Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 – 2030.Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV – năm 2024 đã chính thức khai mạc.Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV – năm 2024 đã chính thức khai mạc.Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 – 2030.Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi).Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán…đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”. Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tối 8/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc.Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia; Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Hồ Văn Niên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai; Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Vinh Tơr.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và 16 tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên gồm 16 tỉnh, thành phố, bao gồm 445 xã khu vực I, 66 xã khu vực II và 476 xã khu vực III, với 3.243 thôn đặc biệt khó khăn, chiếm 24.53% thôn đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi của cả nước. Phần lớn khu vực là miền núi, điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, bị chia cắt, dân cư sống thưa thớt, không tập trung với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, sinh kế còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719 gặp không ít khó khăn, thách thức; đặc biệt là về cơ chế và bộ máy tổ chức thực hiện đã tác động không nhỏ đến tiến độ thực hiện, giải ngân của chương trình. Tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào DTTS đến năm 2024 ước giảm bình quân 5,2%/năm. Kết quả giải ngân vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG 1719 đến thời điểm này của 16 địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên đạt 60,6%, trong đó vốn đầu tư đã giải ngân được 74,3% và vốn sự nghiệp đã giải ngân được 44,5%.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh: Hội nghị đánh giá kết quả cụ thể trong thực hiện từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần; trong đó chỉ rõ các nội dung còn chậm hoặc vướng mắc trong thực tiễn triển khai; đánh giá kết quả giải ngân các nguồn vốn thực hiện Chương trình và cam kết tỷ lệ giải ngân năm 2024 và cả giai đoạn 2021 – 2025; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Về đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn tiếp theo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị thông qua Hội nghị, cần xây dựng đề xuất các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình; dự kiến về cơ cấu, nội dung các dự án thành phần và nguồn vốn của Chương trình; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình…
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên mặc dù có tỷ lệ giải ngân chung cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng tiến độ thực hiện và tỷ lệ giải ngân của các dự án có sự chênh lệch đáng kể. Trong đó cũng có những dự án giải ngân rất thấp, điển hình là Dự án 3 có tỷ lệ giải ngân thấp nhất với 29%. Tương tự, Dự án 9 có tỷ lệ giải ngân tương đối thấp với hơn 32%.
Tại hội nghị, các ý kiến tập trung vào những chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi như phát triển hạ tầng cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Chia sẻ về những khó khăn, ông Nguyễn Hữu Quế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, việc giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu của người dân do cơ chế còn nhiều vướng mắc. Nguồn thu nhập của người đồng bào DTTS chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao.
Trước những khó khăn trên, ông Quế thay mặt tỉnh Gia Lai đề xuất Trung ương xem xét hoàn thiện các cơ chế, chính sách để địa phương khắc phục những khó khăn, vướng mắc tại các dự án. Đồng thời, tiếp tục duy trì nguồn vốn, xây dựng cơ chế phân bổ vốn linh hoạt, ưu tiên theo nhu cầu của địa phương.
“Trung ương nên giao quyền phân bổ vốn chi tiết các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình cho cấp tỉnh thực hiện dựa trên nhu cầu thực tế. Điều này tạo sự linh hoạt và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn”, ông Quế bày tỏ.
Tương tự, ông Nguyễn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, Bình Thuận đề xuất tăng định mức thực hiện về các nội dung đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, mở rộng đối tượng là hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số. Đồng thời, bổ sung các quy định về sử dụng đất cho người dân. Ngoài ra, đề nghị tăng kinh phí nhận khoán bảo vệ rừng, với mức 400.000 đồng/ha vẫn còn quá thấp so với nhu cầu thực tế.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, chúng ta đã ban hành Chương trình MTQG 1719 rất là đúng và toàn diện, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đời sống của người đồng bào DTTS đã được nâng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm, hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển, y tế, giáo dục ngày càng được nâng cao…
Tuy nhiên, Chương trình MTQG 1719 vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đây là chương trình mới nên những chính sách của chúng ta vẫn chưa sát với thực tế, chưa phù hợp và khó thực hiện. Mặt khác, tỉ lệ giải ngân chương trình còn thấp, nguyên nhân do sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với địa phương chưa thực sự nhuần nhuyễn. Trong khi đó, xây dựng cơ sở hạ tầng khi triển khai cũng gặp khó khăn do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Ngoài ra, nguồn nhân lực khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn thấp so với mặt bằng chung đang trở thành thách thức cho các địa phương.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: “Những vấn đề giải quyết sinh kế, nhà ở, đất sản xuất cho người dân vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Đây là vấn đề rất nan giải nên trong giai đoạn tới, cần phải ưu tiên hàng đầu việc giải quyết sinh kế, thoát nghèo bền vững cho người dân. Các địa phương cần phải tiếp tục rà soát hành làng pháp lý để điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, rà soát các dự án đã và đang làm, lựa chọn những dự án có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững để thực hiện đầu tư. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, các địa phương cũng phải tuyên truyền, vận động người dân nỗ lực tự thân thoát nghèo bền vững”.
Nguồn: https://baodantoc.vn/pho-thu-tuong-thuong-truc-chinh-phu-nguyen-hoa-binh-ra-soat-lua-chon-cac-du-an-dau-tu-co-trong-tam-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dtts-1731135796902.htm