Trang chủDestinationsGia LaiPhó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Xây dựng làng nông...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Xây dựng làng nông thôn mới phải thực chất | Báo Gia Lai điện tử



(GLO)- Chiều 25-5, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát và làm việc với hệ thống chính trị xã Bar Măih (huyện Chư Sê) liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 23-5-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Tham gia đoàn công tác có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện Chư Sê.

Những kết quả tích cực

Trước khi làm việc với hệ thống chính trị xã Bar Măih, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung cùng đoàn công tác đã khảo sát tình hình sản xuất của người dân làng Tơ Drăh. Đồng thời, đến thăm hỏi, động viên 3 hộ gia đình tiêu biểu của làng Tơ Drăh trong thực hiện phong trào xây dựng NTM và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Báo cáo với Phó Bí thư Tỉnh ủy, anh Byên phấn khởi cho biết: “Gia đình đang canh tác hơn 3 ha cà phê, 500 trụ hồ tiêu và tham gia Tổ hợp tác trồng chuối tại làng. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình thu được hơn 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình cũng tham gia đóng góp tiền, ngày công, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của làng thay đổi nhanh chóng”.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Xây dựng làng nông thôn mới phải thực chất ảnh 1

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung phát biểu tại buổi làm việc với hệ thống chính trị xã Bar Măih, huyện Chư Sê. Ảnh: Quang Tấn

Theo ông Đinh Chroh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tơ Drăh, làng có 324 hộ với 1.356 khẩu, trong đó, người DTTS chiếm 99%. Làng còn 38 hộ nghèo (chiếm 11,73%) và 14 hộ cận nghèo (chiếm 4,32%). Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, dân làng đã bắt đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần loại bỏ những tập quán lạc hậu, biết cách tổ chức sản xuất… Vì vậy, đời sống người dân ngày càng nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 41,2 triệu đồng. Diện mạo của làng có nhiều khởi sắc, hệ thống đường giao thông được đầu tư đồng bộ. Làng đã đạt chuẩn NTM từ năm 2020.

Báo cáo với Phó Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác, Bí thư Đảng ủy xã Trương Văn Hoàng cho biết: Xã có xuất phát điểm thấp, đồng bào DTTS chiếm trên 86% dân số, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Do đó, việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng NTM gặp khó khăn.

Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, người dân đã tham gia đóng góp tiền, hiến đất, ngày công lao động với tổng trị giá hơn 4,2 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng… Nhờ đó, cuối năm 2019, xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Cùng với đó, xã cũng đã thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS. Đến nay, xã có 1/5 làng đạt chuẩn NTM.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Xây dựng làng nông thôn mới phải thực chất ảnh 2

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (ở giữa) và đoàn công tác đi khảo sát thực tế tình hình sản xuất và thăm hỏi, động viên 3 hộ dân tiêu biểu trong thay đổi nếp nghĩ, cách làm tại làng Tơ Drăh. Ảnh: Quang Tấn

“Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 có nhiều điểm mới và ở mức độ cao hơn so với thực tế tại địa phương. Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng nông sản còn khá bấp bênh nên thu nhập của người dân còn thiếu tính ổn định. Do đó, nhiều tiêu chí của xã bị tụt hạng so với bộ tiêu chí mới. Thời gian tới, xã tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Phấn đấu trong năm nay, xã sẽ đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí mới và hoàn thành NTM nâng cao vào năm 2025”-Bí thư Đảng ủy xã Bar Măih cho hay.

Đánh giá kết quả 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và 1 năm thực hiện Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Chư Sê Lý Anh Sang cho biết: Huyện đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong triển khai thực hiện, nhất là các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, nhận thức của người dân đã chuyển biến tích cực. Bà con mạnh dạn đổi mới cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững bằng chính nội lực của mình. Cảnh quan, vệ sinh môi trường tại các làng có nhiều thay đổi. Các hoạt động văn hóa truyền thống được duy trì và phát huy. Ngoài ra, huyện đã lồng ghép, huy động các nguồn lực để xây dựng NTM. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong quá trình thực hiện đã được hình thành và nhân rộng, tạo sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng dân cư.

Tiếp tục củng cố, nâng cao các tiêu chí NTM

Qua khảo sát thực tế tại làng Tơ Drăh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đánh giá cao những đổi thay của làng trong thời gian qua. Đường làng, ngõ xóm đã được đầu tư kiên cố, sạch đẹp; nhà cửa thì khang trang; đời sống kinh tế của người dân cũng được nâng lên đáng kể. Nhờ đó, xã và làng Tơ Drăh đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, nếu so với bộ tiêu chí mới thì có nhiều tiêu chí bị tụt hạng. Do đó, xã và làng cần rà soát, đánh giá lại cụ thể từng tiêu chí trong xây dựng NTM để có giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Quan trọng hơn, huyện và xã cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng NTM, để người dân thực sự là chủ thể trong triển khai thực hiện chương trình này. Đồng thời, huyện và xã cần chú trọng thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU về “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Xây dựng làng nông thôn mới phải thực chất ảnh 3

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Quang Tấn

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm cho rằng: Muốn Chỉ thị số 08-CT/TU đi vào cuộc sống thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, chính quyền các cấp, nhất là các tổ chức thành viên của Mặt trận phải đọc lại Sổ tay cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Từ đó, xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình, dự án điểm có hiệu quả để từng bước làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người DTTS, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Dịp này, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung trao tặng các phần quà cho hệ thống chính trị xã Bar Măih, làng Tơ Drăh và 3 hộ dân tiêu biểu của làng Tơ Drăh trong thực hiện phong trào xây dựng NTM và cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung đánh giá cao những kết quả nổi bật mà huyện Chư Sê, xã Bar Măih và làng Tơ Drăh đã đạt được trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Người dân xã Bar Măih và làng Tơ Drăh đã có ý thức trách nhiệm trong xây dựng NTM, tự thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, phát triển kinh tế. Nhiều hộ dân đã tham gia hợp tác với nhau để sản xuất cũng như biết buôn bán, trao đổi hàng hóa nhằm tăng thu nhập. Đặc biệt, dù có tới 99% dân số là người DTTS nhưng làng Tơ Drăh đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ rất sớm. Tuy nhiên, huyện, xã và hệ thống chính trị làng cũng phải không ngừng củng cố, duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí NTM trong thời gian tới để các làng khác đến học hỏi.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung: Xây dựng làng nông thôn mới phải thực chất ảnh 4

Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung (bìa trái) tặng quà cho hệ thống chính trị xã Bar Măih. Ảnh: Quang Tấn

Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Cả hệ thống chính trị của huyện phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, trong đó, cần nhìn nhận, đánh giá tổng quan những mặt đạt được và chưa được trong việc triển khai thực hiện. Từ đó, nghiên cứu, có kế hoạch chi tiết để cụ thể hóa trong triển khai thực hiện nhằm đạt kết quả cao hơn nữa.

“Xây dựng làng NTM phải có quyết tâm chính trị cao, không được chạy theo thành tích mà phải đi vào thực chất. Từ đó, lấy Tơ Drăh làm làng điểm để triển khai xây dựng các làng NTM trên địa bàn. Đồng thời, huyện cũng cần nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao như “Đàn dê thoát nghèo”, nuôi bò rẽ… để góp phần thoát nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện, xã cũng cần có kế hoạch chi tiết để huy động các nguồn lực tham gia xây dựng làng NTM, nhất là việc triển khai các mô hình phát triển sản xuất trong vùng đồng bào DTTS; triển khai có hiệu quả việc kết nghĩa giữa các chi bộ, thôn, làng người Kinh và người DTTS để cùng nhau học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội”-Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Đối với một số kiến nghị của địa phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận và chỉ đạo các sở, ngành liên quan có hướng giải quyết phù hợp theo đúng thẩm quyền.



Source link

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về tình hình thực hiện công tác dân tộc trong...

Ngày 29/10, Đoàn công tác của Trung ương do ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn...

Đoàn công tác của Trung ương làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về thực hiện công tác dân tộc trong tình hình...

Ngày 29/10, Đoàn công tác của Trung ương do ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn...

Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Các cuộc khảo sát bằng tia laser đã phát hiện một thành phố cổ rộng lớn thuộc nền văn minh Maya, có tuổi đời hàng thế kỷ ở Bán đảo Yucatán của Mexico.

Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Mường Lát

Ngày 28/10, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, làm Trưởng đoàn, đã khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.Với nhiều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia Lai: Phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Sáng 17-4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thư viện tỉnh Gia Lai và UBND huyện Chư Păh tổ chức lễ phát động điểm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (thị trấn Phú Hòa). Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Lam Nguyên Phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở...

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Điệu hò biển khơi | Báo Gia Lai điện tử

Tiếng hò, tiếng hát theo nhịp sênh, nhịp phách, khi hào sảng, lúc thiết tha… Nhiều năm nay, âm thanh ấy vẫn đều đặn sôi nổi cất lên át tiếng sóng biển ở thôn Mỹ Nghĩa, phường Mỹ Đông, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Một năm đôi lần, trước mỗi kỳ lễ hội lớn của người dân vùng biển, ngư dân lại tạm gác tay chèo, tay lưới tụ họp lại trước đình làng, xông xênh lễ phục, hăng say luyện tập. Điệu hò mang theo từ thuở cha ông lên thuyền vượt biển tới dựng làng lập ấp, trải qua bao biến cố, thăng trầm, giờ tiếp tục được những người dân làng biển gìn giữ, trao truyền.

Vụ nổ súng ở Khánh Hòa: Nghi phạm là con rể ‘hờ’ | Báo Gia Lai điện tử

Nghi phạm vụ nổ súng bắn người ở Khánh Hòa đang chung sống như vợ chồng với con gái của nạn nhân.

Bài đọc nhiều

Khướu Ngọc Linh – loài chim đặc hữu cần bảo vệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam Khướu Ngọc Linh là loài chim đặc hữu, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đây là một trong những loài chim đẹp và quý hiếm được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Tuy nhiên, số lượng loài này ngày càng suy giảm nhanh chóng, rất cần sự chung tay bảo vệ...

Hàng trăm ha lúa Đông Xuân thiếu nước tưới cục bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam (GLO)- Thời gian qua, thời tiết nắng nóng khiến mực nước tại các sông suối, ao hồ giảm nhanh. Theo đó, hàng trăm ha lúa nước vụ Đông Xuân 2022-2023 đang trong giai đoạn làm đòng bị thiếu nước tưới cục bộ dẫn đến năng suất giảm hoặc mất trắng. Đồng khô, lúa khát nước tưới Theo...

1 công nhân ngã từ cột điện tử vong | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 10 giờ 45 sáng 17-5 tại ngã ba giao nhau giữa đường Nay Der và Hùng Vương (TP. Pleiku).

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội thao Người cao tuổi huyện Kbang | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Ngày 25 và 26-5, Hội Người cao tuổi huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện tổ chức Hội thao Người cao tuổi năm 2023.

Lễ hội tôn vinh áo dài Việt Nam tại Festival Biển 2023 | Báo Gia Lai điện tử

Qua 3 lần tổ chức, Lễ hội Áo dài đã trở thành một sự kiện văn hóa-du lịch nổi bật, tạo được dấu ấn riêng, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và du khách tại tỉnh Khánh Hòa.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Petrovietnam trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc tỉnh Cà Mau đang học tập tại Hà Nội

Petrovietnam trao học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc tỉnh Cà Mau đang học tập tại Hà Nội | 10/11/2024 ...

Việt Nam sẵn sàng cùng LHQ ủng hộ hòa bình, thúc đẩy phát triển bền vững

(ĐCSVN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, và ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ). Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác, chia sẻ,...

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và...

Mới nhất