Trang chủNewsThời sựPhó thủ tướng Lê Minh Khái: Nỗ lực để có vốn cho...

Phó thủ tướng Lê Minh Khái: Nỗ lực để có vốn cho cao tốc Bến Lức – Long Thành


Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết Chính phủ sẽ tích cực, nỗ lực để có vốn tái khởi động dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Là thành viên Chính phủ cuối cùng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Phó thủ tướng Lê Minh Khái có hơn một tiếng sáng 8/6 để giải đáp câu hỏi của đại biểu.

Sau báo cáo cập nhật tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và những vấn đề đại biểu quan tâm, ông Khái trả lời câu hỏi đầu tiên của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Phó giám đốc Sở Tư pháp TP HCM) về dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đang bị tạm dừng.

Phó thủ tướng cho biết dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành sử dụng vốn ODA nhưng cơ chế phân bổ vốn chưa được thuận lợi. Dự án dừng từ năm 2019, chủ yếu vướng về nguồn vốn.

Theo ông Khái, muốn triển khai dự án này phải có vốn nhưng ngân sách nhà nước không được bố trí mà phải dùng nguồn vốn hợp pháp khác, trong khi đàm phán ODA đang gặp khó. Nếu dùng tiền thu phí của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thì cần có cơ chế riêng để đáp ứng trả nợ 5 dự án vay vốn của đơn vị này.

“Vừa rồi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt. Tôi nghĩ phải tính toán kỹ về cơ chế nguồn vốn và đàm phán lại các nhà đầu tư để khởi động lại dự án sớm nhất có thể. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói với tôi là có thể trong tháng 7, nhưng tôi không dám hứa. Chính phủ sẽ tích cực, nỗ lực để có nguồn vốn thúc đẩy dự án sớm nhất có thể”, ông Khái nói.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói về dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói về dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành. Video: Truyền hình Quốc hội

Trước đó trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh nói dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2010, dự kiến hoàn thành năm 2022. Bà đề nghị Bộ trưởng thông tin về tiến độ và cam kết thời gian hoàn thành của dự án.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết việc chậm trễ dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khó khăn trong nguồn vốn đối ứng. Trong khi đó, nguồn vốn Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) không giải ngân được. Việc này dẫn đến khi hiệp định hết hạn không gia hạn được. Để tháo gỡ, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp Ủy ban Quản lý vốn và VEC trình Chính phủ, Quốc hội đề xuất phương án tháo gỡ vấn đề tài chính.

Hiện các vướng mắc đã được giải quyết. Vốn JICA đã được Quốc hội giao, vốn đối ứng được Chính phủ cấp, các nhà thầu đã thi công lại. Các đoạn tuyến sử dụng vốn ADB sẽ hoàn thành ngay trong quý I và II, còn hai cây cầu toàn tuyến hoàn thành chậm nhất quý III/2025.

“Nguồn vốn cơ bản được tháo gỡ, các đơn vị đang phối hợp chuẩn bị chương trình thủ tục, điều chỉnh dự án để tiếp tục”, ông nói.

Nói thêm về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nguyên nhân về vốn như Bộ trưởng Thắng nói “chỉ là một phần”. Qua thị sát, ông Huệ thấy vướng mắc mấu chốt hiện nay là việc khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi việc thi công phải dừng, nghỉ. Họ yêu cầu đền bù rất nhiều. “Chưa giải quyết được việc này thì tiến độ dự án còn tiếp tục chậm”, ông Huệ lo ngại và đề nghị Phó thủ tướng Lê Văn Khái trả lời thêm về hướng tháo gỡ dự án.





Tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đồ họa: Hoàng Khánh

Tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành. Đồ họa: Hoàng Khánh

Cao tốc Bến Lức – Long Thành dài gần 58 km, đi qua Long An, TP HCM và Đồng Nai, khởi công năm 2014. Giai đoạn một, tuyến được thiết kế 4 làn xe, hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, giúp kết nối hai vùng Đông và Tây Nam Bộ, tạo đà phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Dự án có tổng mức đầu tư 31.320 tỷ đồng, gồm ba nguồn vốn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản và phần đối ứng trong nước. Tuyến chia thành ba đoạn, gồm 11 gói thầu xây lắp chính. Trong đó, 5 gói đoạn phía Tây (A1, A2-1, A2-2, A3, A4) dùng vốn ADB. Ba gói đoạn giữa (J1, J2, J3) dùng vốn của JICA. Ba gói còn lại ở phía Đông (A5, A6, A7) dùng vốn từ hiệp định vay ADB lần hai.

Năm 2019, dự án đạt 80% khối lượng thì vướng thủ tục và không được bố trí vốn, dẫn đến nhiều nhà thầu dừng thi công. Để tháo gỡ vướng mắc và khởi động lại toàn bộ công trình, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, bao gồm lùi thời gian hoàn thành đến tháng 9/2025, điều chỉnh cơ chế tài chính đối với từng nguồn vốn ở dự án. Trong đó, VEC được sử dụng tiền tích lũy vốn cùng nguồn hợp pháp của đơn vị để hoàn thành công trình.





Phó thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Phó thủ tướng Lê Minh Khái trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Đề xuất xây cầu cạn ở đồng bằng sông Cửu Long

Liên quan đến hạ tầng giao thông, tham gia tranh luận với Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Phạm Văn Hòa (Phó chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Tháp), phản bác quan điểm “xây dựng cầu cạn thì giá thành cao”. Ông phân tích xây cầu cạn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ có nhiều cái lợi vì khu vực này nhiều đồng trũng, ngập nước. Xây cầu cạn thu hồi đất ít, không gây trở ngại trong sản xuất nông nghiệp, không ảnh hưởng tới môi trường. Ông đề nghị cấp ngành liên quan nghiên cứu xây cầu cạn ở khu vực này.

“Nếu thấy khó thì cho thí điểm rồi rút kinh nghiệm, chưa xây mà đã sợ giá thành cao cùng các vấn đề khác thì không thuyết phục”, ông nói.





Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Media Quốc hội

Phó thủ tướng cho hay đặc thù đồng bằng sông Cửu Long thiếu cát, đá, vật liệu cho xây dựng công trình giao thông, xây dựng dân dụng nên cần tính toán giải pháp hiệu quả và phù hợp thực tế. Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng tính đến thử nghiệm bằng cát biển còn đại biểu Hòa cho rằng xây cầu cạn khả thi hơn.

“Song cần có đánh giá, tính toán đầy đủ giữa phương án xây cầu cạn với làm cao tốc bình thường, về khai thác đất, về vật liệu xây dựng, giá trị khai thác, tác động môi trường”, ông phân tích, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có đánh giá kỹ để đề xuất lên Chính phủ.

Trả lời về chủ trương lấy cát biển làm vật liệu xây dựng, Phó thủ tướng cho biết vì triển khai cao tốc nhiều nên nhu cầu sử dụng vật liệu cao, cần cơ chế đặc thù cho việc khai thác cát. Các dự án này Chính phủ trong thẩm quyền đã có nghiên cứu, Thường vụ cũng đã có cơ chế cho phép với dự án trọng điểm quốc gia để chủ đầu tư trực tiếp khai thác.

Ông Khái nêu quan điểm làm nhanh nhưng phải bảo vệ môi trường, an toàn trong khai thác mỏ và công tâm, minh bạch vì lợi ích chung, không để mua đi bán lại các mỏ cát, chống lợi ích nhóm trong thực hiện các cơ chế đặc thù này.





Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (bìa trái) va Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên chất vấn, sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (bìa trái) va Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên chất vấn, sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Tăng cường thanh tra để “đập chuột không vỡ bình”

Chất vấn hôm 8/6 về lĩnh vực giao thông vận tải, đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Thường trực Ủy ban Pháp luật) nêu tình trạng thiếu hụt nhân viên đăng kiểm. Theo bà, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải làm sao có cách làm khôn khéo để “đánh chuột không vỡ bình”, tức là phải giữ được sự ổn định trong thực thi công vụ để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp, giữ được hoạt động bình thường.

Bà đề nghị Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết sau vụ việc đăng kiểm lần này rút ra bài học kinh nghiệm gì trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực?





Phiên chất vấn Phó thủ tướng Lê Minh Khái sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Phiên chất vấn Phó thủ tướng Lê Minh Khái sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết qua tổng kết 10 năm về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đã rút ra 8 bài học. Vụ việc vừa rồi tại các trung tâm đăng kiểm cũng nằm trong bài học kinh nghiệm đó. Sai phạm có thể diễn ra từ lâu, phạm vi rộng, đối tượng phạm tội nhiều, đến nay có tổng cộng trên 60 vụ án, khoảng 639 đối tượng liên quan ở 39 tỉnh thành.

Ông Khái cho rằng bài học rút ra là phải nâng cao chất lượng, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chức năng nhiệm vụ của mô hình trung tâm đăng kiểm, trong đó cần tách biệt chức năng quản lý Nhà nước và dịch vụ đăng kiểm, đảm bảo công khai minh bạch.

“Cần có nhiều giải pháp phòng ngừa tham nhũng như chuyển đổi vị trí công tác, sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, tăng cường kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện xử lý sớm mới đáp ứng đập chuột không vỡ bình”, Phó thủ tướng nói.

Chung mối quan tâm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Phó đoàn Quảng Ninh) cho rằng muốn chống tham nhũng phải kiểm soát quyền lực. “Vậy đâu là giải pháp cốt lõi để kiểm soát quyền lực”, nữ đại biểu chất vấn.

Phó thủ tướng cho rằng qua tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, một trong những bài học kinh nghiệm lớn là phải kiểm soát quyền lực, bởi quyền lực có xu hướng bị tha hóa nếu không kiểm soát, tham nhũng tiêu cực là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực. “Kiểm soát quyền lực là giải pháp căn cơ trong phòng chống tham nhũng, giúp loại bỏ kịp thời, phát hiện ngăn ngừa xử lý các sai phạm”, Phó thủ tướng nói.





Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà. Ảnh: Media Quốc hội

Những năm qua, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng là kiểm soát quyền lực với cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần yêu cầu phải thiết lập cho được “cơ chế kiểm soát quyền lực, nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”.

Về giải pháp, ông Khái cho rằng phải hoàn thiện cơ chế thực thi quyền lực nhà nước, xác định chức năng, quyền hạn của mỗi cơ quan trong cả hành pháp, tư pháp và lập pháp; đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra truy tố, xét xử; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực thi trách nhiệm của người có chức vụ quyền hạn; đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch.

“Với người có chức vụ, quyền hạn phải tự sửa, kết hợp chặt chẽ cơ chế kiểm soát của Đảng, Nhà nước, nhân dân và các tổ chức đoàn thể, báo chí”, Phó thủ tướng nói.

Gỡ khó thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp

Đại biểu Sùng A Lềnh (Phó đoàn Lào Cai) nêu thực trạng thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khủng hoảng . Nhiều doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu, nhất là khi áp lực đáo hạn và trả lãi trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 rất lớn. Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 gần 290.000 tỷ đồng, trong đó quý III lớn nhất với 103.000 tỷ đồng.

Theo đại biểu, việc này gây bức xúc cho nhiều người dân, làm sụt giảm niềm tin thị trường và nhà đầu tư nên việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu thấp, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội. “Đề nghị Phó thủ tướng cho biết trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này? Quan điểm chỉ đạo và giải pháp căn cơ nào để thúc đẩy phát triển an toàn, lành mạnh thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp?”, ông chất vấn.





Đại biểu Sùng A Lềnh. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Sùng A Lềnh. Ảnh: Media Quốc hội

Phó thủ tướng Lê Minh Khái nói thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến điều hành kinh tế vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp bị vướng xử lý trái phiếu có nguyên nhân đầu tiên là quản lý luân chuyển, sử dụng dòng tiền trong đòn bẩy tài chính chưa hợp lý. Một số trường hợp vi phạm, ngành công an đã điều tra, truy tố. Thị trường trái phiếu cũng chưa bền vững về cơ cấu, nghiêng về thị trường rủi ro như bất động sản.Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19 khó khăn về tài chính, nên thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng rất khó khăn.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trái phiếu đến hạn thanh toán tính đến 31/12/2022 là 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó đáo hạn của năm 2023 là 290.000 tỷ đồng, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán. Bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn do pháp lý, cơ cấu sản phẩm như sản phẩm giá thấp ít, sản phẩm giá cao nhiều; năng lực chủ đầu tư.

Vừa qua, Thủ tướng lập tổ công tác do hai Phó thủ tướng làm tổ trưởng để nghiên cứu, đánh giá những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, đưa ra giải pháp. Khi hai tổ công tác này có báo cáo, Chính phủ sẽ chỉ đạo để gỡ khó cho thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, các cơ quan tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động này minh bạch.

Theo ông Khái, trong quý I, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước đã ổn định tình hình, tiếp tục tháo gỡ khó khăn trên tinh thần doanh nghiệp có trách nhiệm theo hợp đồng dân sự, nhà nước tham gia kiểm tra, kiểm soát để thúc đẩy thực hiện cam kết theo nghĩa vụ, nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm, bảo vệ quyền lợi người dân, nhà đầu tư.





Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên chất vấn, sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên chất vấn, sáng 8/6. Ảnh: Media Quốc hội

Thu hút FDI gặp khó khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực

Đại biểu Nguyễn Danh Tú cho rằng thuế tối thiểu toàn cầu đặt ra nhiều thách thức khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, yêu cầu đặt ra phải ứng phó hiệu quả các tác động tiêu cực, bảo đảm tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Đại biểu đề nghị Phó thủ tướng cho biết định hướng hành động và giải pháp cho vấn đề này.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết tháng 6/2021, nhóm G7 đạt thỏa thuận về thuế tối thiểu toàn cầu, ấn định thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 15% nộp ở nước sở tại. Đối với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, mức chênh lệch phải xử lý ở mặt bằng 15%. Tháng 7/2021, G20 cũng thống nhất về thuế tối thiểu toàn cầu và 138 nước trong khối OECD đã đạt thỏa thuận khung liên quan đến nội dung này. Theo Phó thủ tướng, Việt Nam tham gia thỏa thuận hợp tác quốc tế, đảm bảo hội nhập nhưng không bắt buộc.

Chính phủ, Quốc hội và bản thân Chủ tịch Quốc hội cũng rất quan tâm, đã tổ chức nhiều diễn đàn, có chỉ đạo sát sao về vấn đề này; thành lập tổ công tác nghiên cứu đánh giá tác động. Thường trực Chính phủ đã họp, đề xuất Thủ tướng, trình Quốc hội có giải pháp sớm nhất về những chính sách thuế hội nhập sâu rộng. Trong đó, việc thu thuế phải bảo đảm quyền, nghĩa vụ hợp pháp nhà đầu tư và hài hòa lợi ích của quốc gia.





Đại biểu Hà Sỹ Đồng. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Hà Sỹ Đồng. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị) đặt vấn đề, triển vọng FDI vào Việt Nam không lạc quan khi luật thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ đầu năm 2024. Có chính sách không chính thức đang hình thành trên thực tế là nhà đầu tư quốc tế phân biệt, đối xử các quốc gia khiến các hàng loạt chính sách ưu đãi thu hút FDI của Việt Nam bị suy giảm hiệu quả. Ông đề nghị Phó thủ tướng nói rõ hơn về vấn đề này.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái nhìn nhận đây là vấn đề thời sự, cần đánh giá khoa học, nghiêm túc, thực tiễn. Bởi khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động đến các cam kết thu hút đầu tư, nhất là về thuế. Vì vậy cần xử lý thận trọng, kỹ lưỡng, đảm bảo tất cả nhân tố tác động. “Việc thu hút đầu tư FDI đang gặp khó khăn do bối cảnh chung. Thời gian tới, Chính phủ sẽ có giải pháp phù hợp để thu hút FDI đạt hiệu quả cao nhất”, ông Khái nói.

Phiên chất vấn Phó thủ tướng Lê Minh Khái kết thúc lúc 11h30, sau khi trả lời câu hỏi và tranh luận của 14 đại biểu; còn 48 đại biểu đăng ký nhưng hết thời gian nên sẽ gửi văn bản đề nghị trả lời.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá sau 2,5 ngày làm việc, Quốc hội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn, phát huy tinh thần dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi.

Tại kỳ họp, có 454 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn, 112 lượt thực hiện quyền chất vấn, 49 lượt đại biểu tranh luận làm rõ vấn đề mình quan tâm. “Kỳ này chúng ta tận dụng đến từng phút một, không lãng phí thời gian Quốc hội dành cho phiên chất vấn”, ông Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá các bộ trưởng đã thể hiện bản lĩnh, nắm chắc thực trạng ngành và lĩnh vực, thẳng thắn, không vòng vo, né tránh vấn đề khó và phức tạp.

Xem diễn biến chính



Source link

Cùng chủ đề

Bộ GTVT nêu lý do chưa tháo dỡ trạm thu phí T2 trên QL91

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ về việc trạm thu phí T2 trên QL91 đã dừng thu phí nhưng chưa được tháo dỡ. ...

Báo cáo Chính phủ đầu tư 3 nhóm công trình kết nối với cao tốc

Bộ GTVT vừa báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát đầu tư hệ thống giao thông kết nối với đường cao tốc. ...

Đề xuất lùi thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức

Thời gian thực hiện dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được đề xuất lùi 1 năm, từ tháng 9/2025 sang tháng 9/2026. ...

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với người kinh doanh nợ thuế trên 50 triệu đồng

(Dân trí) - Nợ thuế trên 50 triệu trong vòng 120 ngày, cá nhân và hộ kinh doanh có thể bị tạm hoãn xuất cảnh, theo đề xuất của Bộ Tài chính. Trước khi cưỡng chế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý có thể được áp dụng khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật liên quan đến tài chính, trong đó...

“Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức

Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các cơ quan thẩm định trong việc lùi thời gian hoàn thành toàn tuyến đến tháng 9/2026. Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các cơ quan thẩm định trong việc lùi thời gian hoàn thành toàn tuyến đến tháng 9/2026. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp chờ trước màn hình máy tính. Đây là ngày ĐH Harvard (Mỹ) thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm...

Dự đoán kết quả AFF Cup 2024 – đội tuyển Việt Nam đấu Myanmar: Sẽ chiến thắng!

Đội tuyển Việt Nam được đặt niềm tin vào chiến thắng trước đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 diễn ra hôm nay. Niềm tin chiến thắng 20 giờ hôm nay trên sân Việt Trì (Phú Thọ), đội tuyển Việt Nam tiếp đón đội tuyển Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 trong khi ở trận cùng giờ, đội tuyển Indonesia đối đầu Philippines. Nguyễn Xuân Son sẵn sàng "cháy" hết mình cùng đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ẢNH: VFF Cục...

HLV Myanmar tuyên bố cùng học trò thắng tuyển Việt Nam

HLV Myo Hlaing Wincho biết, Myanmar tập trung nghiên cứu cả đội tuyển Việt Nam chứ không dành sự quan tâm riêng với tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Đánh giá về trận đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), HLV Myo Hlaing Win của Myanmar cho biết: “Đây là trận cuối vòng bảng ASEAN Cup, rất quan trọng với cả hai đội. Chúng tôi cố gắng chiến thắng dù biết trận đấu này rất khó khăn...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

(NLĐO) - Tối 22-12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi (quận 1, TP HCM) ...

Cú hích để TP HCM bứt phá

(NLĐO) - Trân trọng những cống hiến tâm huyết; Metro số 1 mở ra không gian đô thị mới; Mở rộng miễn, giảm học phí… là những bài viết đáng chú ý ...

Áp thấp nhiệt đới đổi hướng liên tục, khả năng thành bão số 10 vào ngày 23/12

Áp thấp nhiệt đới đang trên khu vực quần đảo Trường Sa và tăng tốc di chuyển; khoảng ngày 23/12, khả năng mạnh lên thành bão số 10 với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, đến 19h tối nay (22/12), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,5 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất...

Thông tin mới nhất thời tiết dịp Noel và Tết Dương lịch trên cả nước

Dự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn. Chiều 22/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cập nhật diễn biến mới nhất thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025 trên cả nước. Theo đó, trong khoảng thời gian từ ngày 24-25/12, các tỉnh miền Bắc...

Nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể và không bám theo hướng tuyến cũ. Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự lễ khởi công...

Mới nhất

Bí quyết ăn trứng tốt nhất cho người lớn tuổi

Bác sĩ chỉ cách ăn trứng tốt nhất cho người lớn tuổi; 3 điều cần tránh khi bị cảm lạnh vì khiến bệnh...

3 điều cần tránh khi bị cảm lạnh vì khiến bệnh nặng hơn

Cảm lạnh gây khó chịu với các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho hay sốt. Một số sai...

4 dấu hiệu đau mắt cá chân là do bệnh gout

Đau mắt cá chân là một trong những cơn đau gây phiền toái nhất. Phần lớn các trường hợp đau mắt cá chân...

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

(NLĐO) - Tối 22-12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ -...

Mới nhất