Trang chủNewsNhân quyềnPhòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững

Phòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững


thientai-hue-1.jpg
Ông Đặng Văn Hòa

PV: Xin ông cho biết, tình hình thiên tai diễn ra trên địa bàn tỉnh những năm gần đây?

Ông Đặng Văn Hòa: Do yếu tố địa hình và vị trí đặc biệt về địa lý nên hàng năm Thừa Thiên – Huế thường chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Lũ lụt là thiên tai cực kỳ nguy hiểm có cường suất lớn, sức tàn phá khốc liệt, hàng năm gây nhiều thiệt hại cho Thừa Thiên – Huế, điển hình như: bão Cecil 1985, lũ lịch sử 1999, bão Xangsane 2006, bão Ketsana 2009, bão Damrey 2017, mưa lũ 2020.

Trong bối cảnh chung của tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu (BĐKH), tỉnh Thừa Thiên – Huế là nơi đang chịu nhiều tác động do BĐKH. Những hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng xảy ra khắc nghiệt cả về độ lớn và tần suất xuất hiện.

Năm 2020, thiên tai tại tỉnh Thừa Thiên – Huế diễn ra dị thường, khốc liệt, không theo quy luật. Bão, lũ xảy ra liên tiếp, với quy mô rộng lớn, cường độ rất mạnh và gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân trên địa bàn. Tính riêng địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của 3 cơn bão (số 5, số 9, số 13), hoàn lưu của 4 cơn bão (số 6, số 7, số 8, số 12) gây ra sức gió cấp 11-12 giật cấp 14-15, kèm theo mưa với 8 đợt mưa rất lớn trên diện rộng. Trong năm 2020 thiên tai làm 41 người chết, 11 người mất tích, thiệt hại 2.273 tỷ đồng.

thientai-hue-2.jpg
Trồng rừng ngập mặn giúp phòng chống thiên tai và tạo sinh kế cho người dân

Năm 2021,  Thừa Thiên – Huế chịu ảnh hưởng của 16 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường đã gây ra 8 đợt rét, vùng núi có rét đậm, rét hại; 10 đợt nắng nóng diện rộng; 13 đợt mưa diện rộng và mưa lớn diện rộng; ảnh hưởng trực tiếp của 5 hoàn lưu bão và 1 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trong năm 2022, có 7 cơn bão và 2 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong số đó có 3 cơn bão ảnh hưởng đến thời tiết của tỉnh, 21 đợt không khí lạnh; 16 đợt nắng nóng; 10 đợt mưa lớn diện rộng và 2 đợt mưa lớn cục bộ. Trong 5 tháng đầu năm 2023, tại Thừa Thiên – Huế đã ảnh hưởng của 8 đợt không khí lạnh có cường độ trung bình đến mạnh; 6 đợt nắng nóng, 2 đợt mưa lớn…

PV: Trước tình hình trên, tỉnh đã có những giải pháp nào để nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai, tạo sinh kế bền vững giúp người dân phát triển kinh tế?

Ông Đặng Văn Hòa: Là vùng thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai nên công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm. Hàng năm, các cấp đều xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp mình, xây dựng các kịch bản để ứng phó. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp, các ngành và người dân nên đã hạn chế được tối đa thiệt hại về bão lũ gây ra. Qua công tác thực tiễn về phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, tỉnh rút ra một số giải pháp.

Cụ thể, triển khai Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai tuân thủ theo phương châm “4 tại chỗ”, gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

thientai-hue-3.jpg
Xây kè chống sạt lở tại Thừa Thiện – Huế

Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo mưa, kịp thời, chính xác về hình thế phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo vận hành các hồ chứa nước. Trồng rừng và bảo vệ rừng (rà soát quy hoạch 3 loại rừng để tích hợp quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, theo đó những diện tích có nguy cơ sạt lở cao sẽ chuyển sang quy hoạch rừng phòng hộ để tăng cường chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường trồng rừng phòng hộ đa loài để tăng thảm thực vật góp phần bảo vệ, giữ đất; cập nhật các khu vực có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh, đề xuất các giải pháp phòng tránh).

Thực hiện các giải pháp công trình, như chương trình nâng cấp hạ tầng nông thôn ở một số khu vực trọng điểm. Sửa chữa nâng cấp một số công trình giảm lũ như kè, cống, trạm bơm. Xây dựng một số công trình giảm lũ: nạo vét sông ngòi, phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển. Chương trình tái thiết và giảm nghèo cho người dân sống ở ven biển và đầm phá. Xây dựng các trung tâm ứng cứu ở vùng ngập úng. Chương trình xây dựng chỗ trú ẩn tàu thuyền và cảng cá. Xây dựng công trình cấp nước nông thôn…

PV: Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện những giải pháp nào trong phòng chống thiên tai để tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương?

Ông Đặng Văn Hòa: Hiện nay, Sở NN&PTNT đang tham mưu cho UBND tỉnh rà soát Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực hiện Chương trình mục tiêu “Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư”.

thientai-hue-4.jpg
Các mô hình VietGap giúp bà con phát triển kinh tế

Tỉnh đã và đang thực hiện các chương trình, dự án, mô hình góp phần phòng chống thiên tai để tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Cụ thể, Dự án nâng cao an toàn 12 hồ chứa nước, đập trên địa bàn tỉnh với kinh phí 245 tỷ đồng. Đầu tư nâng cấp đập Cửa Lác ở hạ lưu sông Ô Lâu với kinh phí khoảng 600 tỷ đồng (Đập Cửa Lác có nhiệm vụ ngăn mặn giữ ngọt cho khoảng hơn 5.500 ha lúa của 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế).

Nghiên cứu bổ sung thêm giải pháp giảm lũ cho hạ du lưu vực sông Ô Lâu giữa hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bằng biện pháp đầu tư công trình phân lũ từ sông Ô Lâu đổ ra Cửa Việt (Quảng Trị). Dự án tiêu thoát lũ vùng hạ du và chống bồi lắp cửa biển. Nạo vét các trục thủy đạo ở hạ lưu sông Hương (bao gồm các chi lưu, kênh, hói), sông Bồ, sông Truồi để tăng khả năng tiêu thoát lũ, kinh phí ước khoảng 500 tỷ đồng.

Xây dựng công trình chống xói lở bờ sông (60 km), chống sạt lở bờ biển (20 km). Dự án xây dựng mới, cải tạo mở rộng và nâng cấp hệ thống các cống trên đê ngăn mặn ven Phá Tam Giang – Cầu Hai để tăng khả năng thoát lũ, chống úng, ngập bảo đảm sản xuất nông nghiệp; kinh phí ước khoảng 500 tỷ đồng. Các công trình chỉnh trị ổn định, chống bồi lấp cửa biển Thuận An, Tư Hiền, cửa biển Lạch Giang, cửa sông Bù Lu. Đầu tư hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo sớm cho vùng hạ du các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện.

Tỉnh tiếp tục duy trì các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ sản xuất theo tiểu chuẩn VietGAP. Điển hình là các mô hình rau má Quảng Thọ, rau Quảng Thành, hành lá Hương An, mô hình sản xuất cam Nam Đông, nuôi cá lồng theo quy trình VietGAP. Đẩy mạnh sản xuất và quảng bá các sản phẩm sản phẩm OCOP. Ngoài ra, một số mô hình về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn đang từng bước phát triển mang lại điều kiện sống cũng như sinh kế của người dân…



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Quy định các biện pháp đặc thù về sử dụng đất nông nghiệp Luật Thủ đô 2024 phân quyền mạnh mẽ cho HĐND TP Hà Nội quy định các biện pháp đặc thù về sử dụng đất nông nghiệp. Áp dụng ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, về thuế suất thuế thu nhập DN. Thu hút nhà đầu tư chiến lược vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển khu...

Sáng kiến tái chế chai lọ thủy tinh hướng tới tương lai bền vững cho Việt Nam

Tại Việt Nam, tỷ lệ tái chế thủy tinh vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 15%, trong khi tỷ lệ tái chế các vật liệu khác như lon nhôm và chai nhựa cao hơn, lần lượt là 70% và 32 - 45%. Thực trạng này đặt ra những thách thức lớn nhưng cũng mở...

Phát triển du lịch xanh và bền vững tại Cà Mau

Cà Mau, vùng đất đa dạng và phong phú của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm rừng ngập mặn, đồng bằng, hệ thống sông ngòi và bãi bồi ven biển, là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch xanh, bền vững. Du lịch sinh thái không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì cân bằng môi trường và bảo vệ các giá trị...

Chiến lược vận hành an toàn và bền vững cho ngành ngân hàng

NDO - Ngày 29/10, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn IEC phối hợp tổ chức Hội thảo và Triển lãm Smart Banking 2024 với chủ đề “Định hình tương lai số cho ngành ngân hàng: Chiến lược vận hành an toàn và bền vững”. Sự kiện được tổ chức với mục tiêu kết nối những lãnh đạo và chuyên...

Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn

Ngày 14-10, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, đồng thời tổ chức Tọa đàm “Cơ hội và thách thức trong triển khai kinh tế tuần hoàn”. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, PGS-TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, cho biết, bên cạnh những khó khăn về thể chế, tài chính,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điều động Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ mới

Ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông được điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông. Ngày 15/11, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố 6 quyết định của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác cán bộ.Tại Quyết định số 1575-QĐ/TU, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Nông quyết định cho thôi giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình ‘Hồ Chí Minh

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo...

Xây dựng văn bản pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật Bộ TN&MT

Từ ngày 14 đến ngày 16/11, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật của Bộ TN&MT. ...

HĐND TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp cuối năm

(TN&MT) - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND thành phố khóa XVI, ngày 15/11, Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức các Tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc với cử tri các quận, huyện trên địa bàn. ...

Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ sinh kế, việc làm giúp phòng chống tái nghiện ma tuý ở Đà Nẵng

Có việc làm, thu nhập ổn định đã giúp nhiều người sau cai nghiện ma tuý ở Đà Nẵng tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, UBND các phường, xã đã lập hồ sơ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 34 người. Cơ sở xã hội Bầu Bàng tiếp nhận đưa vào cắt cơn nghiện, tổ chức...

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Thêm 9 hài cốt liệt sĩ được tìm kiếm, cất bốc và quy tập trên đất nước bạn Lào

Sau 21 ngày xuất quân thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào mùa khô 2024-2025. Đến nay, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã tìm kiếm, cất bốc và quy tập được 9 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào. ...

Triển khai xóa hàng nghìn nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Lắk

Tổng số hộ cần được xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Đắk Lắk là 9.569 hộ nghèo và cận nghèo. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg, ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.Theo đó, phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 3 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ...

Cùng chuyên mục

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự thảo cải cách hiến pháp về bình đẳng giới sau khi được Nghị viện và 26 cơ quan lập pháp địa phương thông qua.

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới

Từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới, và xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trong dịp này Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã trao vốn đồng hành cùng phụ nữ biên cương cho 13 phụ nữ nghèo của huyện biên giới Ea Súp với tổng...

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” lần thứ 3 sắp diễn ra tại...

Giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hồ Thiền Quang, Hà Nội vào ngày 8/12.

Mới nhất

Phấn đấu hiện thực khát vọng xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia

(ĐCSVN) – Tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu, kết quả nổi bật của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trên chặng đường 30 năm qua; đồng thời mong muốn các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và TP Đà Nẵng tiếp tục dành cho ĐHĐN sự...

Triệt phá đường dây ma túy từ Campuchia, thu giữ 58kg tang vật

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04) Công an tỉnh Tây Ninh thông tin đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Phạm Văn Tiến (36 tuổi) và Đặng Thanh Tuấn (44 tuổi) - cùng ngụ tại tỉnh Đồng Nai, về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.Qua...

Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?

Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26.10 đã phá hủy một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật...

APEC giữ vững ‘ngọn cờ’ tự do hóa thương mại

Nền kinh tế thế giới đang đòi hỏi một định hình mới và tiến trình này trước hết sẽ diễn ra tại APEC - khu vực đang dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu.

Đường sắt tốc độ cao chưa xây, giá đất ở Hà Nội đã tăng mạnh ‘ăn theo’

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến có 23 ga, trải dài 20 tỉnh thành trên cả nước. Theo quy hoạch, tổ hợp ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, sẽ được xây dựng trong khoảng 1,5km2 trên tổng diện tích 1,7km2. Thông tin trên khiến thị trường...

Mới nhất