Trang chủDestinationsThái BìnhPhòng, chống tác hại của thuốc lá: Cần sự vào cuộc từ...

Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Cần sự vào cuộc từ nhiều phía


Đến nay, tròn 10 năm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) có hiệu lực, thế nhưng tình trạng hút thuốc lá ở nơi có quy định cấm vẫn diễn ra; việc mua thuốc lá vẫn dễ dàng mọi lúc, mọi nơi đặt ra thách thức đối với các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong công tác PCTHCTL. Nhân ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, phóng viên Báo Thái Bình có cuộc trao đổi với bác sĩ Lưu Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Ủy viên thư ký Ban Chỉ đạo PCTHCTL tỉnh về kết quả PCTHCTL, hệ lụy do hút thuốc và giải pháp PCTHCTL thời gian tới.

Nhân viên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.

Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết những kết quả đạt được trong công tác PCTHCTL trên địa bàn tỉnh?
Bác sĩ Lưu Thị Ánh Tuyết: Từ khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được ban hành và có hiệu lực đến nay, công tác PCTHCTL đã được triển khai tương đối đồng bộ trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-UBND về việc tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và kế hoạch PCTHCTL hàng năm, thành lập đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành về thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay với sự hỗ trợ của Quỹ PCTHCTL (Bộ Y tế), các hoạt động PCTHCTL trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực, đạt hiệu quả rõ rệt.

Kết quả nghiên cứu về PCTHCTL trên địa bàn tỉnh cho thấy, nếu như năm 2015 tỷ lệ hút thuốc nam giới là 47,2%, nữ giới là 0,5% thì đến năm 2018 tỷ lệ này ở nam là 45,3%, ở nữ là 0,4%, giảm 1,9% ở nam và 0,1% ở nữ. Đến nay, 90 – 95% sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo PCTHCTL và có kế hoạch xây dựng môi trường không khói thuốc (tăng 26% so với năm 2015); 100% cơ quan, đơn vị đã đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ; 94% cơ quan, đơn vị có gắn biển báo cấm hút thuốc lá; 100% trường học, bệnh viện đưa hoạt động PCTHCTL vào kế hoạch, báo cáo năm, ký cam kết thực hiện môi trường không khói thuốc, đưa nội dung PCTHCTL vào quy chế thi đua, khen thưởng; 100% bệnh viện đã treo các pa nô, biển báo về cấm hút thuốc lá. Toàn tỉnh đã xây dựng được mô hình điểm về PCTHCTL và nhân rộng thêm ở 8 bệnh viện, 95 trường học, 78 địa phương. Tỷ lệ người bỏ hút thuốc lá năm 2021 – 2022 tại các sở, ban, ngành đạt 8,6%, riêng ngành y tế đạt 28,9%.

Phóng viên: Năm nay, ngày Thế giới không thuốc lá có chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”.Thái Bình có những hoạt động gì để hưởng ứng ngày này, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Lưu Thị Ánh Tuyết: Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay nhằm kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng; mối liên hệ giữa sử dụng, trồng cây thuốc lá và đói nghèo; kêu gọi bỏ thuốc lá để tăng chi cho thực phẩm.

Ban Chỉ đạo PCTHCTL tỉnh đã có công văn chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 – 31/5/2023, đề nghị tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật, kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng… Các ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh tích cực hưởng ứng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về PCTHCTL. Cùng với việc phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều địa phương còn treo khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tổ chức cuộc thi vẽ tranh, hội nghị tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, biểu diễn tiểu phẩm về PCTHCTL.

Phóng viên: Quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc, nhà hàng, trên các phương tiện giao thông công cộng đã được ban hành từ lâu, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra. Phải chăng việc xử phạt chưa kiên quyết hay còn khó khăn, vướng mắc gì khi triển khai, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Lưu Thị Ánh Tuyết: Cũng như nhiều tỉnh, thành phố, tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc và nơi công cộng ở Thái Bình tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến. Một số cơ quan, địa phương, việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá còn mang tính hình thức, chưa gắn với phong trào thi đua và chương trình xây dựng nông thôn mới. Ở một số nơi, lãnh đạo còn hút thuốc, chưa nêu gương của người đứng đầu nên việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa nghiêm túc. Bên cạnh đó, công tác giám sát, kiểm tra chủ yếu mới dừng ở mức độ tuyên truyền, nhắc nhở, chưa quyết liệt xử lý vi phạm hoặc có xử phạt nhưng rất ít, mới có một số bệnh viện thực hiện phạt hành chính. Các trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá như hút thuốc lá tại nơi công cộng, tại cổng trường học, người nhà đi thăm bệnh nhân… vẫn còn. Một số địa phương chưa đưa nội dung hạn chế hoặc cấm hút thuốc lá tại lễ hội, đám cưới, đám tang vào quy ước, hương ước… Các yếu tố trên khiến công tác PCTHCTL của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.

Phóng viên: Không chỉ thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử đang len lỏi vào các trường học. Xin bác sĩ cho biết những tác hại của thuốc lá điện tử?
Bác sĩ Lưu Thị Ánh Tuyết: Gần đây, tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên hút thuốc lá điện tử có chiều hướng gia tăng. Thuốc lá nói chung, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng nói riêng đều có hại cho sức khỏe. Hậu quả và hệ lụy khi sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch, đột quỵ, vô sinh, hiếm muộn… Nicotine có trong khói thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thanh thiếu niên, làm suy yếu sự trưởng thành não bộ, nghiêm trọng là nghiện, rối loạn nhận thức, tâm thần và cảm xúc, giảm khả năng học tập. Phơi nhiễm Nicotine tác động bất lợi cho sức khỏe bà mẹ và bào thai trong thời kỳ thai nghén, gây ra đẻ non, thai chết lưu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với sự phát triển não bộ bào thai. Ngoài ra, hút thuốc lá có thể còn gây cháy, nổ, tai nạn thương tích…

Phóng viên: Để thực hiện hiệu quả công tác PCTHCTL cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và sự đồng tình hưởng ứng từ mỗi người dân. Theo bác sĩ, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và người dân cần phải làm gì?
Bác sĩ Lưu Thị Ánh Tuyết: PCTHCTL là hoạt động phải được duy trì thường xuyên, liên tục, lâu dài. Thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị cần tiếp tục triển khai các giải pháp theo kế hoạch PCTHCTL của tỉnh. Ngoài công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cần tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ các sở, ban, ngành, huyện, thành phố và mạng lưới tuyên truyền viên trong việc thực thi Luật, nhất là việc thực hiện không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc. Cùng với đó, kiện toàn ban chỉ đạo PCTHCTL các cấp, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm tại địa điểm đã có quy định cấm trưng bày, bán thuốc lá, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tài trợ, các trường hợp kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Tiếp tục đưa nội dung PCTHCTL vào quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị, nêu cao vai trò người đứng đầu trong việc gương mẫu thực hiện không hút thuốc lá tại nơi có quy định cấm; đưa việc hạn chế hoặc cấm hút thuốc lá tại lễ hội, đám cưới, đám tang vào hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; gắn với các phong trào thi đua; có lộ trình từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây hoa màu khác ở địa phương trồng cây thuốc lá.

Ngành y tế tăng cường tư vấn cai nghiện thuốc lá trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh và xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại bệnh viện… Mỗi người dân cần nâng cao nhận thức và nói không với thuốc lá vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, xây dựng môi trường không khói thuốc lá vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Hoàng Lanh
(thực hiện)





Source link

Cùng chủ đề

Điều động, bổ nhiệm một số lãnh đạo tại Hà Nam, Nam Định, Thái Bình

Kinhtedothi - Ngày 26/11, tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh này đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Tại tỉnh Hà Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này quyết định ông Trần Đức Thuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Lý Nhân thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Lý...

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thái Bình

Trò chuyện với cán bộ, nhân dân thôn Trung, ông Trần Cẩm Tú mong muốn bà con trong thôn đoàn kết, chung sức xây dựng xóm làng của mình “giàu về kinh tế, vững về chính trị, đẹp về văn hóa; xanh, sạch về môi trường” ...

tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai

Kinhtedothi - Ngày 13/11 tại Thái Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản...

Khẩn trương đề xuất sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội việc sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. ...

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm “nóng” Nghị trường, Bộ trưởng Y tế mong muốn có Nghị quyết cấm

(TN&MT) - Trả lời chất vấn đại biểu chiều 11/11, Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là đối với giới trẻ. Đồng thời, người đứng đầu ngành Y tế đề xuất có Nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

34 tác phẩm được trao giải Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024” tạo cơ hội cho người dân cả nước, bà con kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và tâm huyết của mình trong việc sáng tác ảnh và video quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia phồn vinh, hạnh phúc;...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Bài đọc nhiều

Quỳnh Phụ: Miền quê của những lễ tục cổ truyền đặc sắc

Địa danh huyện Quỳnh Phụ xuất hiện trên bản đồ hành chính Việt Nam từ ngày 17/6/1969, trên cơ sở sáp nhập huyện Quỳnh Côi và huyện Phụ Dực, vốn là hai huyện nằm trên dải đất cổ có bề dày truyền thống văn hóa, văn hiến, “sùng văn chuộng võ” và là một huyện có nhiều lễ hội cổ truyền với những lệ tục cổ xưa cùng những trò chơi, trò diễn đặc sắc, độc đáo vào...

Cam kết mới về tài chính khí hậu

Cam kết mới về tài chính khí hậu ...

Quyết Chiến vô địch World Cup billiard

Quyết Chiến vô địch World Cup billiard ...

Tân Tổng thống Latvia tuyên thệ nhậm chức

Tân Tổng thống Latvia tuyên thệ nhậm chức ...

Phòng ngừa trẻ chảy máu cam mùa nắng nóng

Khi gặp thời tiết nắng nóng, cơ thể bị mất nước, dễ sung huyết niêm mạc vùng mũi khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em dễ bị chảy máu cam. Sử dụng nhiều thực phẩm bổ sung vitamin cho ngày hè nắng nóng. Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thục Như, Khoa Tai Mũi...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối

Lễ hội đền thờ bà chúa Muối là một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Thái Bình, được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng 4 âm lịch tại đền thờ bà chúa Muối, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao to lớn của bà chúa Muối, người đã có công dạy cho dân làng nghề làm muối. Lễ hội đền...

Hồn chèo làng Khuốc – cái nôi của hát chèo Thái Bình

Làng Khuốc thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình là cái nôi của hát chèo. Chiếng chèo Khuốc ra đời từ rất sớm và được khẳng định là một trong những nôi chèo của Thái Bình, chèo Khuốc từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Tại đây còn lưu giũ được khá nhiều tích chèo cổ do tổ tiên mình sáng tác hoặc cải biên,...

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Mới nhất

Việt Nam có 11,8 triệu ha đất đang bị sa mạc hoá

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra khiến 11,8 triệu ha đất của nước ta đang bị sa mạc hoá. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất bị suy thoái nặng, 3,8 triệu ha đất suy thoái trung bình và 6,8 triệu ha đất suy thoái...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Tăng về chất, “giữ chân” người tài

Tinh gọn bộ máy không chỉ là việc giảm thiểu số lượng cán bộ, công chức hay cắt giảm bộ phận, mà là một cuộc cách mạng thay đổi về chất, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu trong bối cảnh phát triển của xã hội và nền kinh tế.

Mới nhất