Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” sẽ là diễn đàn để thiếu nhi thể hiện tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình; đồng thời tập dượt sinh hoạt chính trị nhằm hun đúc ước mơ, xây hoài bão lớn cho các em

Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' - diễn đàn để trẻ em thể hiện tiếng nói của mình
Phiên họp giả định ‘Quốc hội trẻ em’ – diễn đàn để thiếu nhi thể hiện tiếng nói của mình. (Ảnh: Thanh Hùng)

Sáng 23/9, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội T.Ư phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức thông tin về phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II – năm 2024.

Tại phiên họp này, các em học sinh sẽ vào vai các bộ trưởng, Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Quốc hội để chất vấn hoặc trả lời chất vấn các vấn đề.

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” sẽ là diễn đàn để trẻ em thể hiện tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình; đồng thời tập dượt sinh hoạt chính trị nhằm hun đúc ước mơ, xây hoài bão lớn cho thiếu nhi.

Đây cũng là mô hình hoạt động mới thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan phù hợp với tâm lý, khả năng; tạo điều kiện để trẻ em phát huy năng lực, kỹ năng trình bày ý kiến, quan điểm, nhận thức và tham gia vào quá trình ra quyết định về các vấn đề liên quan.

Thông qua hoạt động cũng giúp các em được trải nghiệm, tìm hiểu bộ máy cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội.

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27-29/9 tại Hà Nội với sự tham dự của 306 đại biểu là các em đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Thành phần đại biểu tham gia phiên họp giả định này gồm có 259 em dân tộc Kinh và 47 em dân tộc thiểu số.

Cụ thể, ngày 28/9, buổi sáng, các “đại biểu nhí” tham gia khai mạc phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”. Buổi chiều, các đại biểu tham gia thảo luận tại 12 tổ tại Tòa nhà Quốc hội với 2 chủ đề: “Phòng chống bạo lực học đường” và “Phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.

Ngày 29/9 sẽ diễn ra phiên chất vấn tại Hội trường Diên Hồng toà nhà Quốc hội. Tại phiên chất vấn, các em được đóng vai thành đại biểu Quốc hội và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội, Chính phủ. Trong phiên họp, các ý kiến phát biểu đóng góp của các đại biểu “Quốc hội trẻ em” sẽ phản ánh những ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của các cử tri trẻ em tại địa phương.

Đồng thời, các đại biểu nhí sẽ tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn về công tác phòng chống bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường để làm rõ các vấn đề được “cử tri trẻ em” cả nước quan tâm.

Kết thúc phiên toàn thể, các em sẽ thông qua Nghị quyết của phiên họp. Nghị quyết này được xem như một báo cáo kiến nghị của các cử tri đặc biệt đối với các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Ban tổ chức cho biết, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cũng sẽ dự và phát biểu chỉ đạo tại chương trình.

Tham dự chương trình cũng có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Đội T.Ư.

Bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư cho biết, chương trình sẽ không chỉ dừng lại ở việc thảo luận, tương tác giữa các em. Năm nay, kết thúc mỗi phần chất vấn với từng vấn đề, Bộ trưởng đương nhiệm của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế sẽ tiếp tục trả lời với các em. “Như vậy, chúng ta sẽ có 2 góc nhìn. Góc nhìn trẻ em sẽ giải quyết vấn đề như thế nào và thực tế hiện nay và 2 bộ đang giải quyết ra sao”, bà Trang nói.

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” được tổ chức nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể hoá chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong triển khai hiệu quả Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em giai đoạn 2023-2027”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/phien-hop-gia-dinh-quoc-hoi-tre-em-dien-dan-de-thieu-nhi-the-hien-tieng-noi-cua-minh-287412.html

Cùng chủ đề

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

‘Ưu tú không đợi phải phân công’

Phát biểu tại buổi lễ vinh danh nhà giáo tiêu biểu sáng 17.11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhắn nhủ: 'Ưu tú không đợi phải phân công, không đợi phải yêu cầu, mà sự ưu tú ấy cần được thể hiện qua tinh thần...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: ‘Làm giáo dục là một việc khó’

Ngày 17/11, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Năm nay, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 21 nhà giáo và Nhà giáo ưu tú cho 1.167 người. Tại buổi lễ hôm nay, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ trao...

Môn thi thứ ba vào lớp 10 là môn gì, phụ huynh đang ‘đau tim’ chờ đợi

Tôi cũng như hàng triệu phụ huynh có con đang họp lớp 9 trên cả nước, nhất là những người ở đô thị đông đúc như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,… rất 'đau tim' khi chờ đợi môn thi thứ ba vào lớp 10. ...

Đại học Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đại học Đà Nẵng được kỳ vọng là một trong những trung tâm đào tạo đại học lớn của cả nước, có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên toàn quốc. Trong đó, khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với một số tỉnh ghi nhận mức 64.000 đồng/kg. Dự kiến ​​sản lượng và mức tiêu thụ thịt heo toàn cầu năm 2025 sẽ giảm dưới 1%.

Houthi tấn công Israel, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa không phận với máy bay chở Tổng thống Isaac Herzog

Mới đây, phong trào Houthi ở Yemen đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào các thành phố của Israel.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển”, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, đạo tạo là quốc sách hàng đầu; là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng, bảo vệ đất nước nói chung, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng.

Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Góp phần xây dựng tương lai phát triển ASEAN vững mạnh cũng chính là góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng của hơn 100 triệu người dân Việt Nam.

Nga vẫn “rắn” về quan điểm đối thoại với Ukraine, hai ông Biden-Trump hội đàm ‘ân cần’, Trung Quốc nêu 4 lằn ranh đỏ...

Nga nhắc lại điều kiện đối thoại với Ukraine, Trung Quốc nhắc tới 4 lằn ranh đỏ Mỹ không được vượt qua, khôi phục truyền thống, Tổng thống Joe Biden tiếp ông Donald Trump tại Nhà Trắng, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh Sư phạm nhập vai “Xúy Vân giả dại” khiến cả hội trường bất ngờ vì diễn quá xuất sắc

Sự tài tình của nữ sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khi hóa thân vào nhân vật Xúy Vân là cùng một lúc vừa múa vừa ca, vừa biểu hiện những ngôn ngữ cơ thể… như diễn viên chuyên nghiệp. ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam

Nội dung trên được Tổng Bí thư nêu trong buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay 18/11.Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc, vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực này.Trước bối cảnh thế giới trong thời kỳ thay đổi có tính thời...

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Tổng Bí thư lưu ý một số công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng...

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khiến ngành Giáo dục phải suy ngẫm

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại đây, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu sâu sắc khiến ngành Giáo dục nói chung và những người làm...

Tâm sự của người thầy mong đừng ‘méo mó’ ngày Nhà giáo

Thế hệ chúng tôi là những người từng trải qua nhiều thập niên gắn bó với giáo dục; từng là học sinh rồi lớn lên, trở thành thầy cô đứng trên bục giảng dạy học. Thế nên, mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt...

Mới nhất

DOJILAND – Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực BĐS

(CLO) Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm...

Chủ tịch TPHCM trao quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm 6 cán bộ

TPO - Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã trao quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm nhân sự chủ chốt tại 6 cơ quan, đơn vị của thành phố. TPO - Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã trao quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm nhân sự...

Lô cốt cũ ‘đắp chiếu’, lô cốt mới lại mọc trên đường Hà Nội

TPO - Trong khi cả 10 vị trí hàng rào thi công (lô cốt) trên đường Vũ Trọng Khánh nằm im nhiều năm nay thì gần đây, nhiều lô cốt thi công lại mọc thêm tại nút giao ngã ba Trần Phú - Vũ Trọng Khánh và tuyến đường Trần Phú (Hà Đông). Tình trạng này gây ùn...

Sắp diễn ra Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV

Theo dự kiến, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong tháng 11/2024. Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh...Công trình “Xây...

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán...

Mới nhất