Trang chủDestinationsĐắk LắkPhiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chất vấn...

Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chất vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát


18:29, 20/03/2023

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 20/3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đại biểu đã tiến hành chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát.

Tham dự phiên họp tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lê Thị Thanh Xuân; các ĐBQH tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 





Đại biểu tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu Đắk Lắk.
Đại biểu tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu Đắk Lắk.

Tại phiên họp, đã có 24 ĐBQH đặt câu hỏi chất vấn, tập trung vào các nội dung như: giải pháp nâng cao hơn nữa tỷ lệ, tiến độ, chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhằm kịp thời khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; trách nhiệm của Viện trưởng Viện KSND tối cao trong công tác kiểm sát thi hành án hành chính và giải pháp cụ thể trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính; giải pháp hữu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời phòng ngừa, răn đe các loại tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng và lĩnh vực y tế

Bên cạnh đó, đại biểu còn chất vấn về việc áp dụng các biện pháp tạm giam trong thời gian qua; giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng việc thi hành án đối với chủ thể là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa được quan tâm tổ chức thi hành mà mới chỉ dừng lại ở mức độ thông báo để tự nguyện thi hành; giải pháp sẽ triển khai để kịp thời phát hiện những vi phạm thiếu sót trong công tác giám định…





Toàn cảnh phiên làm việc. Ảnh: Quochoi.vn
Toàn cảnh phiên làm việc. Ảnh: Quochoi.vn

Trả lời chất vấn của đại biểu về giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, dưới góc độ ngành kiểm sát, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí cho biết, luật quy định 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, thực tế ở nước ta có tâm lí sau khi nhận được quyết định bản án có hiệu lực thi hành đương sự có ngay đơn giám đốc thẩm, tình trạng xét xử không có điểm dừng và ngày càng nhiều. 

Trách nhiệm xem xét đơn kháng nghị là của cả TAND và viện KSND. Đối với những vụ việc mà Viện KSND có hồ sơ thì đều giải quyết đạt trên và vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên, nếu tính cứ có đơn là phải giải quyết thì ngành kiểm sát không đạt bởi nhiều vụ việc không có hồ sơ. 

Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí nêu rõ, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm áp lực lớn cho cả tòa án và viện kiểm sát. Thời gian tới người dân nhận thức được điểm dừng, đồng thời các ngành tư pháp nâng cao chất lượng giải quyết. Ngành kiểm sát cũng nỗ lực, cử kiểm sát viên phân loại và xử lý, kiểm soát tỉ lệ giải quyết đơn. Theo đó, đồng bộ từ quy định pháp luật, nhận thức của người dân và nỗ lực của ngành thì mới có thể kiểm soát được tỉ lệ giải quyết.





Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn
Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Về án hành chính, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí cho biết hiện nay, phần lớn án hành chính liên quan đến đất đai. Thời gian tới, cần giải quyết những bất cập trong Luật Đất đai hạn từ đó hạn chế khiếu kiện tranh chấp, giá trị đất đai xác định khách quan.

Mặt khác, trong án hành chính có yếu tố cả nể. Cùng với đó, án hành chính liên quan đến quá trình dài, tính chất phức tạp, hồ sơ tài liệu không phải lúc nào cũng được cơ quan hành chính cung cấp đầy đủ, hay việc tham gia phiên tòa của người đứng đầu cơ quan bị khởi kiện hạn chế, hay khi bản án có hiệu lực thi hành thì không phải lúc nào cũng được nghiêm túc thi hành. Từ những nguyên nhân trên ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết án hành chính. Do đó, cần xem xét căn cơ từ pháp luật đến mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống.

Về chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm, Viện trưởng Viện KSND tối cao cho biết đây là chủ trương xuyên suốt của ngành, nhiệm vụ chính trị hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác nghiệp vụ. Tuy nhiên, hai yêu cầu này có sự mâu thuẫn với nhau trong thực tế giữa đấu tranh mạnh mẽ với tội phạm và không để lọt tội phạm là thách thức lớn với các cơ quan tiến hành tố tụng.

Nhấn mạnh đây là yêu cầu rất cao và ngặt nghèo, do đó thời gian qua, Ban Cán sự và Viện trưởng Viện KSND tối cao yêu cầu toàn ngành là phải quán triệt nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ đối với kiểm sát viên là công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn. Đặc biệt Viện trưởng có một chỉ thị chuyên đề chuyên về chống oan sai, trong đó đưa ra nhiều giải pháp cụ thể.

Đồng thời đề ra yêu cầu Viện trưởng Viện KSND các cấp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra trường hợp tòa án tuyên bị cáo không phạm tội hoặc hủy án để điều tra lại; trường hợp phải đình chỉ vì không phạm tội thì kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của cá nhân, tập thể lãnh đạo đơn vị và xem xét cả trách nhiệm của Viện kiểm sát cấp trên.

Mặt khác Viện kiểm sát cũng tăng cường thanh tra nghiệp vụ để phát hiện oan sai và bỏ lọt tội phạm để ngăn chặn kịp thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, gắn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với công tác xây dựng ngành, đơn vị các cấp, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp kiểm sát trong công tác Đảng cũng như trong chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đối với yêu cầu chống oan sai, bỏ lọt tội phạm…





Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận phiên làm việc. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận phiên làm việc. Ảnh: Quochoi.vn

Phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, các vấn đề được lựa chọn chất vấn là đúng và trúng, vừa có tính thời sự, vừa là những vấn đề quan trọng gắn chặt với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các ĐBQH đánh giá cao phần trả lời chất vấn, đồng thời ghi nhận các giải pháp, cam kết của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao và các Bộ trưởng tại phiên chất vấn; trên cơ sở kết quả phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về chất vấn.

Đồng thời Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới như: tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án; chấp hành nghiêm thời hạn xét xử theo luật định; xét xử các vụ án hình sự phải bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, chức vụ, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi và chỉ đạo; chú trọng công tác hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án để giảm bớt các vụ án phải mở phiên tòa xét xử; tiếp tục triển khai hiệu quả việc tổ chức phiên tòa trực tuyến; tăng hiệu quả giải quyết đối với một số loại án, nhất là án hành chính…

Trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao tiếp tục triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác, chấp hành nghiêm thời gian tố tụng; việc truy tố phải bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tăng cường kiểm soát bên trong việc thực hiện quyền công tố; nâng cao hơn nữa trách nhiệm và chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, kiểm sát chặt chẽ quá trình điều tra để hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần…

Lan Anh

 





Nguồn

Cùng chủ đề

Đầu tư 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. ...

Đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác thực chất và hiệu quả giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong thời gian qua, trong đó có các khuyến nghị quan trọng của Đoàn tham vấn Điều IV dành cho Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, duy trì các hoạt động đối thoại, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam trong thời gian tới. ...

Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc

(ĐCSVN) - Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029; kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), tối 15/11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Tham dự có Ủy viên...

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ thực thi vào tháng 1/2025. Hiện doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã có sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các quy định. Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu sự điều chỉnh của quy định này gồm: Gia súc,...

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao tặng Giấy chứng nhận và Biểu trưng tôn vinh 25 điển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Một vụ tranh chấp, ba lần xét xử vẫn chưa xong

08:34, 09/08/2023 Vợ chồng ông Y Miên Mlô (SN 1960), bà Đặng Thị Thùy Lan (SN 1957, trú thôn 7, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) phản ánh với Báo Đắk Lắk việc ông Võ Ngọc Hùng (SN 1954) và vợ là Đặng Thị Kiều (SN 1959, ở phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) có hành vi tố cáo sai sự thật để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vụ kiện đã qua nhiều phiên xét xử...

(E-magazine) Dấu ấn Công an xã chính quy

10:27, 09/05/2023     Hơn 3 năm triển khai Đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã, lực lượng này đang từng bước khẳng định được vị trí, vai trò "hạt nhân" trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), an toàn xã hội ở cơ sở...     Xã Ea Sol (huyện Ea H’leo) là địa bàn giáp ranh với thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), có 3.530 hộ, 15.809 khẩu thuộc 13 dân...

Cần sự liên kết để phát huy hiệu quả Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột

06:17, 12/08/2023 Nhằm phát triển, lan tỏa văn hóa đọc, thời gian qua, Thư viện quốc gia Việt Nam đã nỗ lực vận động, thiết kế và vận hành hệ thống các thư viện trong cả nước, đến tận các xã, phường, trường học. Hội Xuất bản Việt Nam cũng từng bước xây dựng các điểm đến đường sách tại các đô thị lớn, tạo nên những không gian văn hóa đọc. Tuy nhiên, các đường sách địa phương...

Bến Ô Môi còn đó dấu chân người

06:02, 06/08/2023 Không ai biết cái tên Ô Môi được đặt cho bến đò ở TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) từ khi nào, nhưng hai tiếng “ô môi” gợi lên trong mỗi con người miền Tây Nam bộ bao hoài niệm về thời ấu thơ đẹp đẽ với loài cây đơn sơ của quê nhà. Nhiều bậc cao niên kể lại, ngày xưa cây ô môi mọc rất nhiều bên bờ sông nơi có bến đò nên người...

“Dừng cưỡi… hãy cười cùng voi”

08:34, 14/05/2023 Thay vì cưỡi trên lưng những chú voi như trước, giờ đây du khách khi đến với sản phẩm du lịch voi Đắk Lắk sẽ tham gia những hoạt động tương tác thân thiện với voi như: cho voi ăn, chụp hình cùng voi… Cười cùng voi Là nơi cung cấp loại hình du lịch đặc trưng – cưỡi voi rất thu hút du khách khi đến với Đắk Lắk, tuy nhiên, trước sự giảm sút của đàn voi...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa... ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình ‘Hồ Chí Minh

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư...

Saigon Co.op tổ chức tuần lễ trái cây tri ân ngày nhà giáo Việt Nam

Siêu thị giảm giá 20-25% cho hơn 100 loại trái cây, dành tặng hàng ngàn phần quà cho khách hàng thành viên trong khuôn khổ chương trình “Tri ân triệu cảm xúc". ...

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo...

Thay máu cứu sống trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi mắc bệnh tan máu hiếm gặp

Trước đó, ngày 7/11, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh - Nhi sơ sinh, Trung tâm Nhi Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh (sinh ngày 7/11/2024) từ tỉnh Quảng Bình. Chỉ trong...

Mới nhất