Trần Thu Quỳnh chủ yếu bắt nguồn từ 2 yếu tố. Một là từ phía sở tại, mặc dù hệ thống pháp luật của Canada khá minh bạch, rõ ràng để kiểm tra thông tin, các biện pháp chế tài xử lý vi phạm của Canada cũng tương đối mạnh mẽ nhưng thời gian qua, Canada cho phép nhập cư khá ồ ạt từ nhiều quốc gia khác nhau và đều ở trong độ tuổi lao động, do đó cấu trúc xã hội có những biến động. Yếu tố thứ hai là do thị trường toàn cầu khó khăn, các đơn hàng sụt giảm. Vì vậy, doanh nghiệp tìm kiếm các đơn hàng, khi nhận được các đơn hàng từ phía nước ngoài thì doanh nghiệp có xu hướng chủ quan. Đặc biệt khi nhận thấy các đơn hàng từ thị trường Canada thì doanh nghiệp cũng có sự tin cậy khá cao. Vì thế, doanh nghiệp có những sơ hở trong tiếp cận và soạn thảo hợp đồng.

Là một trong những thị trường cũng xảy ra nhiều vụ lừa đảo quốc tế, ông Nguyễn Duy Hưng – đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho biết, các vụ việc tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Ai Cập trong thời gian qua, cho thấy có 2 dạng tranh chấp chính. Thứ nhất là tranh chấp thương mại có phần yếu tố khách quan tại thị trường. Đây là tranh chấp khá phổ biến trong thời gian qua chủ yếu liên quan đến vấn đề chậm thanh toán của các ngân hàng do thiếu ngoại tệ. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không có nhiều lựa chọn khi hàng cập cảng nhưng bên mua không thể thanh toán tiền hàng theo hợp đồng cũng như không có được bất kỳ cam kết nào của ngân hàng về thời hạn thanh toán.

Khi đó, hàng hóa phải nằm chờ tại cảng dài ngày dẫn tới phát sinh chi phí lưu kho bãi, chất lượng hàng hóa xuống cấp chưa kể đến giá cả thay đổi trên thị trường dẫn đến tranh chấp về chia sẻ thiệt hại. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận giao hàng trước (nếu không muốn kéo hàng về hoặc bị hải quan phát mãi do quá thời hạn cho phép) và chuyển sang hình thức thanh toán trả chậm nhằm giảm thiểu tổn thất với hy vọng sẽ nhận được thanh toán đúng hạn.

“Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tranh chấp và gian lận thương mại là một vấn đề tồn tại trong giao dịch thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải tính đến. Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với nhiều đối tác hơn, sang nhiều “sân chơi” rộng hơn, “luật chơi” khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn hơn, phức tạp hơn”.

Bộ Công Thương

Thứ hai là trường hợp tranh chấp thương mại có dấu hiệu gian lận, lừa đảo. Tranh chấp này thường liên quan đến hợp đồng ký qua môi giới khi doanh nghiệp xuất khẩu không liên lạc trực tiếp với nhà nhập khẩu và mọi thông tin trao đổi đều phải qua người môi giới.

“Đã có trường hợp người môi giới giả danh thư của bên nhập khẩu gửi cho doanh nghiệp Việt Nam đề nghị chuyển các lô hàng sớm dẫn đến bên nhập khẩu không đồng ý nhận hàng do sai so với tiến độ giao hàng theo hợp đồng, buộc doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá gây thiệt hại không nhỏ. Trong khi hợp đồng ký với người môi giới không chặt chẽ, không có ràng buộc trách nhiệm về mặt thu hồi đủ tiền hàng nên tranh chấp phát sinh và bên xuất khẩu luôn phải gánh chịu phần thiệt hại. Ngoài ra, bên nhập khẩu còn có thể lấy lý do khó khăn, kinh doanh thua lỗ để yêu cầu nhận hàng trước và thanh toán tiền hàng sau thành nhiều đợt, tuy nhiên sau đó liên tục trễ hẹn và cuối cùng gây sức ép đòi giảm giá hoặc không thanh toán tiền hàng đợt cuối” – ông Nguyễn Duy Hưng nói.

Bộ Công Thương cho hay, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tranh chấp và gian lận thương mại là một vấn đề tồn tại trong giao dịch thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải tính đến. Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với nhiều đối tác hơn, sang nhiều “sân chơi” rộng hơn, “luật chơi” khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn hơn, phức tạp hơn. Các lừa đảo và tranh chấp mà doanh nghiệp thường phải đối mặt là do không có điều kiện kiểm tra kỹ lưỡng về đối tác, lựa chọn phương thức thanh toán chưa phù hợp hoặc có thể từ những “gài, cắm” đầy tính toán từ đối tác trong hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam vốn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, dù nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đứng hàng đầu thế giới nhưng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất thiếu kinh nghiệm về tranh chấp thương mại quốc tế. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt đã quá tin tưởng vào người môi giới. Qua khảo sát thực tế, Bộ Công Thương thấy tại nhiều hợp đồng, người môi giới soạn thảo rất đơn giản, thiếu nhiều điều khoản quan trọng nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận. “Đáng e ngại hơn, doanh nghiệp cũng đã bỏ qua khâu kiểm tra đối tác trong khi đây là một yêu cầu bắt buộc khi giao dịch với đối tác mới. Vì thế, doanh nghiệp không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro. Đặc biệt, lợi dụng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu đẩy mạnh xuất nhập khẩu nên có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong giao dịch” – đại diện Bộ Công Thương nói.

Theo Bộ Công Thương, tình trạng lừa đảo doanh nghiệp qua mạng không chỉ diễn ra ở khu vực Trung Đông, châu Phi mà ngày càng phổ biến và diễn ra ngay cả tại các thị trường lớn, có uy tín, mức độ rủi ro thấp như Mỹ, châu Âu (Hà Lan, Italia, Na Uy…).

Cách nào hạn chế rủi ro trong giao thương quốc tế?

Để hạn chế rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế, Bộ Công Thương đã nhiều lần cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các doanh nghiệp nước ngoài cần phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để bảo đảm an toàn nhất. Theo đó, các doanh nghiệp nên trao đổi với đơn vị tư vấn để hiểu rõ, nắm vững nội dung các điều khoản của hợp đồng, nghĩa vụ của mỗi bên, những trường hợp miễn trừ trách nhiệm, quy định về xử lý tranh chấp, bồi thường…

Còn theo ông Nguyễn Duy Hưng, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ai Cập trong giai đoạn hiện nay cần chú ý xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng về điều kiện giao nhận hàng, hình thức thanh toán và bổ sung điều khoản xử lý các phát sinh như trường hợp hàng hóa phải lưu tại cảng dài ngày do vấn đề chậm thanh toán từ phía đối tác nhằm giảm thiểu rủi ro khi thực hiện hợp đồng; hạn chế việc ký hợp đồng thông qua môi giới. Trường hợp ký hợp đồng với bên môi giới, cần làm rõ trách nhiệm của môi giới trong việc thu hồi đủ tiền hàng hoặc các điều kiện để thanh toán tiền hoa hồng. Các hợp đồng cần có điều khoản thanh toán trước ít nhất 30% giá trị theo thông lệ tại địa bàn. Đặc biệt, khi có bất cứ yêu cầu thay đổi từ nhà nhập khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra, xác thực lại thông tin người gửi và yêu cầu đối tác gửi văn bản chính thức để có cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham gia chương trình xúc tiến thương mại, dự hội chợ, triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao thương trực tiếp, trực tuyến, qua giới thiệu từ các cơ quan xúc tiến thương mại, thương vụ và bạn hàng quen thuộc; Thận trọng khi tìm kiếm bạn hàng qua mạng Internet hoặc giao dịch với đối tác chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam qua website.

Trong giao dịch, cần đề nghị đối tác cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu trang có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra; Không nên quá tin tưởng vào công ty môi giới dù làm việc lâu năm và cần kiểm tra thông tin đối tác nhập khẩu. Về phương thức thanh toán, doanh nghiệp nên dùng thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAD at sight) yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Do ngân hàng Algeria không cho phép chuyển tiền đặt cọc từ trong nước nên có thể đề nghị khách đặt cọc ngoài Algeria. Thỏa thuận, đề nghị khách thanh toán 100% tiền hàng (nếu được) trước khi tàu cập cảng Algeria để chủ động kiểm soát tiền hàng. Khi hàng vào cảng, nếu khách hay ngân hàng Algeria chậm thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng như Thương vụ để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết kịp thời, tránh tình trạng để hàng kéo dài tại cảng dẫn tới phát sinh chi phí kho bãi, tiền phạt và hải quan sở tại bán đấu giá sung công quỹ (theo quy định, sau khi hàng nằm tại cảng 81 ngày kể từ khi được dỡ khỏi tàu, hải quan Algeria sẽ tiến hành bán đấu giá).





Source link

Cùng chủ đề

15 ngày cuối tháng 12-2023: Có 30.560 trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Chiều 5-1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12-2023. Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn của Bộ Công an đã thông tin về kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu năm 2024 cũng như các vụ án trọng điểm. So với 15 ngày trước cao điểm, đợt cao điểm tấn công tội...

“Hiến kế” hỗ trợ doanh nghiệp Việt phòng, tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế

Hình thức lừa đảo rất tinh vi phức tạp Thông tin tại Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 11/2023 diễn ra với chủ đề “Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế" cho thấy, trong năm 2022, các doanh nghiệp toàn cầu đã phải chịu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo với...

Kinh nghiệm phòng chống gian lận thương mại từ đối tác nước ngoài

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cảnh báo rủi ro trong giao dịch thương mại An Giang: Tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại trên nền tảng số Bốc dỡ container tại cụm cảng Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 693/CĐ-TTg về việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE. Công điện nêu rõ: Một...

Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Với sự vào cuộc trách nhiệm và đồng bộ của các lực lượng chức năng, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Một số vụ việc quy mô lớn, có tính chất nghiêm trọng đã được phát hiện và xử lý kịp thời, góp phần làm trong sạch thị trường hàng hóa và gia tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.Lực lượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gần 2 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán trong phiên thị trường giảm sâu

18/03/2024 16:27 Nhật Linh In bài ANTD.VN - Không chỉ biến động mạnh về chỉ số, thị trường chứng khoán hôm nay còn bất ngờ chứng kiến dòng tiền đổ vào mạnh mẽ với gần 48.000 tỷ đồng được giao dịch trên 3 sàn, cao nhất trong vòng 28 tháng qua. Thị trường chứng khoán hôm nay chịu áp lực bán mạnh. Chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi mở cửa, trên 3 sàn đã ngập sắc đỏ. Đà giảm lan tỏa...

Công bố chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024”

18/03/2024 14:58 Hà Linh In bài ANTD.VN -  Chương trình “Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024” sẽ thúc đẩy các ý tưởng và tận dụng các cơ hội trong ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Nhiều ý tưởng sáng tạo được vinh danh tại chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam ...

Giá vàng chịu áp lực bán, tiếp tục giảm sáng đầu tuần

18/03/2024 10:02 Nhật Linh In bài ANTD.VN - Giá vàng tiếp tục gặp áp lực chốt lời và giảm trên thị trường thế giới, theo đó giá vàng trong nước cũng điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần. Trong tuần trước, giá vàng trong nước đã có tuần giảm đầu tiên trong tháng 3 với vàng SJC giảm khoảng 300 nghìn đồng/lượng cả tuần và vàng 9999 giảm tới 1,6 triệu đồng/lượng. Sự sụt giảm của giá vàng trong nước chủ yếu...

Bài đọc nhiều

CEO IPPG nhận giải ‘Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024’

Bà Lê Hồng Thủy Tiên - CEO IPPG - cùng bảy nhân vật được vinh danh "Nữ doanh nhân xuất sắc TP HCM 2024", ngày 22/3 Lễ vinh danh chủ đề "Khi hoa hồng hóa kim cương" diễn ra tại TP HCM, với sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TPHCM, bà Nguyễn Thị Lệ - Chủ tịch HĐND TP HCM, bà Hà Thị Nga -...

Cảng hơn 14.200 tỉ đồng tại Quảng Trị chính thức thi công sau 5 năm khởi công

Theo kế hoạch và phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 từ năm 2018-2025 sẽ xây dựng hoàn thành, đưa vào khai thác 4 bến cảng, diện tích 133,67 ha, đến năm 2031 đưa vào khai thác 7 bến và đến năm 2036 là 10 bến.Tại lễ triển khai thi công, nhà đầu tư đưa ra cam kết, quyết tâm đến cuối năm 2025 hoàn thành từ 2 đến 4 bến cho tàu có trọng tải đến 100.000...

Vì sao nhiều phụ huynh cho trường quốc tế vay hàng tỷ đồng không lãi?

Miễn học phí 12 năm - cao hơn mức lãi đầu tư bất động sản, vàng, trái phiếu - khiến phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay 3-5 tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều phụ huynh chật vật đòi lại số tiền đã cho trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vay nhưng bất thành. Năm 2018, AISVN triển khai hợp đồng vay vốn cho phụ huynh với số tiền 2-5 tỷ đồng. Đây là các khoản...

Nhà đầu tư lo mất cơ hội vì công ty chứng khoán gặp sự cố

Thị trường lao dốc cuối phiên, cổ phiếu mà Thuỳ Linh nắm giữ cũng giảm mạnh nhưng cô không cách nào đăng nhập được tài khoản mở tại VNDirect để thoát hàng. Thùy Linh tự nhận mình là người "nghiện" giao dịch, bởi thời gian quay vòng vốn của cô chỉ tính bằng ngày. Những phiên gần đây là thời điểm ưa thích của Linh, bởi thị trường biến động. Vừa lướt sóng T+ trên thị trường cơ sở,...

Sự cân nhắc rủi ro được đưa lên hàng đầu

Thị trường chứng khoán trải qua một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số hồi phục và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần giúp VN-Index chạm mốc 1.280 điểm. Kết tuần, VN-Index tăng 18,02 điểm, tương đương 1,43% so với tuần trước lên 1.281,8 điểm. HNX tăng 0,89% lên 241,68 điểm. Cổ phiếu ngân hàng trở lại dẫn dắt thị trường với nhiều mã tăng mạnh, vượt đỉnh, thanh...

Cùng chuyên mục

Chứng khoán cần thêm nhiều trợ lực để tạo xu thế tăng điểm

Thanh khoản bùng nổThị trường chứng khoán trong tuần qua đã chứng kiến sự tham gia rất mạnh của dòng tiền, đặc biệt là trong phiên 18.3.2024, thị trường đã đạt tổng giá trị giao dịch khớp lệnh lên tới 48.000 tỉ đồng, tương đương 1,8 tỉ USD.Dòng tiền lan toả mạnh trên thị trường chứng khoán theo phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia chứng khoán chủ yếu đến từ việc đáo hạn của các tài...

FiinGroup: ‘Chi tiêu cho giáo dục tư nhân tăng nhanh’

Chi tiêu cho giáo dục tư nhân liên tục tăng trong hơn 5 năm qua và dư địa đầu tư vào lĩnh vực này vẫn rộng mở, theo FiinGroup. Báo cáo "Giáo dục Việt Nam: Nhu cầu giáo dục tư nhân gia tăng" do Hãng dữ liệu và xếp hạng tín nhiệm FiinGroup vừa công bố cho biết chi tiêu cho giáo dục tư nhân đang tăng nhanh, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và...

LPBank dự kiến mua hơn 20 triệu cổ phiếu Chứng khoán LPBank

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB) mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt việc thực hiện quyền mua cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu của CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS). Theo đó, số lượng cổ phiếu thực hiện quyền mua là hơn 20 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị mua hơn 200 tỷ đồng. LPBank cũng thông tin thêm, trong trường hợp...

Kỳ vọng từ mô hình “hai nước, một khu kinh tế”

Việc hình thành Khu Kinh tế thương mại đặc biệt xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan hứa hẹn là “làn gió mới”, điểm đến mới của các nhà đầu tư; tạo cơ hội mới cho cư dân hai bên biên giới trong phát triển kinh tế, xã hội; đưa Lao Bảo - Densavan trở thành “địa chỉ vàng”, sôi động trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC).Sớm nở, tối tàn Năm...

OCB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 66% so với năm 2023

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch...

Mới nhất

Phối hợp đẩy nhanh các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần thứ 4, quý I/2024 diễn ra ngày 15/3 tại tỉnh Đồng Nai, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là đẩy nhanh...

USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam

(ĐCSVN) - Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power cho biết, USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam và khẳng định USAID sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược...

Hậu “Pháo” chi phối, gây sức ép một số cựu lãnh đạo Vĩnh Phúc

Sáng 26/3, Bộ Công an tổ chức Họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác quý I/2024. Trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) cho biết, vụ án này được...

‘Shark’ Thủy là ai, kinh doanh ra sao dẫn đến nợ học phí?

Thời điểm sau dịch COVID-19 cũng là lúc Apax Leaders bắt đầu đối mặt với những thách thức về tài chính "hụt" nguồn thu học phí trong thời gian nghỉ dịch, trả lương giáo viên, duy trì hệ...

Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng Ngày Thể thao Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2024), sáng 26/3, đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, dẫn đầu đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương, tới thăm và chúc mừng Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo...

Mới nhất