Trang chủDestinationsKon TumPhát triển vùng nguyên liệu mía

Phát triển vùng nguyên liệu mía



05/05/2023 13:55


Mía là một trong những cây trồng chính của tỉnh, được quan tâm đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thời gian qua, việc duy trì và phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tỉnh ta có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây mía. Những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phát triển vùng nguyên liệu mía.

Theo đó, ngành Nông nghiệp phối hợp với Công ty Cổ phần Đường Kon Tum và các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng mía, đưa giống mía mới vào trồng, triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc mía hiệu quả để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người trồng mía.








Giá mía nguyên liệu chưa cao, khó khăn về nhân công thu hoạch khiến người dân không mấy mặn mà với cây mía. Ảnh: T.H

 

Công ty Cổ phần Đường Kon Tum triển khai nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người trồng mía như tuyển chọn và hỗ trợ nông dân đưa các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao vào canh tác như: KK3, KK4, CYZ08 – 1609, NSUT10 – 266; tạo điều kiện cho người trồng mía được mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trước rồi đến khi thu hoạch mới thu hồi vốn. Đồng thời, Công ty còn hỗ trợ không hoàn lại đối với diện tích đất đang trồng các loại cây khác chuyển sang trồng mía với định mức 3 triệu đồng/ha; hỗ trợ tiền cày đất hoặc khoan hố từ 3,5-4,8 triệu đồng/ha; hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác mía như và thu hoạch mía. Ngoài ra, Công ty còn hỗ trợ trồng, chăm sóc mía bằng máy và hệ thống tưới nước tự động cho các tổ chức, cá nhân liên kết trồng mía trên cánh đồng lớn.

Tính đến nay, tổng diện tích vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1.100ha, tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum với khoảng 75% diện tích, còn lại phân bổ rải rác ở các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Hà, Đăk Tô. Niên vụ 2022 – 2023, tổng diện tích mía cho thu hoạch là 732,74 ha, năng suất bình quân 73,48 tấn/ha. Tổng sản lượng mía 53.841,70 tấn, toàn bộ được cung ứng cho Công ty Cổ phần Đường Kon Tum.

Hiện tại, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đã ký kết hợp đồng liên kết hơn 750 hộ dân và 2 hợp tác xã sản xuất mía và cam kết thu mua mía với giá bảo hiểm trong thời gian 3 năm là 850 đồng/kg mía sạch 10 CCS tại ruộng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh ta còn nhiều hạn chế, việc mở rộng diện tích vẫn gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2017 đến nay, diện tích mía đã sụt giảm với khoảng 600ha. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, việc ứng dụng khoa học và công nghệ và cơ giới hóa sản xuất vẫn hạn chế, các mô hình hợp tác xã liên kết trồng và tiêu thụ mía chưa nhiều.








Với diện tích và sản lượng mía hiện tại của tỉnh ta mới chỉ đáp ứng được 12% công suất chế biến của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum. Ảnh: TH

 

Ông Giả Tấn Đạt- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sa Thầy cho biết: Một thời gian dài trước đây, giá mía nguyên liệu bấp bênh cùng với những bất cập trong quá trình thu mua, vận chuyển khiến nông dân không còn mặn mà với cây mía. Cho đến nay, mỗi khi đề cập đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây mía vào canh tác nhiều nông dân vẫn ngần ngại. Mặt khác, quy trình trồng mía đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn nhiều công chăm sóc, thu hoạch nên đồng bào DTTS vẫn khó thực hiện.

Là địa phương đi đầu trong việc trồng mía, chiếm tới 75% vùng nguyên liệu của tỉnh, nhưng thành phố Kon Tum cũng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, ổn định diện tích cây mía. Hiện tại, thành phố có 825ha mía, nhưng so với những năm 2013, 2014 thì diện tích hiện tại của địa phương chỉ bằng khoảng một nửa.

Theo ông Phan Thanh Nam- Trưởng phòng Kinh tế thành phố, mặc dù năng suất, giá cả, thu nhập của người trồng mía những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, nhưng cây mía vẫn chưa thực sự có sức cạnh tranh mạnh so với nhiều loại cây trồng khác, nhất là cây ăn trái, rau màu. Bên cạnh đó, hiện tại, công lao động cho việc trồng mía quá cao và khan hiếm, nhất vào thời vụ thu hoạch, khiến cho nhiều hộ từ bỏ cây mía.

Với diện tích và sản lượng mía hiện tại của tỉnh ta mới chỉ đáp ứng được 12% công suất chế biến (công suất 2.500 tấn mía cây/ngày) của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum. Để đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho 180 ngày chế biến, sản lượng mía cần trong một vụ sản xuất là 450.000 tấn mía cây, tương ứng với diện tích vùng nguyên liệu 6.000 ha mía, năng suất bình quân đạt 74 tấn/ha. Vì vậy, để duy trì hoạt động, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum phải thu mua thêm mía từ các hộ dân trồng mía tại các huyện Đăk Pơ, K’Bang, Kông Chro và thị xã An Khê của tỉnh Gia Lai.

Theo kế hoạch, thời gian tới, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum sẽ nâng công suất nhà máy từ 2.500 tấn/ngày lên 6.000 tấn/ngày. Do đó, sản lượng mía nguyên liệu mía cần để phục vụ cho nhu cầu chế biến là 1.080.000 tấn mía cây, diện tích mía phát triển tương ứng là 15.000 ha.

Trước những thách thức trong việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía, mới đây (ngày 20/3) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp cùng lãnh đạo các ngành, đơn vị có liên qua đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Đường Kon Tum để cùng bàn bạc giải pháp, phương hướng tháo gỡ khó khăn. Mục tiêu là từng bước mở rộng diện tích mía, tạo vùng nguyên liệu ổn định (từ 2000-4.000 ha), đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mía đường và thúc đẩy chuyển đổi cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Để khôi phục và phát triển vùng nguyên liệu mía cần nỗ lực vào cuộc của các ngành, địa phương và doanh nghiệp để người nông dân thấy được lợi ích thiết thực mà cây mía mang lại. Từ đó, tiếp tục đưa cây mía trở thành cây trồng chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo, nhất là ở những vùng đồng bào DTTS.        

Thiên Hương





Source link

Cùng chủ đề

Ngăn chặn ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Mối nguy hiểm lớn hiện nay là tình trạng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả hoặc rượu tự nấu không qua kiểm định an...

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng...

Tạm giữ hình sự đối tượng đánh tới tấp tài xế xe tải trên cabin

Cho rằng xe tải vượt ẩu xe của mình trên đường ở Bình Phước, người đàn ông đã hành hung tài xế ngay trên cabin khi dừng đèn đỏ. Công an vừa tạm giữ hình sự người này để điều tra làm rõ. Tối nay (17/12), Công an TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, Cơ quan CSĐT vừa ra quyết định tạm giữ hình sự Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương)...

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. Nguồn:...

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và...

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt...

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Mới nhất