Trang chủKinh tếNông nghiệpPhó Thủ tướng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên nêu cao tinh...

Phó Thủ tướng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên nêu cao tinh thần “7 dám” trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia


Ngày 6/8, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 với các địa phương Vùng Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội khóa XV trong 7 tháng đầu năm 2024, khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Nêu cao tinh thần “7 dám”

Theo Thông báo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương có ý kiến như sau: 5 tỉnh Vùng Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông đã hoàn thành việc kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh và ban hành, sửa đổi, bổ sung cơ bản đầy đủ các văn bản, cơ chế, chính sách để quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đặc biệt là các văn bản để triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội khóa XV. 

Các địa phương đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các cấp chính quyền đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đến nay 5 tỉnh Vùng Tây Nguyên đã phân bổ 99% kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 và 100% dự toán vốn sự nghiệp năm 2024; ước giải ngân 7 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 46% kế hoạch vốn đầu tư, cao hơn 3% so với bình quân chung của cả nước và 9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các địa phương vùng Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn rất thấp (khoảng 4,4% kế hoạch); một số cơ chế đặc thù trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn vướng mắc về quy trình, thủ tục trong thực tiễn triển khai; năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi ở một số nơi còn hạn chế; đâu đó còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ và thực hiện các nội dung đã được phân cấp, phân quyền…

Phó Thủ tướng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên nêu cao tinh thần

Đến nay, kết quả triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các địa phương vùng Tây Nguyên vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn rất thấp, khoảng 4,4% kế hoạch.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương liên quan đến đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương; trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

UBND các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông chủ động, quyết liệt hơn nữa, nêu cao tinh thần 7 dám: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung” của người đứng đầu các cấp chính quyền, sở, ban chuyên môn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo thẩm quyền đã được phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong công tác giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Tích cực phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nhân rộng các mô hình đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn, áp dụng linh hoạt, sáng tạo các quy trình, thủ tục hành chính và các nội dung đã được Trung ương quy định rõ ràng, hướng dẫn cụ thể và các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã trả lời tại Hội nghị ngày 2/8/2024 trong tổ chức triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; khẩn trương tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và đề xuất các kiến nghị, giải pháp tháo gỡ cụ thể theo nguyên tắc tập trung giải ngân tối đa các nguồn vốn đã giao, gửi về Văn phòng Chính phủ trước 17 giờ 00 ngày 9/8/2024.

Xử lý dứt điểm vướng mắc của các địa phương

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, đề xuất giải pháp cụ thể để xử lý, trả lời kiến nghị của các địa phương nêu trên, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trước ngày 14/8/2024; theo dõi, đôn đốc việc trả lời kiến nghị của các địa phương và tổng hợp, định kỳ hằng tuần báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, chỉ đạo.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội khóa XV để đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm theo đúng nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 10/7/2024; đồng thời dự thảo Bộ quy trình, thủ tục hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế đặc thù quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội khóa XV, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 6 dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024.

Các Bộ, cơ quan Trung ương được giao làm Chủ dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được giao tiếp tục chủ động theo dõi, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, có văn bản trả lời, hướng dẫn, diễn giải cụ thể và đồng gửi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các địa phương tham khảo, triển khai thực hiện; khẩn trương ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch được giao, bảo đảm đúng quy định và phù hợp tình hình thực tiễn.





Nguồn: https://danviet.vn/pho-thu-tuong-yeu-cau-5-tinh-tay-nguyen-neu-cao-tinh-than-7-dam-trong-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-20240807171454258.htm

Cùng chủ đề

Phó Thủ tướng yêu cầu loại bỏ người lười biếng, thu hút người tài

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định bộ máy dù có khoa học, tinh gọn, hợp lý bao nhiêu thì hiệu lực, hiệu quả của bộ máy đó vẫn phải do con người quyết định. Phát biểu kết luận hội nghị triển khai công tác năm 2025 của ngành Nội vụ, sáng 21/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đánh giá Bộ Nội vụ đã và đang...

Đổi thay ở Ya Xiêr

Xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy (Kon Tum) có 6 thôn, làng; dân số hơn 6.470 người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 87% dân số. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào DTTS và nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo xã đang khởi sắc từng ngày, nhiều hộ đồng bào...

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

(Tổ Quốc) - Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tạo chuyển biến lớn về kinh tế – xã hội ở nông thôn, vùng khó khăn huyện...

Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung tướng Phùng Khắc Đăng: “Dân chủ, công khai, chế độ chính sách vượt trội, xây dựng quân đội mạnh, tinh gọn sẽ thành...

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Dân Việt đã có cuộc trò chuyện cùng Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.     Trung tướng Phùng Khắc Đăng từng là một người lính đã gắn bó suốt mười lăm năm với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Ông đã...

Chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao đang làm giàu cho nông dân một huyện của Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. ...

Miền Bắc đón thêm không khí lạnh lạ thường, có rét đậm vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra dự báo thời tiết dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025. Dự báo thời tiết khu vực miền Bắc từ nay đến hết năm có thể ảnh hưởng bởi 3 đợt không khí lạnh tăng...

Trồng giống đậu xanh này ở Quảng Trị, cây nào cũng ra quả chi chít, xúm xít thế này đây

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị, từ đó có sở sở để bổ sung vào bộ giống đang được trồng tại địa phương, giúp nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn được giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát...

Những thầy giáo quân hàm xanh miền biên viễn

Nơi cuối trời Tây Bắc, có những người lính đi cả ngày, cả buổi đến “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và dạy chữ cho bà con. Khi biết đọc, biết viết, đồng bào biết tránh xa các cạm bẫy xấu, các tệ...

Bài đọc nhiều

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Cùng chuyên mục

Chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao đang làm giàu cho nông dân một huyện của Lâm Đồng

Huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) hiện có hơn 57.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, chè, sầu riêng, dâu tằm và một số loại cây ăn trái khác. ...

Miền Bắc đón thêm không khí lạnh lạ thường, có rét đậm vào dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025?

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra dự báo thời tiết dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025. Dự báo thời tiết khu vực miền Bắc từ nay đến hết năm có thể ảnh hưởng bởi 3 đợt không khí lạnh tăng...

Trồng giống đậu xanh này ở Quảng Trị, cây nào cũng ra quả chi chít, xúm xít thế này đây

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của giống đậu xanh 12ĐX02 tại Quảng Trị, từ đó có sở sở để bổ sung vào bộ giống đang được trồng tại địa phương, giúp nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn được giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, phát...

Bước tiến nông thôn mới của huyện Ứng Hoà

Lan toả phong trào xây dựng nông thôn mới Sau khi về đích nông thôn mới năm 2023, xã Phương Tú (huyện Ứng Hoà) đã sớm xây dựng kế hoạch với mục tiêu đưa địa phương về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024. Ở đó, chính quyền địa phương xác định sự tham gia của người dân đóng vai trò quan trọng. Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phí Trạch (xã Phương Tú) Nguyễn Văn Phẩm cho...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Mới nhất

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là một hành trình đầy tự hào.

Khách Tây muốn ăn ngay 1 món khi đến Hà Nội, ngày uống cà phê 4-5 lần

Vừa đặt chân đến Hà Nội, vị khách Tây lập tức ghé quán ăn địa phương để thưởng thức món phở bò tái ngập hành lá. Đây cũng là món anh ăn trong bữa cuối trước khi rời Thủ đô. Lời tòa soạn: Nhiều du khách nước ngoài tới Hà Nội không chỉ ấn tượng với những món ăn...

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Mới nhất