Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhó Thủ tướng Lê Thành Long: Lan tỏa tinh thần 'Học không...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Lan tỏa tinh thần 'Học không bao giờ cùng'


Phó Thủ tướng cũng tin tưởng rằng, bằng việc tiếp tục tổ chức trao Học bổng “Học không bao giờ cùng” sẽ thúc đẩy toàn dân thi đua học tập, góp phần xây dựng thành công xã hội học tập.

Phó thủ tướng Lê Thành Long và Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan trao học bổng "Học không bao giờ cùng." (Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân)
Phó thủ tướng Lê Thành Long và Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan trao học bổng “Học không bao giờ cùng.” (Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân)

Ngày 12/7, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng “Học không bao giờ cùng” lần thứ tư với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan.

Những tấm gương tiêu biểu cho việc học không ngừng

Trong nhiều năm qua, Hội Khuyến học Việt Nam đã quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích động viên học tập ở người lớn tuổi, đây là nét nổi bật trong thực hiện Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước giáo dục theo hướng mở, học tập thường xuyên, học tập suốt đời mọi người dân đều tham gia học để xây dựng Việt Nam trở thành xã hội học tập.

463 cá nhân được nhận học bổng năm nay được bình chọn từ 25 tỉnh, thành phố miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng và 14 cơ quan đơn vị của Trung ương, trong đó có 290 học sinh, sinh viên và 173 người lớn.

Trong 173 người lớn có 88 nông dân, 77 công nhân, cán bộ, viên chức, 8 cán bộ thuộc lực lượng vũ trang. Trong 290 em học sinh có 36 em là học sinh tiểu học, 147 em là học sinh Trung học cơ sở, 52 em học sinh Trung học phổ thông và 10 em sinh viên.

Về độ tuổi, nhỏ tuổi nhất là em Phạm Thị Hoài An (lớp 1, tỉnh Lào Cai) và em Nguyễn Thanh Hằng (lớp 1, tỉnh Vĩnh Phúc); cao niên nhất có cụ Nguyễn Huy Kỳ (84 tuổi, thành phố Hà Nội).

Các cá nhân nhận học bổng hôm nay đều có chung ý thức phấn đấu, nghị lực vươn lên từ sự học. Mỗi người đều có cách học, phương pháp học rất riêng, nhưng kết quả rất giống nhau. Ai cũng thể hiện tinh thần hiếu học, ai cũng gắn học với nghề nghiệp hoặc việc làm, ý thức tinh thần tự học, có kiến thức lao động để thoát nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn và đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã hội.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao sáng kiến của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức và duy trì trao Học bổng theo lời dạy của Bác “Học không bao giờ cùng,” một học bổng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong phong trào thi đua học tập suốt đời nhằm noi theo tấm gương học tập sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cũng nhấn mạnh, trong điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng đất nước với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng 4.0, hơn lúc nào hết mỗi người chúng ta phải chủ động nâng cao trình độ, đẩy mạnh sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu, thích ứng với bối cảnh mới đầy thử thách.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng tin tưởng rằng, bằng việc tiếp tục tổ chức trao Học bổng “Học không bao giờ cùng” sẽ thúc đẩy toàn dân thi đua học tập, góp phần xây dựng thành công xã hội học tập, đưa đất nước phát triển bằng tri thức và bằng sức sáng tạo của tất cả nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới và là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” do Thủ tướng Chính phủ phát động nhân ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948).

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời

Sau 4 lần tổ chức, Học bổng “Học không bao giờ cùng”, tạo thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Việc biểu dương, tặng học bổng cho các em học sinh, sinh viên, người lớn do tự học, tự nghiên cứu có nhiều sáng kiến áp dụng vào sản xuất – kinh doanh và công việc hàng ngày có ý nghĩa thiết thực, động viên kịp thời mọi người tiếp tục phấn đấu, học tập tốt hơn đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, hiện nay, thế giới đã chứng minh không có quốc gia nào muốn phát triển mà lại không đi lên từ giáo dục, từ tri thức. Đây là con đường ngắn nhất để xây dựng đất nước thành công. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Công nghệ Số và Trí tuệ nhân tạo đang đặt ra những thách thức và cơ hội cho các quốc gia và cho mỗi người. Để không bị tụt hậu, chúng ta phải cùng chung tay xây dựng thành công xã hội học tập. Đây là nền tảng quan trọng giúp chúng ta có đầy đủ điều kiện, tri thức xây dựng đất nước và nâng tầm vóc quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Thực hiện các Chương trình xây dựng các Mô hình học tập theo Quyết định 387/QĐ-TTg và Quyết định 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mỗi người chúng ta có mặt tại đây hôm nay, sẽ phải phấn đấu tự học, học tập thường xuyên để trở thành công dân học tập, cùng chung tay xây dựng cơ quan, đơn vị trở thành “Đơn vị học tập,” xây dựng các địa phương trở thành “Huyện học tập,” “Tỉnh, Thành phố học tập,” mỗi thôn, bản là một “Cộng đồng học tập,” chung tay góp phần đưa đất nước phát triển thông qua lao động sáng tạo, phát triển bằng tri thức do học tập mà có.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tin tưởng rằng, ngoài những người vinh dự nhận học bổng hôm nay, trong cả nước còn có hàng chục triệu người đang cố gắng học tập, học tập suốt đời theo gương Bác Hồ vĩ đại. Học bổng có giá trị vật chất không lớn nhưng giá trị tinh thần sẽ được lan tỏa rộng lớn, kích thích sự học của tất cả mọi thành viên trong xã hội, tạo thành không khí học tập sôi nổi trong toàn quốc trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để tạo ra môi trường thuận lợi cho người dân ai cũng được học tập. Đề nghị các cấp hội tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, hỗ trợ để triển khai trao học bổng “Học không bao giờ cùng” trong từng địa phương cơ sở tạo sự thống nhất lan tỏa, khuyến khích hỗ trợ, động viên hội viên khuyến học và các tầng lớp nhân dân góp phần xây dựng cả nước thành một xã hội học tập./.

Ban tổ chức trao học bổng cho các ứng viên. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Học bổng bao gồm học phí, trợ cấp/lương hàng tháng, thị thực, bảo hiểm sức khỏe và các trợ cấp khác. Ứng viên được hỗ trợ tối đa trong quá trình nộp hồ sơ. 



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-le-thanh-long-lan-toa-tinh-than-hoc-khong-bao-gio-cung-post964317.vnp

Cùng chủ đề

Thành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên trời có biết con được Tiếp sức đến trường?

Sáng 8-11, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho cho 180 tân sinh viên - học sinh - giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị mẹ ruột bỏ rơi, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác nuôi, hay nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn nỗ lực chạm tới giấc mơ vào đại học.  Huy nói mình biết ơn mẹ đã...

Thiếu tình thương cha mẹ, làm mẫu trang điểm kiếm sống, là HS giỏi tỉnh, tân SV ĐH Bách khoa TP.HCM

Trong khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, tân sinh viên Lê Kiều Hân (19 tuổi) ngồi lần giở những trang sách. Cô mở điện thoại, vào nhóm làm thêm xem có lịch mới hay không. ...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11/2024. Lần đầu tiên, “Giao lộ...

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn...

Kinh tế Việt Nam bị tác động thế nào khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Chuyên gia Nguyễn Thanh Lâm cho rằng mặc dù có những thách thức từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump song sự kiện này cũng đem lại những cơ hội cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc, mọi ánh mắt đang đổ dồn vào những gì chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ làm khi nhậm chức vào tháng 1/2025. Đã có không ít lo...

Bộ Y tế vào cuộc sau phản ánh 'bát nháo khám sức khỏe' để đi nước ngoài

Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện ĐHQG Hà Nội và Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải kiểm tra, xác minh toàn bộ sự việc liên quan và xử lý nghiêm sai phạm (nếu có). Tối 8/11, thông tin từ Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết đã có Công văn số 1809/KCB-PHCN&GĐ gửi Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội (thuộc Đại học Quốc...

Quốc hội tập trung thảo luận dự án Luật Nhà giáo phiên cuối tuần

Dự án Luật Nhà giáo có một số điểm mới như lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo, chính sách tiền lương và đãi ngộ... Ngày 9/11, các đại biểu nghe trình bày về các dự án luật quan trọng như Luật Nhà giáo, Luật Việc làm sửa đổi và thảo luận về vật chứng, tài...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Câu hỏi tưởng dễ nhưng khiến cả 4 ‘nhà leo núi’ Olympia chịu thua

Đường lên đỉnh Olympia không chỉ hấp dẫn bởi những màn so tài giữa các "nhà leo núi" mà còn bởi loạt câu hỏi hóc búa, thử thách người chơi.Câu hỏi dưới đây từng xuất hiện trong chương trình năm 2014, tưởng đơn giản nhưng lại làm khó cả 4 thí sinh trong chương trình. Câu hỏi như sau: "Từ 3 số: 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?"Hết thời gian trả lời,...

Sinh viên có thể “ăn Tết” tới 4 tuần

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên cả nước khá dài khi có trường cho nghỉ tới 28 ngày. Một trường ở TP.HCM cho sinh viên học online trước và sau 1 tuần để có thể ở quê tới 4 tuần. ...

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Mới nhất

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại...

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG *...

Mới nhất