Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiPhép màu cho đôi chân của những đứa trẻ núi

Phép màu cho đôi chân của những đứa trẻ núi


Thoại tập đi sau phẫu thuật - Ảnh: B.D.

Thoại tập đi sau phẫu thuật – Ảnh: B.D.

Thoại năm nay 16 tuổi, nhà ở nóc C72, thôn 4, xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam). Nơi Thoại ở phải cuốc bộ mấy tiếng đồng hồ mới tới được làng.

Đôi bàn chân “bị nhốt” trong đôi ủng

Ngồi ở lối vào ngôi nhà cấp 4 nằm sâu trong hẻm 36 đường Lê Duẩn (Đà Nẵng), Thoại nở nụ cười tươi vui, viên mãn.

“Anh Bình Nam xem nè. Em tập có mấy ngày mà giờ đôi lúc thả được nạng gỗ rồi đó. Em thấy chân mình thay đổi, lớp bột bọc bên ngoài đang khô dần, các vết thương phẫu thuật tươi ấm lại, nhanh tới mức em thấy chân mình ngứa ran và cựa quậy từng đêm” – Thoại ngước mắt lên nhìn người đàn ông xa lạ mà cậu chưa một lần quen biết, người thay đổi số phận của mình.

Anh Nam gập người xuống, lấy bàn tay sờ nắn lên vùng gót chân đang băng bột sau ca phẫu thuật của Thoại: “Anh mừng cho em lắm! Lành lặn rồi em có thể về làng leo núi, đi nương phụ mẹ, không phải đi ủng như lâu nay nữa”.

Nhìn chàng trai Ca Dong trên núi cao trò chuyện với anh Nguyễn Bình Nam, người được ví như “ông tiên ông bụt” của hàng ngàn đứa trẻ vùng cao, khiến ai ngồi bên cũng lặng người.

Thoại là một trong những cô cậu người trên núi cao, ở vùng heo hút được anh Nam đưa xuống thành phố để kết nối phẫu thuật chân.

Nếu với người thành phố, một đứa trẻ chào đời khi bị chứng “khoèo chân” không quá khó để đi nắn chỉnh từ sớm, đưa đôi chân lành lặn trở lại. Nhưng ở trên núi cao điều đó đôi khi chỉ trông đợi vào phép màu.

Thoại là một cậu bé được đón nhận phép màu ấy. Cậu kể nhà có ba anh em, mình là con cả. Cha mẹ đều quanh năm bám lưng trên những dãy núi tới tối mịt mới về nhà để lo cái ăn cho cả nhà. Sinh ra và lớn lên, cho tới khi 2 tuổi Thoại mới biết rằng đôi chân mình không giống như bè bạn cùng trang lứa.

Anh Nguyễn Bình Nam kể hồi tháng 4, trong những lần lên núi xây trường và hỗ trợ trẻ vùng cao, anh được thầy cô giáo cắm núi dẫn đến nhà Thoại. Nhìn cậu bé hàm răng trắng đều, da ngăm nâu, cao dong dỏng và đôi lông màu rậm dày như một người đàn ông rám chắc của núi rừng, anh đã mường tượng rằng nếu không vì đôi chân tật nguyền có thể Thoại đã là một người khác: trưởng thành, vui vẻ và làm chủ cả đại ngàn Ngọc Linh.

“Nhưng Thoại lại xuất hiện trước mắt tôi một hình hài tội nghiệp, em chỉ tháo cặp ủng nhựa vào lúc đi ngủ mỗi đêm. Ban ngày đôi ủng ấy bọc nóng rẫy, dù bốc mùi hôi hám nhưng không một lần nào Thoại dám tháo ra. Thoại ái ngại với bàn chân tật nguyền của mình, chỉ nói với thầy giáo dạy mình về hình hài thật và bỏ chạy khi thấy bạn bè hùa nhau lại đòi kéo ủng ra khỏi chân” – anh Nam kể.

Phải mất rất nhiều lần vận động, tìm đủ cách, Thoại mới kéo đôi ủng ra và “biểu diễn” khả năng đi lại trên mặt đất cho anh Nam xem. Hình ảnh ấy được quay video lại, gửi cho một vị bác sĩ khả kính ở TP.HCM mà anh Nam quen.

Chỉ hai tuần sau, một chuyến bay khẩn được sắp đặt, đưa Thoại cùng một cậu bé khác mới lên 3 tuổi, cũng có đôi chân tật nguyền như Thoại, về TP.HCM. Hai cậu bé của núi rừng được trấn an, gây mê rồi đưa lên bàn mổ.

Lúc tỉnh lại, khi sờ nắn xuống vùng bàn chân, cả hai đều khóc òa lên khi thấy hướng các ngón chân không cúp vào nhau như trước nữa mà nằm im trong cục bột được bọc bên ngoài.

Anh Nguyễn Bình Nam lên tận nhà mẹ con Hồ Thị Dan để vận động đưa đi phẫu thuật đôi chân - Ảnh: B.D.

Anh Nguyễn Bình Nam lên tận nhà mẹ con Hồ Thị Dan để vận động đưa đi phẫu thuật đôi chân – Ảnh: B.D.

“Chú Nam ơi, con mình đi được rồi!”

Câu chuyện những đứa trẻ Ca Dong, Xê Đăng, Pa Kô… trên núi cao heo hút sống bế tắc và tưởng như chôn vùi số phận tàn tật với những đôi chân không thể đứng trên mặt đất, rồi một ngày được người dưng xa lạ chưa lần gặp mặt đón xuống núi để phẫu thuật nghe cứ như cổ tích.

Nhưng đó là cổ tích có thật. Cũng đẹp và kết thúc có hậu thường thấy, cổ tích được viết bởi người dưng trong câu chuyện tìm lại những đôi chân tật nguyền đều kết thúc trong nỗi vui mừng và có cả nước mắt.

Một ngày đầu tháng 6, sau chuyến bay từ TP.HCM đưa cậu con trai tên Hồ Minh Lãnh (tên thường gọi là Bum) trở về nhà trọ được anh Nguyễn Bình Nam thuê cho ở để tập vật lý trị liệu, trong lúc đưa con ra hành lang ngồi chơi, người mẹ trẻ Hồ Thị Dan bỗng hét thất thanh một cách sung sướng khi thấy con mình tự bước đi chập chững.

“Chú Nam ơi, Bum đi được rồi! Ôi Yang (thần) ơi!” – chị Dan gọi tên người ân nhân đã giúp đỡ hai mẹ con trong hành trình tìm lại đôi chân cho con, rồi cứ thế nước mắt rơi. Những giọt nước mắt nóng rẫy và hạnh phúc tột độ từ một người mẹ đơn thân, khắc khổ và số phận nghiệt ngã.

Dan năm nay 24 tuổi, cùng làng và được anh Nguyễn Bình Nam tìm đến rồi đưa xuống thành phố để phẫu thuật tìm lại đôi chân cho con trong câu chuyện như Nguyễn Văn Thoại. Dan từng là một cô gái đẹp của làng, khi yêu thương vừa chớm nở, cô quen một chàng trai gần làng và có bầu. Dan phải ôm cái bụng đội dần lên sau lớp áo về nhà cha mẹ đẻ để sinh nở, nuôi con một mình vì người cô yêu thương đã chối từ giọt máu của chính mình.

Dan bật khóc và nói rằng có lúc cô đã nghĩ đến việc ra bìa rẫy ăn lá ngón vì buồn giận. Khi sinh Bum ra, cầm bàn tay sờ nắn lên hai bàn chân đỏ hỏn, non nớt, cô khóc trong bế tắc vì biết con mình tật nguyền.

Câu chuyện đến tai thầy cô giáo. Như một duyên lành dẫn dắt, “chú Bình Nam” – cái tên rất nhiều người trên núi cao thường gọi dành cho anh Nguyễn Bình Nam – lại đến. Cũng như Thoại, phép màu đưa đôi chân lành lặn lại được thực hiện. Nhưng với Bum, việc phẫu thuật lại diễn ra đơn giản, hồi phục nhanh hơn do Bum mới lên 3 tuổi, đôi chân chưa biến dạng như những người dị tật lâu năm.

Sau khi đưa đi TP.HCM phẫu thuật, nắn chỉnh xương, Bum được “chú Bình Nam” đưa về Đà Nẵng. Ở đó, Bum cùng mấy gia đình khác có con vừa được phẫu thuật chân được thuê cho một phòng trọ để hằng ngày đi viện tập vật lý trị liệu.

Hằng ngày, những gia đình nhỏ không ở trọ mà ghé qua nhà “chú Bình Nam” để chơi, cùng nấu cơm, tắm giặt, ăn uống vì “ở nhà chú Nam vui hơn nhà trọ”. Nhà chú Nam có một dải hành lang dài khoảng 50m dẫn vào cửa nhà. Đó là không gian vui chơi, hóng mát của mọi người và cũng là nơi chứng kiến những khoảnh khắc kỳ diệu đánh dấu sự thay đổi cả một số phận con người.

Một buổi sáng, người mẹ trẻ Hồ Thị Dan ngồi ở chiếc ghế tre trong bậc thềm ngó cậu con trai của mình chơi đùa ở khoảnh sân. Bum bỗng nhấc mông khỏi mặt đất, tự đứng lên chập chững rồi ngã xuống sõng soài, khóc thét vì đau đớn.

Khoảnh khắc ấy kỳ diệu tới mức khiến Dan giật bắn người, nhảy cẫng reo lên sung sướng. “Chú Bình Nam ơi, Bum đi được rồi kìa!” – Dan hét lên khi thấy con mình chập chững. Đó là những bước đi đầu đời mà Dan đã khao khát nhìn thấy suốt từ ngày ôm cục thịt đỏ hỏn bọc trong tấm khăn để về nhà cha mẹ đẻ.

Người đổi phận những cuộc đời

Anh Nam được một cậu bé do anh đưa đi phẫu thuật chân đòi “thơm má” - Ảnh: B.D.

Anh Nam được một cậu bé do anh đưa đi phẫu thuật chân đòi “thơm má” – Ảnh: B.D.

Anh Nguyễn Bình Nam hiện công tác tại một cơ quan nhà nước ở Đà Nẵng, là một thủ lĩnh của nhiều hoạt động thiện nguyện hướng về đồng bào vùng cao.

Anh Nam nói rằng câu chuyện đưa những đứa trẻ trên núi cao đi xuống thành phố phẫu thuật bắt đầu khi anh xem một chương trình trên tivi và thấy đang có quá nhiều những em nhỏ vùng xa vì thiếu kinh phí, thiếu điều kiện mà chấp nhận sống cả cuộc đời buồn bã trên đôi chân dị hình.

Khi chia sẻ mong muốn có những y bác sĩ giỏi về chỉnh hình, anh Nam viết nguyện ước mình lên trang cá nhân trên mạng xã hội và được một bác sĩ có tên là Rened Esser tại TP.HCM liên hệ. Người này nói sẽ nhận phẫu thuật, hỗ trợ ăn ở miễn phí cho tất cả những bệnh nhân bị khoèo chân mà anh Nam giới thiệu.

Câu chuyện như cơ duyên ấy tới nay đã giúp nhiều đứa trẻ từ Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi… được phẫu thuật và lành lặn lại đôi chân.



Nguồn: https://tuoitre.vn/phep-mau-cho-doi-chan-cua-nhung-dua-tre-nui-20240624000040503.htm

Cùng chủ đề

‘Bông hồng thép’ mang yêu thương đến học sinh vùng cao

Thiếu tá Đỗ Thị Thanh Tâm sinh năm 1982, trong một gia đình có bố làm công an, quê gốc xã Trung Sơn, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Không chỉ được biết là một cô gái xinh đẹp, Thanh Tâm còn khiến mọi người ngưỡng mộ bởi những gì chị và các bạn đang làm - dành dụm tiền để giúp đỡ trẻ em lang thang, cơ nhỡ, học sinh vùng cao, vùng khó khăn được tới...

Phụ nữ góp sức bảo vệ và phát huy các giá trị di sản

Dự lễ kỷ niệm và khai mạc triển lãm có PGS. TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) Trần Hải Vân; TS. Đặng Thị Bích Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ nhiệm CLB...

Chuyên gia giáo dục chia sẻ dạy con khôn ngoan không gian nan

Bộ sách “Tinh hoa dạy con” do chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý. Bộ sách quy tụ đội ngũ thiết kế đông đảo, lên đến 27 thành viên, cho thấy sự công phu và đầu tư kỹ lưỡng của tác giả. Chuyên gia Hải Lý chia sẻ, để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Masan phủ nhận thông tin SK Group bán hết vốn, thu về hàng trăm triệu USD

Trong thông cáo mới nhất phát ra, phía Masan phủ nhận thông tin SK Group đã thực hiện quyền chọn bán (quyền bán cổ phiếu) để bán 9% cổ phần sở hữu tại tập đoàn này. Masan phủ nhận thông tin SK Group bán hết vốn. Ảnh minh họa Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) vừa lên tiếng phản hồi về những tin tức mới đây từ nguồn báo Hàn Quốc liên quan đến khoản đầu tư của SK Group. Theo bài...

Lớp học đêm giữa núi rừng Tây Bắc

Vượt đèo, leo dốc hỗ trợ học sinhTrường THPT số 2 huyện Si Ma Cai có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trừ ba cán bộ quản lý và ba nhân viên, nhà trường chỉ có 15 giáo viên đứng lớp giảng dạy. Trong đó, môn tiếng Anh không có giáo viên đứng lớp; các môn toán, vật lý, tin học,...

Bệnh viện phản ứng vì bị lợi dụng thương hiệu

Ngày 19-6, bà Đặng Ngọc Thể - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu - cho biết sau khi nhận được thông tin phản ảnh của người dân, bệnh viện đã tiến hành xác minh, đã chấm dứt hợp đồng với Công ty cổ phần Khúc xạ Việt Nam, đồng thời gửi thông báo cho Sở Y tế...

Gia hạn nợ, cẩn thận nợ xấu ‘ẩn mình’

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các chuyên gia tài chính cho rằng việc kéo dài giãn nợ vừa giúp ngân hàng không phải trích lập dự phòng, ảnh hưởng đến lợi nhuận, đồng thời doanh nghiệp (DN) có thêm thời gian trả nợ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo cần giải pháp để tăng chất lượng khoản vay, DN thực sự...

Hàng trăm dự án ‘đứng bánh’ do thiếu đất đắp, vướng quy hoạch

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông Trần Đình Ninh, có 425 dự án đầu tư công trên địa...

Bài đọc nhiều

Diễn viên Minh Cúc: Mụ là tất cả, là động lực kiếm tiền, cũng là người lấy hết tình yêu của tôi

Minh Cúc liệt kê một số cái thích và không thích của con gái. Mụ thích uống bia, không thích ăn thịt bò mà thích ăn đồ hải sản, trừ rau dền, còn lại nói chung không thích ăn rau mà thích ăn củ.Năm trước Minh Cúc vào vai Bình trong phim Cuộc đời vẫn đẹp sao. Và đúng như tên phim,...

4 năm loay hoay với loạt trụ sở dôi dư sau sáp nhập

Báo Lao Động đã có nhiều bài viết về tình trạng loạt trụ sở tại Cao Bằng bỏ hoang, bỏ không sau sáp nhập. Đề án số 3652/ĐA-UBND của UBND tỉnh Cao Bằng về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã ban hành ngày 21.10.2019, ghi: Khi thực hiện sẽ giảm 3 đơn vị hành chính cấp huyện, 38 đơn vị cấp xã.Theo đó, các huyện Quảng Uyên sáp nhập với Phục Hòa lấy...

Chán ghét suy nghĩ thích sống dựa dẫm của chồng

Chồng tôi cũng là người ngoại tỉnh lên Hà Nội học và làm việc. Sau khi học xong đại học, chồng tôi quyết định không đi theo ngành kỹ thuật đã học vì nghĩ sẽ vất...

Trần Quán Hy bị “đào” lại quá khứ từng lộ 1.300 ảnh nóng, khiến dàn mỹ nhân điêu đứng

Năm 2011, sau khi sinh con trai thứ hai, Trương Bá Chi và Tạ Đình Phong rạn nứt hôn nhân và hoàn tất thủ tục chia tay một năm sau đó.Sự nghiệp của Trương Bá Chi sau khi lộ ảnh nhạy cảm cũng không khá hơn Chung Hân Đồng. Chuyện tình cảm của cô cũng gặp nhiều lận đận.Trương Bá Chi tập trung kinh doanh bất động sản, tham gia truyền hình thực tế, làm gương mặt đại...

Cùng chuyên mục

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2024 cho hơn 3,3 triệu người

Tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội: Bảo đảm công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng đến 15%. Khi đề xuất được thông qua đây sẽ là mức tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cao nhất từ trước đến nay....

Michelin Guide nói thích gầu phở Khôi Hói, mắm ruốc Mặn Mòi, ốc nhồi Nhà Tú…

Theo các chuyên gia của Michelin, mắm ruốc làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, thích hợp trộn ăn cùng cơm. Nguồn: https://tuoitre.vn/michelin-guide-noi-thich-gau-pho-khoi-hoi-mam-ruoc-man-moi-oc-nhoi-nha-tu-20240624002727898.htm

Mưa tầm tã nhiều nơi tại TPHCM sáng đầu tuần

Sáng 24/6, mưa lớn tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TPHCM như: Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp… và TP Thủ Đức.Cơn mưa xảy ra đúng vào giờ cao điểm sáng, mọi người phải mặc áo mưa đi làm. Một số đoạn trên đường Cộng Hòa, Trường Chinh xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông."Hôm nay mưa tầm tã từ hơn 6h sáng. Đã lâu rồi tôi mới cảm nhận được cơn mưa tạo...

Hacker có thể bẻ khóa 45% các mật khẩu chỉ trong 1 phút

Các chuyên gia của Kaspersky vừa tiến hành một nghiên cứu nhằm kiểm tra khả năng chống chịu của mật khẩu trước các hình thức tấn công dự đoán thông minh và brute force (đoán mật khẩu bằng cách thử các ký tự cho đến khi tìm ra tổ hợp chính xác). Nghiên cứu được thực hiện với 193 triệu mật khẩu tìm thấy công khai tại các nguồn khác nhau trên darknet (web đen). Kết quả cho thấy,...

Bí ẩn về mộ chiến binh người thật duy nhất tìm thấy ở lăng Tần Thủy Hoàng

Nếu "Sử ký" viết đúng, thi hài của hoàng tử Cao đã được chôn ở nơi nào đó trong lăng mộ, nhưng chưa được tìm thấy.Tất cả đều cho thấy chiến binh trong ngôi mộ rất có thể là hoàng tử Cao. Tuy nhiên, để sự thật được chắc chắn, các nhà khảo cổ phải tìm ra ấn chương xác nhận danh tính người trong mộ.Do đó, quá trình khai quật, tìm ra ấn chương và danh tính...

Mới nhất

Gần 150 cổ vật triều Nguyễn hội tụ tại Huế

Từ ngày 22/6 đến 21/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật thành phố Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/gan-150-co-vat-trieu-nguyen-hoi-tu-tai-hue-125359.htm

Đà Nẵng coi trọng tạo nguồn phát triển đảng viên

Từ đầu năm 2020 đến nay, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng kết nạp 3.155 đảng viên, chất lượng đảng viên mới được nâng cao, với độ tuổi trung bình là 30,3 tuổi. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới của nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025 chỉ bằng gần 50% so với nửa đầu nhiệm kỳ...

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi

  Trong phiên làm việc hôm nay, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, sáng 24.6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Sau đó đại biểu Quốc...

Lựa chọn hoạt động ngoại khóa mùa hè phù hợp với trẻ em

Những năm gần đây, các chương trình ngoại khóa mùa hè dành cho trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng cho thấy sự quan tâm rất lớn của xã hội đối với nhu cầu vui chơi, phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh những loại hình quen thuộc như trại hè, câu lạc bộ thể...

Tổ quốc nhìn từ biển

Với tìm năng và lợi thế về biển đảo. Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế biển và du lịch biển. Đặc biệt là những thành phố biển luôn biết tổ chức nhiều hoạt động cho du khách tham gia với nhiều môn thể thao giải trí nước hấp dẫn mà du khách không thể...

Mới nhất

Tổ quốc nhìn từ biển