Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcPhê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp...

Phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”







Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”; trong đó có nội hàm về trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”.

Theo Quyết định, mục tiêu chung là đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030: Đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh; đào tạo ít nhất 15.000 nhân lực trong công đoạn thiết kế, ít nhất 35.000 nhân lực trong công đoạn sản xuất, đóng gói, kiểm thử và các công đoạn khác của ngành công nghiệp bán dẫn; đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn.

Bên cạnh đó, đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên của Việt Nam giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Căn cứ khả năng cân đối, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại khoảng 18 cơ sở giáo dục đại học công lập ở 03 miền Bắc, Trung và Nam.

Đến năm 2050, phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Các cơ sở đào tạo, đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Quyết định cũng nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm:

1. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy hợp tác các bên Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp, với một số định hướng chính sách gồm:

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, ưu đãi về đầu tư, tài chính, kế toán, thuế để bảo đảm thuận lợi trong việc đầu tư, hỗ trợ, tài trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa công nghệ, ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại các viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo;

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nhân tài trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia quốc tế trong ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tham gia làm việc tại Việt Nam: Cơ chế lương, thưởng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân; Hỗ trợ về thị thực lao động dài hạn; đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các chuyên gia quốc tế; Hỗ trợ về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và nơi lưu trú cho thân nhân của nhân lực trình độ cao, giảng viên, chuyên gia cao cấp làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

2. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ đào tạo

Các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở hỗ trợ đào tạo và các tổ chức có liên quan chủ động bố trí hoặc huy động nguồn lực hợp pháp để đầu tư phát triển phòng thí nghiệm bán dẫn bảo đảm phục vụ cho nhu cầu đào tạo, nghiên cứu của đơn vị.

Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phần mềm bản quyền để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại 18 cơ sở giáo dục đại học công lập. Các cơ sở giáo dục đại học công lập dự kiến tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định này được ưu tiên xem xét đầu tư. Trong quá trình triển khai, danh sách các cơ sở giáo dục đại học công lập dự kiến nêu trên có thể được điều chỉnh tùy theo điều kiện thực tế và hồ sơ đề xuất.

Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư, xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

3. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức đào tạo

Ưu tiên học bổng cho người học theo học các chương trình đào tạo tài năng, cho người học chương trình đào tạo về công nghiệp bán dẫn theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

Đào tạo nhân lực trình độ đại học: Rà soát, xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn; Phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong hệ thống giáo dục đại học; Phát triển các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế;

Đào tạo nhân lực trình độ sau đại học: Xây dựng và triển khai các chương trình trao đổi, hỗ trợ học bổng tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong và ngoài nước; Tăng cường phối hợp giữa viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp trong việc thực hiện chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

4. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về huy động, đa dạng hóa nguồn lực

Ngoài nguồn ngân sách trung ương, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh hợp tác công – tư trong đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn. Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở đào tạo tư thục thành lập Quỹ đào tạo và phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức có liên quan lồng ghép các chương trình, dự án khác từ các nguồn vốn trong nước, ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, dự án thuộc phạm vi Chương trình.

5. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Ươm tạo doanh nghiệp và khuyến khích khởi nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực lao động, tài chính và công nghệ bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Thu hút nhân tài, hợp tác với các nhân sự cao cấp trong các tập đoàn bán dẫn lớn tham gia vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, cơ sở hỗ trợ đào tạo và ươm tạo, phát triển doanh nghiệp trong nước.

6. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về nghiên cứu và phát triển

Thúc đẩy phát triển các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường gắn kết đào tạo nhân lực trình độ sau đại học với hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn thông qua thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.

Ưu tiên bố trí nguồn lực và cân đối ngân sách nhà nước hằng năm để hỗ trợ, tài trợ các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp.

7. Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp khác

Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Chương trình, của ngành công nghiệp bán dẫn và khối ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM), tạo phong trào thi đua sôi nổi trong thực hiện phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và các nội dung của Chương trình.

Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu ngành công nghiệp bán dẫn; khuyến khích các cơ sở giáo dục của Việt Nam xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, học viên với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu về ngành công nghiệp bán dẫn có uy tín trên thế giới.

Kinh phí thực hiện Chương trình

Theo Quyết định, kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Trong đó, ngân sách nhà nước bố trí để hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp sau: 

Nguồn vốn đầu tư phát triển cho việc đầu tư hình thành, nâng cấp, hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, thành phố Đà Nẵng và các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại 18 cơ sở giáo dục đại học công lập; việc hỗ trợ đầu tư các thiết bị, máy móc, phần mềm của phòng thí nghiệm phục vụ phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Nguồn chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo; duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành các phòng thí nghiệm bán dẫn; nghiên cứu và phát triển; xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực; truyền thông, khen thưởng… theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối điều phối, đánh giá quá trình triển khai Chương trình

Quyết định nêu rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối điều phối, theo dõi, đánh giá quá trình triển khai Chương trình; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc (nếu có); trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục đại học xây dựng đề án đề xuất đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn; lựa chọn các chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học và ban hành kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của Chương trình.

Bộ Tài chính căn cứ đề xuất của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương và khả năng cân đối ngân sách trung ương, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình theo pháp luật về ngân sách nhà nước./.

 



Nguồn: https://dangcongsan.vn/khoa-hoc/phe-duyet-chuong-trinh-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-cong-nghiep-ban-dan-den-nam-2030-dinh-huong-den-nam-2050-678543.html

Cùng chủ đề

LPBank dời lịch họp ĐHĐCĐ bất thường sang tháng 11/2024

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HoSE: LPB) vừa công bố thông tin thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.Theo đó, LPBank sẽ lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ bất thường từ ngày 22/9/2024 sang...

Mỹ chuẩn bị gói viện trợ vũ khí 375 triệu USD cho Ukraine

Ngoại trưởng Nga khẳng định Moskva – Bắc Kinh không cần lập liên minh quân sự Trong cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc diễn ra thành công mà không cần thiết lập bất kỳ liên minh chính thức nào. ...

Gia đình văn hóa 3 năm liên tiếp mới được đón khách ở phố cổ Hội An

Quy định mới của Ủy ban nhân dân thành phố Hội An chỉ rõ, chủ thể kinh doanh mô hình lưu trú cùng cư dân phố cổ là người bản địa, có địa chỉ thường trú và sinh sống thực tế tại ngôi nhà dự kiến tổ chức hoạt động lưu trú. Đồng thời, được tặng Giấy khen Gia đình văn hóa tiêu biểu cấp xã, phường trở lên và có uy tín trong cộng đồng tại...

Người dân đổ xô ra ven bờ sông bắt dế mùa lũ

21/09/2024 | 18:44 TPO - Sau khi mưa giảm, nhiều người dân ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đổ xô ra ven bờ sông Ngàn Phố hay khu vực bãi bồi nơi có nước lũ để bắt dế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng thiết yếu đô thị

Quy hoạch sử dụng đất huyện Long Thành đến năm 2030  ...

Phát huy tinh thần tiên phong của doanh nghiệp tư nhân

Đây cũng là  thông điệp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đàu tư (KHĐT) báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò tiên phong, chủ động tham gia đầu tư các dự án lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội diễn ra vào 21/9/2024 tại Hà Nội. Thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước ...

Khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội

Ngày 21/9, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường...

Đề xuất mở rộng đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh

 Dòng xe xếp hàng dài để...

Kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các...

Bài đọc nhiều

Lab2Market Demo Day: Đồng hành ươm tạo, thương mại hóa các sáng chế

DNVN - Chương trình ươm tạo Lab2Market mang sứ mệnh thương mại hóa các sáng chế, kết quả nghiên cứu khoa học trong trường đại học Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Chương trình đã đồng hành ươm tạo, tăng tốc, đầu tư cùng 24 dự án nghiên cứu tại Việt Nam và nước...

Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đón nhận cơ hội và thách thức mới trong công nghiệp chế tạo

Cuộc thi nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024 được tổ chức từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội. Các doanh nghiệp tham gia cuộc thi sẽ chế tạo con quay và tranh tài qua hai hình thức: thi đấu tính thời gian và thi đấu đối kháng. Những nội dung của cuộc thi nhằm mục đích tìm ra những doanh nghiệp, tổ đội có công nghệ chế tạo xuất sắc, thiết kế sáng tạo,...

MatePad SE 11” của Huawei mang giá trị cho cả gia đình

MatePad SE 11” đã được mở bán với giá 5.490.000 đồng và từ nay đến đến 29-9, ưu đãi giảm 500.000 đồng cùng bộ quà tặng trị giá lên đến 2.200.000 đồng gồm HUAWEI M-Pen Lite và ốp bảo vệ. Giá “mềm”, nhiều ưu đãi, và hơn nữa, đây là thiết bị được xác định dành cho cho cả gia đình nên có nhiều điểm vượt trội… Thân máy MatePad SE...

Tàu vũ trụ Voyager 1 vừa khởi động động cơ đẩy chưa sử dụng trong nhiều thập kỷ

TPO - Các kỹ sư tại NASA đã khởi động thành công một bộ động cơ đẩy mà Voyager 1 đã không sử dụng trong nhiều thập kỷ để giải quyết một vấn đề có thể khiến tàu vũ trụ 47 năm tuổi này không thể liên lạc với Trái Đất từ khoảng cách hàng tỷ dặm. Khi tàu Voyager 1 cất cánh vào không gian vào ngày 5/9/1977, không ai nghĩ tàu thăm dò...

Alibaba công bố kết quả cuộc thi Global E-commerce Challenge 2024

Tập đoàn Thương mại Điện tử Quốc tế Alibaba (Alibaba International) đã tổ chức sự kiện chung kết Thử thách Thương mại điện tử toàn cầu 2024 tại Hàng Châu, Trung Quốc, khép lại Cuộc thi Thương mại điện tử toàn cầu (GEC - Global E-commerce Challenge) 2024. Được ra mắt vào năm 2021, nhằm thu hút và kết nối những tài năng trẻ trên toàn cầu để xây dựng tương...

Cùng chuyên mục

Samsung Galaxy S24 FE và Tab S10 có thể ra mắt sớm vào ngày 26/9

Ban đầu, các tin đồn cho rằng sự kiện này sẽ diễn ra vào tháng 10. Tuy nhiên, một diễn biến mới đã xảy ra, khi chi nhánh Samsung tại Việt Nam vô tình đăng tải một video trên YouTube, thông báo về sự kiện ra mắt vào ngày 26...

Khai mạc chợ công nghệ và thiết bị Techmart 2024

Ngày 21-9, Trung tâm Thông tin và thống kê khoa học và công nghệ (CESTI) tổ chức sự kiện Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart 2024), giới thiệu các công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi số công nghiệp trên địa bàn TPHCM. Qua đó, nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện đưa những công nghệ mới ứng dụng...

Cải tiến vượt trội về hiệu suất và an toàn

Mức giá khởi điểm cho mẫu Multistrada V4 2025 là 19.995 USD (khoảng 490 triệu đồng), bao gồm các phiên bản V4, V4 S và V4 Pikes Peak, dự kiến sẽ có mặt tại các đại lý từ tháng 10 năm nay. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin...

Apple thừa nhận lỗi trên iPad Pro M4 sau khi cập nhật iPadOS 18

Vào đầu tuần này, một số người dùng đã báo cáo về việc iPad Pro M4 của họ gặp sự cố sau khi cài đặt bản cập nhật iPadOS 18, phiên bản chính thức được phát hành vào ngày thứ Hai. Theo các phản hồi từ người dùng, thiết bị...

Vinh danh 56 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam

Đã có 81 đề cử từ 56 doanh nghiệp xứng đáng vinh danh tốp 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2024 tại 22 lĩnh vực; trong đó, có 11 đề cử doanh nghiệp công nghệ số ngàn tỷ. Ngày 21-9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức lễ công bố và vinh danh tốp 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam...

Mới nhất

Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai?

Khối lượng công việc ngày càng nặng cùng với quỹ thời gian hạn hẹp khiến nhiều phụ huynh...

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu gói lãi suất 0 đồng cho doanh nghiệp, người dân thiệt hại do bão lũ

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tiếp thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát...

Mới nhất