Trang chủChính trịNgoại giaoPhía sau cái gật đầu bất đắc dĩ của Hungary là ‘giông...

Phía sau cái gật đầu bất đắc dĩ của Hungary là ‘giông tố ngầm’ trong nội bộ EU?


Lý do Hungary – thành viên Liên minh châu Âu (EU) thân Nga, đã không chặn gói trừng phạt thứ 13 của khối này nhằm vào Moscow như dự tính trước đó?

Gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga: Phía sau cái gật đầu bất đắc dĩ của Hungary, là ‘giông tố ngầm’ trong nội bộ EU?
Phía sau cái gật đầu bất đắc dĩ của Hungary, là ‘giông tố ngầm’ trong nội bộ EU? Trong ảnh: Thủ tướng Hungary Viktor Orban. (Nguồn: WSJ)

“Thêm một quyết định sai lầm của EU”

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto vừa cho biết, Budapest sẽ không phủ quyết gói trừng phạt thứ 13 của EU đối với Nga. “Không có lý do gì để phủ quyết. Mặc dù tôi cho rằng, EU tiếp tục đưa ra một quyết định sai lầm”, ông Szijjarto nói.

Ông Peter Szijjarto khẳng định thêm rằng, việc EU áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga là vô nghĩa và sẽ chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế của khối.

Tờ Financial Times trước đó đưa tin, tại cuộc họp của các đại sứ EU ngày 14/2, Hungary tiếp tục là quốc gia duy nhất không ủng hộ gói trừng phạt mới nhắm vào gần 200 cá nhân và tổ chức từ Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác được cho là đang giúp đỡ Moscow trong cuộc xung đột quân sự với Ukraine. Theo hãng tin này, Hungary đã chặn gói trừng phạt mới do có sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong danh sách.

Tuy nhiên, ngày 19/2, trong cuộc họp chính thức của Hội đồng Đối ngoại EU do Brussels tổ chức, Hungary đã không phủ quyết gói trừng phạt mới – gói trừng phạt thứ 13 do EU nhằm vào Nga.

Trên trang Facebook cá nhân, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary viết, các Ngoại trưởng của 27 nước thành viên EU đã tiến hành thảo luận về gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga, dự kiến ​​​​sẽ áp dụng vào ngày 24/2 – tròn 2 năm chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine.

Trong gói trừng phạt mới, EU đã nhắm tới 193 cá nhân và pháp nhân. Hầu hết trong số họ là người Nga, nhưng các hạn chế được mở rộng, có thể sẽ ảnh hưởng đến cả cá nhân và tổ chức của Belarus, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Triều Tiên.

Điểm đáng chú ý là lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang, các công ty châu Á, gồm 3 công ty Trung Quốc và một doanh nghiệp Ấn Độ, đã bị đưa vào danh sách trừng phạt. 4 thực thể châu Á nói trên, bị Brussels cáo buộc đã giúp Moscow né tránh các biện pháp kiềm chế của EU, chủ yếu bằng cách cung cấp cho nước này những bộ phận có thể được tái sử dụng để sử dụng cho máy bay không người lái và các hệ thống vũ khí khác.

Trong khi đó, với cái “gật đầu” của Hungary, gói trừng phạt thứ 13 của EU nhằm vào Nga cuối cùng đã được các quốc gia thành viên nhất trí và dự kiến sẽ được Nghị viện châu Âu phê duyệt trong cuối tháng Hai này.

Hungary vẫn thể hiện lập trường trung lập kể từ khi leo thang căng thẳng Nga-Ukraine từ tháng 2/2022. Budapest lên án hoạt động quân sự của Moscow, tìm cách hạn chế cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời kêu gọi giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng. Các lãnh đạo Hungary nhiều lần thẳng thừng đánh giá, các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính EU nhiều hơn là Nga.

Kinh tế Hungary sẽ bị tấn công?

Giống như các gói trừng phạt trước đây của EU nhằm vào Nga, giới quan sát đã dự đoán Hungary – quốc gia thành viên EU nhưng được cho là thân Nga, luôn chỉ trích các hạn chế đối với Nga và viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ tiếp tục bỏ phiếu chặn gói trừng phạt. Nhưng điều đó đã không xảy ra, điều gì phía sau quyết định bất ngờ của Budapest?

Giới quan sát bình luận, có thể “con bài mặc cả” của Brussels lại phát huy tác dụng, khi trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh EU (ngày 1/2) nó đã giúp EU thành công – chốt gói viện trợ bổ sung 50 tỉ Euro cho Ukraine, kết thúc nhiều tuần mắc kẹt vì sự phản đối của Thủ tướng Hungary Viktor Orban.

Là thành viên EU, nhưng mối quan hệ giữa Hungary và EU đã không còn chặt chẽ hơn 10 năm qua. Trong ngày 1/2, trước áp lực của các lãnh đạo EU, ông Orban không dành thời gian trao đổi với báo chí khi tới dự Hội nghị thượng đỉnh, thay vào đó ông đăng lên mạng xã hội X hình ảnh ông bước đi quanh các xe máy kéo trước một cuộc biểu tình của nông dân ở Brussels (Bỉ) cùng ngày.

Trước đó, ngày 29/1, tờ FT đăng bài viết tiết lộ rằng, Brussels có thể sẽ dùng “con bài mặc cả”, đe dọa “tấn công” nền kinh tế Hungary nếu Thủ tướng Orban quyết phủ quyết viện trợ mới cho Ukraine. Chiến lược của EU là nhằm mục đích tạo tâm lý sợ hãi cho các nhà đầu tư đối với nền kinh tế Hungary, bằng cách cắt nguồn tài trợ cho Budapest để đổi lấy cái “gật đầu” của nước này cho gói viện trợ 50 tỷ Euro dành cho Ukraine từ nguồn ngân sách EU.

Kế hoạch của Brussels đánh dấu sự leo thang đáng kể trong trong nội bộ EU, mà cụ thể là với quốc gia thành viên thân Nga nhất, bài viết của FT đưa ra bình luận.

Theo đó, trong một tài liệu do các quan chức EU soạn thảo, Brussels đã vạch ra một “kế hoạch bí mật” nhắm mục tiêu rõ ràng vào những điểm yếu về kinh tế của Hungary, gây nguy hiểm cho đồng tiền của nước này và khiến niềm tin của giới đầu tư sụp đổ, trong nỗ lực gây tổn hại đến “việc làm và tăng trưởng” nếu Budapest quyết từ chối dỡ bỏ quyền phủ quyết chống lại kế hoạch viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Viktor Orban lâu nay khá kiên định với việc ngăn chặn việc EU sử dụng ngân sách chung để cung cấp khoản viện trợ trị giá 50 tỷ Euro (54 tỷ USD) cho Ukraine, với lý do thiếu cơ chế để kiểm soát cách Kiev sử dụng số tiền này. Ông Orban cũng cho rằng, các nước EU nên lấy tiền của quốc gia mình để viện trợ Kiev, thay vì sử dụng nguồn quỹ chung của khối.

Ngược lại, Brussels tuyên bố, nếu Hungary không lùi bước, các nhà lãnh đạo EU khác nên công khai tuyên bố cắt vĩnh viễn tất cả các khoản tài trợ của EU cho Budapest, với mục đích gây bất ổn thị trường, thúc đẩy sự sụt giảm đồng nội tệ Forint và tăng chi phí vay của nền kinh tế này.

Tài liệu của EU phân tích rõ rằng, nếu không có nguồn tài trợ từ EU, “thị trường tài chính cũng như các công ty châu Âu và quốc tế có thể sẽ ít quan tâm hơn đến việc đầu tư vào Hungary”. Hình phạt như vậy “có thể nhanh chóng gây ra sự gia tăng hơn nữa chi phí tài trợ cho thâm hụt công và giá trị đồng tiền sụt giảm”.

Trước ngày 1/2, Bộ trưởng về EU của Hungary János Bóka từng cho biết, “Hungary không thiết lập mối liên hệ giữa việc hỗ trợ Ukraine và khả năng nền kinh tế nước này có thể tiếp cận các quỹ của EU, đồng thời từ chối các bên khác làm như vậy”. Budapest đã và sẽ tiếp tục tham gia mang tính xây dựng trong các cuộc đàm phán với EU và không nhượng bộ trước các áp lực.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sức ép ngày càng tăng từ EU đã buộc Budapest phải đạt được thỏa hiệp. Và khi những cảnh báo khác được thêm vào, khả năng buộc chính phủ Hungary phải thay đổi quyết định càng nhiều.

Tài liệu do một quan chức trong Hội đồng châu Âu (EC) đưa ra, nêu rõ những điểm yếu về kinh tế Hungary – bao gồm “thâm hụt công rất cao”, “lạm phát rất cao”, đồng nội tệ yếu và mức nợ phải thanh toán trên GDP cao nhất EU.

Tài liệu trên cũng cho thấy, “việc làm và tăng trưởng của nền kinh tế Hungary phụ thuộc lớn vào nguồn tài chính nước ngoài dựa trên mức tài trợ cao của EU”.

Người phát ngôn của EC cho biết, họ không bình luận về thông tin rò rỉ.

Tuy nhiên, “con bài mặc cả” chưa lần nào khiến Brussels phải thất vọng. Không chỉ lần này, trước đây, EU cũng đã từng sử dụng đòn bẩy tài chính của mình để “nói chuyện” với các quốc gia thành viên, chẳng hạn như với Ba Lan và Hungary vì những lo ngại liên quan về luật pháp và Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng Khu vực đồng Euro.

“Nhưng một chiến lược rõ ràng nhằm làm suy yếu nền kinh tế của một quốc gia thành viên sẽ đánh dấu một động thái leo thang mới của khối này trong quan hệ nội bộ”, tờ FT nhận định.





Nguồn

Cùng chủ đề

EU tính đường thúc đẩy kết nạp Ukraine, Moldova

Ngày 30/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo về kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine và Moldova.

Mỹ “đánh phủ đầu”, quyết không để công nghệ tiên tiến rơi vào tay Bắc Kinh

Mới đây, chính phủ Mỹ công bố bộ quy định cuối cùng nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư của nước này vào các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và công nghệ khác tại Trung Quốc.

Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư Christopher Isike của Đại học Pretoria, Nam Phi cho rằng, BRICS đang trở thành một khối địa chính trị và kinh tế rất quan trọng, đề cao tính đa cực và trật tự, đảm bảo sự cân bằng quyền lực, trong một thế giới có phần "hỗn loạn".

BRICS ‘nhấn ga’ tái thiết hệ thống tài chính toàn cầu, đẩy nhanh phi USD hóa, SWIFT lung lay, giá vàng lên 150.000 USD/ounce

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2024 diễn ra từ 22-24/10 tại Kazan của Nga - nơi Tổng thống nước chủ nhà tiếp đón 36 nhà lãnh đạo thế giới, từ nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, và một trong những mục tiêu là giảm thiểu số lượng giao dịch bằng đồng USD trong giao dịch thương mại.

Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ vai trò chủ nhà Nga, tương thích kế hoạch của Bắc Kinh; Brazil có quyết định bất ngờ?

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 diễn ra từ 22-24/10, được các quốc gia thành viên kỳ vọng ​​sẽ củng cố ​​sự thống nhất giữa các thị trường mới nổi và các nước Nam Bán cầu, cũng như sự ủng hộ lớn hơn của họ đối với chủ nghĩa đa phương và mang lại tính ổn định hơn cho toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Khoảng 5.000 đại biểu sẽ tham dự Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024

Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Mới nhất

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để...

Thuốc hoạt huyết dưỡng não DHG và những lưu ý khi sử dụng

Hoạt huyết dưỡng não DHG thuộc dòng dược phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não và cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Để việc sử dụng dược phẩm này đạt được hiệu quả...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Mới nhất