Trang chủChính trịChủ quyềnPhê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021


Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030,tầm nhìn đến năm 2050- Ảnh 1.

Phấn đấu đến năm 2030 Cao Bằng trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, xanh, bền vững và toàn diện.

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Cao Bằng là 6.700,3 km2; gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Cao Bằng và 09 huyện (Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Trùng Khánh).

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch phấn đấu đến năm 2030 Cao Bằng trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, xanh, bền vững và toàn diện, đạt trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện, nhất là giao thông liên kết nội tỉnh và liên tỉnh; công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản có bước phát triển mới;

Phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; hình thành một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu, du lịch phát triển nhanh, bền vững; bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước và chủ động ứng phó với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từng bước hình thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, logistics Việt Nam – Trung Quốc của Vùng, trung tâm giao thương kinh tế, văn hoá, đối ngoại giữa Việt Nam với các tỉnh phía Tây, Tây Nam của Trung Quốc và các nước ASEAN.

Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng cao; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hợp tác đối ngoại được mở rộng; quốc phòng, an ninh vững mạnh, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, trong đó, về kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt 9,72%/năm.

Tỷ trọng các khu vực kinh tế trong GRDP: Nông nghiệp khoảng 12,5% GRDP; công nghiệp – xây dựng khoảng 21,7%; dịch vụ khoảng 63,3% và thuế trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 2,5%.

GRDP bình quân/người khoảng 102 triệu đồng/người (giá hiện hành).

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 giảm bình quân trên 4,0%/năm; duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2030.

Tạo bước đột phá về phát triển hệ thống hạ tầng giao thông

Về các đột phá phát triển, có cơ chế, chính sách đột phá để tạo lập, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút được các nguồn lực, các nhà đầu tư chiến lược và các doanh nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn để phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.

Tạo bước đột phá về phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của Vùng, cả nước và hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng du lịch…, tạo nền tảng phát triển nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người của Cao Bằng với các tỉnh trong Vùng và cả nước.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong đồng bào dân tộc thiểu số, gắn kết chặt chẽ với ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các khu du lịch chất lượng cao của Cao Bằng.

Các nhiệm vụ trọng tâm

Quy hoạch nêu cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm, theo đó, tập trung thu hút, khơi thông nguồn lực để đầu tư hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội bảo đảm đồng bộ, hiện đại, sớm khắc phục điểm nghẽn, nút thắt về kết cấu hạ tầng.

Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với các tuyến cao tốc và quốc lộ đối ngoại kết nối với các địa phương lân cận và các trung tâm đô thị, kinh tế lớn của Vùng và cả nước, kết nối thuận lợi với các đầu mối giao thông quốc gia (sân bay, cảng biển); phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng du lịch hiện đại, thông minh, thân thiện môi trường để thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển du lịch, dịch vụ gắn với phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.

Tập trung phát triển dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch và Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, tạo động lực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cao Bằng. Đẩy mạnh liên kết hoạt động du lịch với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nhất là Hà Giang, Lạng SơnBắc Kạn; thúc đẩy hợp tác với Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc).

Tăng cường đổi mới, sáng tạo, có chính sách tạo đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch, đặc sản. Phát triển nhanh và đột phá trong sản xuất nông nghiệp với các cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Hình thành các vùng chuyên canh gắn với chế biến, quảng bá, xây dựng thương hiệu và sản phẩm đặc trưng.

Đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu hướng tới thị trường Trung Quốc và các nước lân cận trong khu vực

Về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó phương hướng phát triển ngành thương mại, dịch vụ và kinh tế cửa khẩu, khai thác hiệu quả tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng); đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu hướng tới thị trường Trung Quốc và các nước lân cận trong khu vực, phấn đấu đưa tỉnh Cao Bằng trở thành một trong những trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam, Trung Quốc.

Phát triển thương mại điện tử, trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm, siêu thị, chuỗi cửa hàng, mạng lưới chợ và các loại hình thương mại khác theo hướng kết hợp giữa hình thức truyền thống và chuyển đổi số. Xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại biên giới và khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng.

Phát triển mạnh thương mại nội địa gắn với đẩy mạnh xuất, nhập khẩu, chủ động hội nhập quốc tế. Phát triển nhanh, đồng bộ các trung tâm logistics gắn với các cửa khẩu quốc tế trở thành trung tâm dịch vụ nòng cốt trong lưu thông và phân phối hàng hóa. Phát triển hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu phù hợp với nhu cầu và quy định, tiêu chuẩn của pháp luật.

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên sẵn có

Về phương hướng phát triển ngành du lịch, phát triển du lịch xanh, gắn với giữ gìn cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Cao Bằng.

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa, điều kiện tự nhiên sẵn có (như Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, thác Bản Giốc…), tăng cường liên kết hoạt động du lịch với các trung tâm du lịch lớn của cả nước, với các tỉnh lân cận và với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, phấn đấu xây dựng tỉnh Cao Bằng thành trung tâm thu hút du lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phát triển du lịch cảnh quan tự nhiên, khai thác có hiệu quả các giá trị di sản Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng gắn với phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp sân gôn; du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng; du lịch gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

Phát triển các dịch vụ hỗ trợ đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Phát triển mô hình làng, bản văn hoá kết hợp du lịch. Khuyến khích xây dựng các khu nghỉ sinh thái thấp tầng mang sắc thái kiến trúc của địa phương.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo 3 trọng tâm

Về phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng ngày càng hiện đại và bền vững, gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, sinh thái, hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, phát thải các – bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thu hút đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật mới, hiện đại, đặc biệt là công nghệ số, công nghệ sinh học để tăng năng suất, chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn. Hình thành các cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn để gia tăng giá trị đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, đặc hữu, đặc trưng và có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cao Bằng.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, có chính sách thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, tham gia sâu vào các chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu.

Khuyến khích hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô phù hợp gắn liền với các cơ sở bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn các nguồn gen sản vật quý của địa phương và góp phần tạo sinh kế bền vững, ổn định cho người dân. Xây dựng các trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung, khuyến khích tại các huyện: Quảng Hòa, Trùng Khánh và Hà Quảng.

Phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa theo mô hình trang trại và nông trại, khai thác hiệu quả các giống bò địa phương tập trung ở các huyện: Bảo Lâm, Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Hòa. Phát triển đàn lợn, bao gồm cả lợn lai, lợn ngoại và lợn đen, giống bản địa theo thế mạnh, điều kiện từng địa phương, tập trung tại các huyện: Bảo Lâm, Hạ Lang và một số huyện khác như: Hà Quảng, Quảng Hòa, Nguyên Bình.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp hiện đại, hiệu quả, đa mục đích, bền vững gắn với phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu theo 03 trọng tâm:

(i) Phát triển thị trường tín chỉ các-bon;

(ii) Phát triển điện sinh khối;

(iii) Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dược phẩm, dược liệu, gỗ và sản phẩm khác. Bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, chú trọng phục hồi rừng tự nhiên. Phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn và phát huy tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; tăng diện tích thâm canh các loại cây giống có giá trị kinh tế cao, bảo đảm hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao sinh kế cho người dân. Chú trọng phát triển lâm nghiệp theo liên kết chuỗi từ phát triển, bảo vệ, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản thông qua khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa chủ rừng với doanh nghiệp chế biến và thương mại lâm sản.

Tận dụng nuôi trồng thủy sản ở các khu vực sông ngòi và hồ chứa sẵn có theo hình thức phù hợp. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản, chú trọng đến việc sử dụng các giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của Tỉnh và có năng suất cao. Mở rộng diện tích nuôi một số loại đặc sản, giá trị cao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cao Bằng: Thực hiện Chương trình MTQG 1719 đứng trong 10 tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.

Chiều 07/01/2025, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch, tham dự và chỉ đạo Hội nghị; ngoài ra còn có đại diện một số các sở ngành và lãnh đạo các địa phương đã về dự.Công an huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa...

Đỉnh Phja Oắc – Cao Bằng

Với độ cao 1.931m, Phja Oắc (thuộc huyện Nguyên Bình) là ngọn núi cao thứ 2 tại Cao Bằng. Phja Oắc được ví như "nóc nhà" của Cao Bằng, được bao phủ bởi rừng kín cùng thời tiết mưa ẩm nhiệt đới. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/kho-video/v-viet-nam-dinh-phja-oac-cao-bang-919646?time=1721964997&_clk_bc=4367627968b1736041839

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2024

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2024. Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc và ông Hà Văn Vui, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự có tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ...

Ngang trời rực rỡ

Đồi cỏ cháy Ba Quáng (đồi cỏ Vinh Quý) tại Hạ Lang, Cao Bằng được trời đất ban tặng cho biết bao khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến bạn bè quốc tế phải say đắm trước vẻ đẹp của đất nước hình chữ S. Từ Bắc xuống Nam, mỗi một vùng miền đều mang trong mình những nét đẹp riêng biệt. Nếu miền Nam có vẻ đẹp của sông nước thì khi đi du lịch miền Bắc bạn sẽ...

Nếp nhà mới trao gửi người dân vùng biên

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu, đã tiếp nhận số tiền 2 tỷ đồng từ Ban Tổ chức Liveshow Dốc Mộng mơ - Anh em Kết Đoàn ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Cao Bằng và Kon Tum. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát...

Chính phủ nêu cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm...

Phát biểu đáp từ và kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức sáng 8/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết nêu cao tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng và trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm...

‘Tăng tốc và bứt phá’ để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Chúng ta phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển KTXH...

Thanh Hóa: HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân các huyện miền núi. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các phòng giao...

Ông Bùi Đức Hinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/1, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề). Ông Bùi Đức Hinh, sinh ngày 13/9/1968, dân tộc Mường; quê quán xã Kim Lập, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Trình...

Bài đọc nhiều

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974

Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết rõ:

Hải quân Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Tự hào hành trình kết nối đất liền và biển đảo

Hơn 10 năm trước, khi còn là học sinh THPT, cậu bé Hoàng Văn Trung đã được nhận của Quỹ học bổng Vừ A Dính. Từ bệ phóng này, tình yêu biển đảo trong chàng trai trẻ được hun đúc. Hoàn thành việc học, Trung khoác lên mình màu áo hải quân, tình nguyện ra đảo Sinh Tồn Đông làm công tác, làm nhiệm vụ canh giữ biển trời Tổ quốc. Điều đặc biệt là Thượng úy Hoàng Văn...

Những viên gạch mang hình đất nước

Những viên gạch đặc biệt in hình Quốc huy dùng để xây chùa, công trình ở Trường Sa ...

Đảo Bích Đâm vào bài giảng

Việc triển khai các đề án, đưa đảo Bích Đầm vào giảng dạy không chỉ khơi dậy tình yêu biển, đảo cho học sinh ...

Cùng chuyên mục

Tàu của cảnh sát biển lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) – Lực lượng cảnh sát biển chuẩn bị tốt vũ khí trang bị, lương thực thực phẩm, thuốc men và các vật chất cần thiết phục vụ đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ...

Đảo Bích Đâm vào bài giảng

Việc triển khai các đề án, đưa đảo Bích Đầm vào giảng dạy không chỉ khơi dậy tình yêu biển, đảo cho học sinh ...

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại chương trình “Về với buôn làng”

Ngày 4-1, Ban Thanh niên Công an Nhân dân (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức chương trình "Về với buôn làng". ...

Góp sức vì vùng biển hòa bình, hữu nghị

Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước khu vực biển Đông sẽ cùng xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển ...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

(ĐCSVN) - Năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền biển, đảo được 48 buổi cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ, chức sắc tôn giáo, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân và báo cáo viên các cấp. ...

Mới nhất

Giá trị toàn cầu Quần thể danh thắng Tràng An

Giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ, địa chất địa mạo của Tràng An có lẽ rõ nhất là khi nhìn từ trên cao. Theo các nhà nghiên cứu, để tạo nên một quần thể danh thắng như ngày nay, khối đá vôi Tràng An đã trải qua nhiều biến cố địa chất và khí hậu hàng chục triệu...

Giá vé xem lễ hội pháo hoa Đà Nẵng thấp nhất 1 triệu đồng

(NLĐO) - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 diễn ra trong 45 ngày với sự tham gia của 10 đội thi ...

Giới trẻ rộn ràng chụp ảnh Tết tại ngôi chùa đẹp như phim cổ trang

Những ngày này, nhiều nàng thơ thướt tha trong tà áo dài, rạng rỡ tạo dáng chụp ảnh Tết tại ngôi chùa đẹp như phim cổ trang ở Đà Nẵng. Những cô gái thướt tha trong tà áo dài, rạng rỡ tạo dáng chụp ảnh Tết tại ngôi chùa đẹp như phim cổ trang ở Đà Nẵng - Ảnh: THANH...

10 sự kiện nổi bật THACO năm 2024

Năm 2024 đánh dấu hành trình mới...

Hội An là một trong những đô thị cổ đẹp nhất Đông Nam Á

Trang CNN liệt kê những lý do du khách nên đến với Hội An, đó là văn hóa pha trộn những ảnh hưởng từ Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Pháp, ẩm thực phong phú, bãi biển tuyệt đẹp, dịch vụ đẳng cấp. Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng là...

Mới nhất