Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnPhở Hà Nội: Ấm Lòng Hương Vị Di Sản

Phở Hà Nội: Ấm Lòng Hương Vị Di Sản

Khi nhắc đến Hà Nội, hình ảnh về những con phố cổ kính, những gánh hàng rong rộn ràng hay những quán phở nghi ngút khói vào mỗi buổi sáng sớm là những hình ảnh đặc trưng trong tâm trí người dân thủ đô. Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa món phở Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thạch Lam trong tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” có viết: “Ở Hà Nội, người ta không chỉ ăn để no mà còn ăn để thưởng thức, để cảm nhận một cách tinh tế những hương vị tuyệt vời của món ăn. Cái ăn ở Hà Nội là một thứ mỹ vị, một sự thưởng thức văn hóa, không phải chỉ để thoả mãn cái dạ dày mà còn để thỏa mãn cái tâm hồn. Hương vị của các món ăn Hà Nội gợi lên trong tâm hồn người ta những kỷ niệm, những cảm giác ấm áp, thân quen, và nhắc nhở người ta về một thời quá khứ đầy kỷ niệm.”

Khi đi qua những con phố Hà Nội vào buổi sáng sớm, không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng phở với những bát phở bốc khói, mùi thơm của nước dùng phở ngọt lịm lan tỏa khắp phố phường. Phở Hà Nội nổi tiếng bởi sự tinh tế trong cách chế biến, từ việc chọn lựa nguyên liệu đến việc nấu nướng. Nước dùng được hầm từ xương bò, thêm vào đó là các loại gia vị như quế, hồi, thảo quả… tạo nên hương vị đậm đà, ngọt thanh, khác biệt hoàn toàn so với các món phở ở những vùng khác. Sợi phở mỏng, mềm để làm hương vị nền, nhờ thế mà vị giác của người thưởng thức sẽ không bị lấn át bởi vị bánh phở. Khi kết hợp với thịt bò tái, chín, gầu, nạm và chút hành lá, bát phở là một tổng hoà của hương vị, không chỉ làm thỏa mãn vị giác mà còn chạm đến tâm hồn người thưởng thức.

Những hàng phở lâu đời. Ảnh: danviet.vn

Phở Hà Nội đã có từ lâu đời, gắn liền với những câu chuyện lịch sử của đất thủ đô. Theo thời gian, phở Hà Nội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân, là món ăn sáng quen thuộc của nhiều gia đình. Từ những quán phở nhỏ ven đường, đến những nhà hàng sang trọng, từ trong nước đến ngoài nước, phở Hà Nội đã có vị thế của mình trong lòng đa dạng thực khách, ru êm những chiếc bụng khắp bốn phương địa cầu.

Việc phở Hà Nội được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia không chỉ là sự công nhận về mặt văn hóa mà còn là động lực để bảo tồn và phát huy giá trị của món ăn này. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi nhiều món ăn nhanh, tiện lợi đang dần chiếm lĩnh thị trường, phở Hà Nội vẫn giữ vững vị trí của mình, trở thành biểu tượng của sự kiên định và lòng tự hào về ẩm thực truyền thống. Việc giữ gìn hương vị nguyên bản, cách chế biến tinh tế, cùng với sự sáng tạo trong việc kết hợp các nguyên liệu mới đã giúp phở Hà Nội không chỉ giữ được sức hấp dẫn mà còn ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của đông đảo thực khách trong và ngoài nước.

Phở bò là món ăn thơm ngon, nức tiếng gần xa. Ảnh: Sưu tầm

Để có được sự tinh tế, nhẹ nhàng, thanh ngọt của bát phở thì người Hà Nội phải chăm chút tỉ mỉ từ cách chọn nguyên liệu, cách nấu nướng hay gia giảm gia vị. Khi thưởng thức ta như ôm cả vào lòng hình ảnh những người mẹ, người chị tần tảo chăm lo cho bữa ăn gia đình và vẫn toát lên vẻ thanh tao, nhẹ nhàng trong từng cử chỉ.

Phở Hà Nội hôm nay mới được công nhận là di sản phi vật thể, nhưng trong lòng người Hà Nội, phở từ lâu đã là một “di sản” rồi.

Dưới trời đông lạnh lên hương,

Đậm đà từng sợi, vấn vương tấm lòng.

Trong dòng chảy không ngừng của thời gian, phở Hà Nội vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống, vẫn là món ăn làm say lòng biết bao thực khách. Phở Hà Nội vẫn ở đó, như một chứng nhân lịch sử, như một biểu tượng của lòng kiên định, của sự trân trọng những giá trị lâu đời. Người Hà Nội cho dù đi ngược về xuôi, vẫn không thể quên được giây phút thưởng thức bát phở ngọt ngào đan xen với những tiếng ồn ào phố thị, tất cả tạo nên cái chất riêng của vùng thủ đô. Đúng là như nhà văn Thạch Lam từng nói: “Trí nhớ thì là một sự cần thiết cho lòng yêu mến quê hương …”

Hoàng Anh

Cùng chủ đề

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Công Nghệ Số Trong Bảo Tồn Di Sản: Giải Pháp Tối Ưu Cho Tương Lai?

Công nghệ số ngày nay đã thâm nhập và mang đến những bước tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Việc bảo tồn di sản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, việc bảo tồn di sản hiện nay đã mở rộng ranh giới ra ngoài nhiệm vụ của các bảo tàng, nhà nghiên cứu. Nó đã trở thành một quá trình tương tác và hoà...

Độc đáo thi bơi sào trên đảo Hà Nam ở Quảng Ninh

Đảo Hà Nam nằm bên dòng sông Bạch Đằng giang lịch sử, đã có từ lâu đời. Người dân nơi đây quanh năm sống bằng nghề sông nước. Môn bơi sào nam rất độc đáo, diễn ra trong lễ hội Xuống đồng trên vùng đảo này hàng năm, với ước muốn cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Cuộc thi bơi sào nam giữa các đội cùng với thể hiện lòng yêu nước còn tái hiện lại...

Áo dài truyền thống liệu có thể trở thành quốc phục?

Cũng trong 10 năm qua, nhóm Đình Làng Việt cũng là đơn vị tiên phong phục hồi áo ngũ thân, đã tồn tại hàng trăm năm nay và có giá trị lịch sử, góp phần giúp nhận diện bản sắc dân tộc Việt Nam, phù hợp với nhiều lứa tuổi, hay thành phần xã hội khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau... ...

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành. "Sớm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Công Nghệ Số Trong Bảo Tồn Di Sản: Giải Pháp Tối Ưu Cho Tương Lai?

Công nghệ số ngày nay đã thâm nhập và mang đến những bước tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Việc bảo tồn di sản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, việc bảo tồn di sản hiện nay đã mở rộng ranh giới ra ngoài nhiệm vụ của các bảo tàng, nhà nghiên cứu. Nó đã trở thành một quá trình tương tác và hoà...

Hương Sắc Văn Hóa Phi Vật Thể Tại Lễ Hội Chùa Hương: Bảo Tồn Tinh Hoa Giữa Lòng Thời Gian

Mỗi độ xuân về, khi hoa mơ trắng tinh khôi nở rộ khắp núi rừng Hương Sơn, hàng nghìn Phật tử từ khắp mọi miền đất nước lại náo nức trẩy hội Chùa Hương, nơi linh thiêng và đầy ắp hương sắc văn hóa. Đây không chỉ là dịp để cầu nguyện cho một năm mới an lành, mà còn là hành trình tâm linh trở về cội nguồn, nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn...

Cồng Chiêng Tây Nguyên: Giai Điệu Linh Thiêng Giữa Đất Trời Đại Ngàn

Cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa và tâm linh của các dân tộc thiểu số nơi đây. Những âm thanh vang vọng giữa núi rừng không chỉ mang đến sức mạnh thiêng liêng, mà còn là tiếng nói của tổ tiên, của trời đất, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng vừa là một nhạc cụ, vừa là biểu tượng của quyền lực,...

Khám phá biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo sau khi trùng tu

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, vào ngày 26/01/2024, biệt thự Pháp cổ tọa lạc tại số 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài, Hà Nội, chính thức mở cửa đón khách tham quan sau hai năm được trùng tu tỉ mỉ và công phu. Đây là một trong những dự án trọng điểm nằm trong Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị của Thành ủy Hà Nội, được thực hiện với...

Bài đọc nhiều

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Cùng chuyên mục

Khám Phá Các Địa Điểm Du Lịch Di Sản Ít Được Biết Đến – Kỳ 1

Giữa vô số di sản văn hóa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên bản đồ du lịch Việt Nam, vẫn có những địa điểm ít được biết đến, mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, chưa được khai thác hết. Những điểm đến ấy, không chỉ giữ trong lòng những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu, mà còn tiềm tàng khả năng phát triển du lịch bền vững. Thành cổ Quảng Trị và làng...

Công Nghệ Số Trong Bảo Tồn Di Sản: Giải Pháp Tối Ưu Cho Tương Lai?

Công nghệ số ngày nay đã thâm nhập và mang đến những bước tiến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Việc bảo tồn di sản cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ, việc bảo tồn di sản hiện nay đã mở rộng ranh giới ra ngoài nhiệm vụ của các bảo tàng, nhà nghiên cứu. Nó đã trở thành một quá trình tương tác và hoà...

Hương Sắc Văn Hóa Phi Vật Thể Tại Lễ Hội Chùa Hương: Bảo Tồn Tinh Hoa Giữa Lòng Thời Gian

Mỗi độ xuân về, khi hoa mơ trắng tinh khôi nở rộ khắp núi rừng Hương Sơn, hàng nghìn Phật tử từ khắp mọi miền đất nước lại náo nức trẩy hội Chùa Hương, nơi linh thiêng và đầy ắp hương sắc văn hóa. Đây không chỉ là dịp để cầu nguyện cho một năm mới an lành, mà còn là hành trình tâm linh trở về cội nguồn, nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn...

Cồng Chiêng Tây Nguyên: Giai Điệu Linh Thiêng Giữa Đất Trời Đại Ngàn

Cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa và tâm linh của các dân tộc thiểu số nơi đây. Những âm thanh vang vọng giữa núi rừng không chỉ mang đến sức mạnh thiêng liêng, mà còn là tiếng nói của tổ tiên, của trời đất, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng vừa là một nhạc cụ, vừa là biểu tượng của quyền lực,...

Khám phá biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo sau khi trùng tu

Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu xuân, vào ngày 26/01/2024, biệt thự Pháp cổ tọa lạc tại số 49 Trần Hưng Đạo – 46 Hàng Bài, Hà Nội, chính thức mở cửa đón khách tham quan sau hai năm được trùng tu tỉ mỉ và công phu. Đây là một trong những dự án trọng điểm nằm trong Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị của Thành ủy Hà Nội, được thực hiện với...

Mới nhất

Phát hiện thêm nhiều vụ phá rừng phòng hộ tại Bình Định

Ngày 8-9, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Lê Văn Lũy, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), xác nhận, đơn vị đã kiểm tra hiện trường và phối hợp với các đơn vị để giám định thiệt hại vụ phá rừng phòng hộ ở khu vực Suối Trầu (thôn Lộ...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ...

Gửi 600 triệu nhận hơn 51 triệu đồng tiền lãi

Đối với tiền gửi tiết kiệm tại quầy, lĩnh lãi cuối kỳ SHB niêm yết lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng ở mức 3,3%/năm. Với kỳ hạn 3 - 5 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức 3,6%/năm. Kỳ hạn 6 - 11 tháng, khách hàng được hưởng mức lãi suất...

Âm nhạc cộng đồng bắc những nhịp cầu thấu hiểu

6 năm qua Hợp xướng Đa Dạng có mặt biểu diễn ở nhiều chương trình, hoạt động vì cộng đồng như: Hòa nhạc Vì một Hà Nội đáng sống, biểu diễn tại Tòa nhà Xanh Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam hưởng...

Mới nhất