Trang chủNewsThời sựPhiên họp Chính phủ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc...

Phiên họp Chính phủ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao và 4 dự án, đề nghị xây dựng luật


Phiên họp Chính phủ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao và 4 dự án, đề nghị xây dựng luật- Ảnh 1.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thành kính dành phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc và đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo chương trình, phiên họp thảo luận về 5 nội dung quan trọng gồm 2 đề nghị xây dựng luật (Luật Tình trạng khẩn cấp, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)); 2 dự án luật (Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Việc làm (sửa đổi)); Đề án về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thành kính dành phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc và đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần.

Phát biểu ý kiến khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đột phá về thể chế là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Chính phủ rất coi trọng công tác này và từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Chính phủ đã tổ chức 27 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua hơn 60 luật, nghị quyết. Chính phủ ban hành hơn 380 nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành gần 90 quyết định quy phạm.

Phiên họp Chính phủ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao và 4 dự án, đề nghị xây dựng luật- Ảnh 2.
Thủ tướng nhắc lại yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế; thường xuyên rà soát, xem xét các vướng mắc, vấn đề phát sinh trên thực tiễn, những vấn đề mới, những vấn đề cần phải có các quy định pháp luật – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Riêng trong năm 2024, Chính phủ đã tổ chức 5 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, thông qua đối với 26 đề nghị xây dựng luật, nghị quyết, dự án luật. Đặc biệt, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban.

Theo Thủ tướng, ngoài việc cần coi trọng về số lượng, bảo đảm tiến độ, phải đặc biệt coi trọng chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là thực hiện phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới, thiết kế các công cụ giám sát, kiểm tra; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chấm dứt cơ chế “xin-cho”, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho các cơ quan, người dân, doanh nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng luật là phải tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vượt qua thách thức phát sinh trong thực tiễn, từ đó huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển đất nước theo mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng thể chế; thường xuyên rà soát, xem xét các vướng mắc, vấn đề phát sinh trên thực tiễn, những vấn đề mới, những vấn đề cần phải có các quy định pháp luật để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.

Đồng thời, đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng thể chế; bảo đảm các điều kiện về tư liệu, tài liệu, các trang thiết bị cần thiết khác; bố trí những cán bộ đủ trình độ, năng lực, có trách nhiệm cao, đam mê, cảm xúc đối công việc; khuyến khích đổi mới sáng tạo, sáng kiến và ưu tiên chế độ chính sách phù hợp với những cán bộ tham gia xây dựng pháp luật.

Thủ tướng chỉ đạo đã qua 6 tháng đầu năm 2024 và 3 năm của nhiệm kỳ này, các bộ, ngành cần xem xét những cán bộ nào từ đầu nhiệm kỳ đến nay có thành tích xuất sắc trong xây dựng thể chế thì đề xuất khen thưởng đột xuất; Bộ Nội vụ quan tâm và hướng dẫn công tác này. Bên cạnh đó, phải rà soát lại những ai chưa làm tốt phải kiểm điểm, nhắc nhở; ai vi phạm phải xử lý; bảo đảm công bằng, minh bạch, khách quan, bình đẳng.

Phiên họp Chính phủ về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao và 4 dự án, đề nghị xây dựng luật- Ảnh 3.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cũng tại phiên họp này, Chính phủ thảo luận Đề án về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam để trình có cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Bộ Chính trị đã có Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là việc lớn, quan trọng, phải lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ trước khi trình cấp có thẩm quyền để triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị.

Lưu ý thời gian phiên họp có hạn, yêu cầu cao, phạm vi rộng, nội dung phong phú, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, tiếp tục tinh thần đổi mới; trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến ngắn gọn, rõ ý, đi thẳng vào vấn đề; tập trung trao đổi về các vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau cần thảo luận, xin ý kiến Chính phủ; bảo đảm tiến độ, chất lượng của Phiên họp với tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm”, từ đó dễ kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thi đua khen thưởng.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/phien-hop-chinh-phu-ve-chu-truong-dau-tu-duong-sat-toc-do-cao-va-4-du-an-de-nghi-xay-dung-luat-377140.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng rằng việc Timor Leste sớm trở thành thành viên sẽ tiếp thêm sức mạnh tự cường cho ASEAN và khu vực.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh ASEAN...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Tham dự tất cả khoảng 20 hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các bài phát biểu quan trọng, chia sẻ quan điểm của Việt Nam...

Thi đua ái quốc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Tạo sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ trong triển khai phong trào thi đua ái quốcTheo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cách đây 76 năm (ngày 11-6-1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu...

Việt Nam tự tin, bản lĩnh bước vào kỷ nguyên thông minh

Thủ tướng đề nghị Giáo sư Klaus Schwab và WEF sẽ có thêm nhiều sáng kiến hỗ trợ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, thanh niên tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thêm cơ hội tiếp cận...

tạo mọi điều kiện để nữ trí thức phát huy năng lực, tâm huyết

Cùng tham dự có GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Nữ trí thức Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; GS.TS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam; bà Sarah Matilde Catherine Peers, Chủ tịch Mạng lưới các nhà khoa học và kỹ sư nữ quốc tế (INWES). Theo các báo cáo, sau...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Nhằm kiến tạo tương lai phát triển tự cường và bền vững, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác, hỗ trợ các nước ASEAN, tiểu vùng Mekong ứng phó biến...

3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-3-dinh-huong-phat-trien-hop-tac-asean-voi-trung-quoc-nhat-ban-han-quoc-381459.html

Hợp tác chặt chẽ để góp phần vào sự phát triển bền vững của các quốc gia có lưu vực sông Mê Công

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Ban thư ký phối hợp với các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác với 2 nước thượng lưu là Trung Quốc và Myanmar để bảo đảm sự quản lý tổng hợp trên...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật trên và...

Ireland mong muốn hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững

Nhận định trên do bà Pippa Hackett, Quốc vụ khanh Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Đại dương Ireland, đưa ra tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành trong ngày 10/10.Nếu cụ thể về vấn đề xử...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Du lịch thả ga, vé máy bay sẽ bớt “nóng”?

(Dân trí) - Nếu có đường sắt tốc độ cao thì thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Nghệ An, TPHCM... rút ngắn nhiều so với đi xe khách. Điều này giúp du khách có nhiều lựa chọn, từ đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên. Du khách, đơn vị lữ hành hào hứng chờ viễn cảnh tàu cao tốc Bắc - Nam Mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến khởi công...

Người dùng Facebook Việt Nam sắp được sử dụng Meta AI

Chatbot của Meta AI sẽ hỗ trợ tiếng Việt trong vài tuần tới và được tích hợp sẵn vào các ứng dụng phổ biến như Facebook, Instagram. Meta vừa thông báo chatbot AI của họ sẽ có mặt tại 21 thị trường mới, sau khi thử nghiệm ở Mỹ và Úc. Người dùng tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay và Philippines được trải nghiệm Meta AI ngay từ 9.10, trong khi Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được...

Taylor Swift diện đầm của nhà thiết kế Việt

Người hâm mộ ca sĩ Taylor Swift bất ngờ phát hiện cô mặc đầm của nhà mốt Việt trong một tiệc gia đình. Đó là thiết kế của nhà thiết kế Diệp Yến. Ca sĩ Taylor Swift diện đầm của nhà thiết kế Diệp Yến trong tiệc gia đình - Ảnh: NKT cung cấp Chiếc đầm ca sĩ Taylor Swift diện nằm trong bộ sưu tập Xuân hè 2020 của nhà thiết kế Diệp Yến. Mẫu thiết kế này được lấy cảm hứng sáng tạo từ...

Hà Giang: Sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, quan tâm phát triển nguồn nhân lực là người DTTS; phát triển mạng lưới y tế ở cơ sở, chăm sóc tốt sức khỏe đồng bào DTTS.Với những kết quả đạt...

Sao chổi 40.000 năm tuổi sắp thắp sáng bầu trời đêm

Sao chổi đã thành công đạt đến điểm cận nhật, điểm gần nhất với mặt trời trên quỹ đạo, vào ngày 27/9 và có thể được nhìn thấy ở Nam bán cầu vào tháng 9 và đầu tháng 10. Hiện tại, thiên thể băng giá này đang trên đường ra...

Mới nhất

Lãi suất ngân hàng hôm nay 11/10/2024: Lãi suất ngân hàng big4 năm qua ra sao?

So với thời điểm ngày 10/10/2023, lãi suất huy động tại "tứ đại gia" ngân hàng ít có sự điều chỉnh so với các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, nhưng mức lãi suất tại các ngân hàng này đã giảm mức phổ biến 1,4%/năm, một số kỳ hạn giảm từ 0,6-0,8%/năm.  Lãi suất tại Vietcombank luôn...

Hà Giang: Sẵn sàng cho Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, quan tâm phát triển nguồn nhân lực là người DTTS; phát...

Dự án nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận được đầu tư 84,5 tỷ đồng vì sao chưa thể triển khai?

Người dân mong ổn định cuộc sốngTheo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, dự án Nhà tang lễ tỉnh là dự án đầu...

Miền Bắc tiếp tục giảm; lượng nhập khẩu thịt heo cao gấp 10 lần so với xuất khẩu

Giá heo hơi tiếp tục giảm nhẹ tại khu vực miền Bắc. Hiện tại, cả nước đang thu mua trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg. Lượng nhập khẩu thịt heo cao gấp 10 lần so với lượng xuất khẩu.

Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng mới đạt 47,29%, áp lực lớn trong quý cuối năm

Giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng mới đạt 47,29%, áp lực lớn trong quý cuối nămƯớc thanh toán đến ngày 30/9, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 47,29%. Đáng chú ý, vẫn có 31 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ này. ...

Mới nhất

Phụ huynh cần kiên trì