Trang chủDestinationsHà NộiPhát triển vững chắc mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước...

Phát triển vững chắc mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam


Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 10 đến 11-4-2023. Ảnh: TTXVN

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 10 đến 11-4-2023.

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trọng tâm là kênh quan hệ và hợp tác nhà nước.

Đây cũng là chuyến thăm chính thức Lào đầu tiên của đồng chí Võ Văn Thưởng sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước vào ngày 2-3-2023.

Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chọn nước bạn Lào anh em là quốc gia thăm chính thức đầu tiên sau khi nhậm chức không chỉ thể hiện Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn trước sau như một, coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào, mà còn cho thấy tính chất đặc biệt “có một không hai” trong quan hệ giữa hai nước, cho thấy nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nước trong việc duy trì đà phát triển quan hệ song phương.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào đang trên đà phát triển hết sức tốt đẹp, các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, các tuyên bố chung nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, các hiệp định hợp tác giữa hai chính phủ đang được hai bên tích cực triển khai và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả lĩnh vực.

Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục chặt chẽ, ổn định, với nhiều hình thức, tạo được lòng tin chính trị cao, giữ vai trò nòng cốt, định hướng trong tổng thể quan hệ hợp tác của Việt Nam và Lào trong các lĩnh vực khác.

Hợp tác quốc phòng an ninh tiếp tục được củng cố. Hai bên phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh trật tự dọc biên giới; phòng, chống tội phạm xuyên biên giới; phối hợp tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong các thời kỳ chiến tranh…

Hợp tác đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có những chuyển biến tích cực. Việt Nam tiếp tục là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất tại Lào với tổng vốn đăng ký khoảng trên 5,3 tỷ USD.

Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào như trong lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, nông nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Lào và được các lãnh đạo của bạn đánh giá cao.

Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Lào năm 2022 đạt 1,703 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2021, vượt chỉ tiêu đề ra.

Để hỗ trợ Lào phát triển lâu dài, Việt Nam đã mở thị trường 100 triệu dân cho Lào, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Lào xuất, nhập khẩu hàng hóa qua tất cả cảng biển của Việt Nam.

Việt Nam và Lào cũng đang phối hợp nghiên cứu và thúc đẩy tìm kiếm nguồn vốn, các nhà đầu tư để triển khai các dự án trọng điểm như đường cao tốc Vientiane – Hà Nội, đường sắt Vientiane – Thakhek – Tân Ấp – Vũng Áng, nâng cấp quốc lộ 8 đoạn phía Lào và các tuyến đường quan trọng khác.

Sau khi hoàn thành, các công trình này đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân hai nước.

Hợp tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề tiếp tục được hai bên đặc biệt quan tâm, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao.

Việt Nam và Lào cũng tích cực triển khai các dự án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2021-2030.

Năm 2022, có hơn 14.000 sinh viên Lào học tập tại Việt Nam, trong khi Việt Nam có 180 sinh viên học tập tại Lào.

Tối 8-4, tại thành phố Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên – Huế phối hợp với Đại học Huế tổ chức chương trình Tết cổ truyền Bunpimay với nhiều hoạt động ý nghĩa cho gần 340 lưu học sinh Lào đang theo học trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Tường Vi/TTXVN

Bên cạnh đó, Việt Nam và Lào cũng phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Liên hợp quốc, Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) và các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong, góp phần nâng cao vị thế hai nước trên trường quốc tế.

Trong hai ngày thăm chính thức Lào lần này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith cùng các nhà lãnh đạo khác của Lào sẽ kiểm điểm, đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua; trao đổi, thống nhất những định hướng, chủ trương và các biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong năm 2023 và những năm tiếp theo ngày càng sâu sắc, hiệu quả và thực chất hơn.

Hai bên dự kiến cũng sẽ trao đổi về tình hình thế giới và khu vực nổi bật gần đây, sự phối hợp giữa hai nước tại các diễn đàn quốc tế và trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế có liên quan đến mỗi nước và quan hệ hai nước.

Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên cương vị mới cũng diễn ra trong bối cảnh người dân Lào anh em đang nô nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc Bunpimay.

Điều này càng thể hiện rõ hơn tính chất đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, đồng thời chắc chắn sẽ tạo động lực mạnh mẽ, giúp phát triển vững chắc, làm sâu sắc hơn quan hệ và sự hợp tác Việt Nam – Lào trong năm 2023 và những năm tới, đáp ứng mong mỏi và lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuất khẩu thủy sản tiến tới mục tiêu 11 tỉ USD

Năm 2024 là lần thứ hai xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD, trong đó con tôm mang về 4 tỉ USD, cá tra 2 tỉ USD, cá ngừ 1 tỉ USD. Năm 2025, ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đạt 11 tỉ USD. ...

Tái dựng kịch bản “Đời cô Lựu” và “Tiếng hò sông Hậu”

Nhà hát Trần Hữu Trang đã ra mắt phiên bản mới của vở "Đời cô Lựu" (tác giả Trần Hữu Trang, đạo diễn Dương Thanh) vào tối 21-12 ...

Khơi thông nguồn lực phát triển

Ngành công thương cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, rõ ràng, minh bạch, khơi thông cho phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại ...

Giá bạc hôm nay 24/12/2024: Bạc đồng loạt tăng

Giá bạc hôm nay (24/12), bạc đồng loạt tăng cả thị trường trong nước và thế giới. Giá bạc hôm nay tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý, giá bạc niêm yết ở mức 1.098.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.132.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc đảo chiều tăng, hiện được niêm yết ở mức 919.000 đồng/lượng (mua vào)...

Vỡ mộng gặp Việt Nam ở bán kết AFF Cup, tuyển Campuchia nhận thưởng ‘khiêm tốn’

Ngày 23/12, buổi gặp gỡ giữa chủ tịch Liên đoàn bóng đá Campuchia (FFC) và các cầu thủ đã diễn ra sau khi đội bóng này kết thúc các trận đấu tại AFF Cup 2024. Ngoài động viên về mặt tinh thần, mỗi cầu thủ Campuchia sẽ nhận được 1.000 USD tiền thưởng (tương đương 25 triệu đồng).Đội tuyển Campuchia không thể vượt qua vòng bảng AFF Cup 2024. Trước lượt trận cuối cùng, họ vẫn còn cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sức mua tăng mạnh từ chương trình kích cầu

Tháng khuyến mại Hà Nội 2024 đã chính thức kích hoạt hơn 1.000 điểm bán hàng khuyến mại với mức ưu đãi lên đến 100%, tại hệ thống chuỗi các cửa hàng thuộc mọi lĩnh vực kinh tế và 50 "Điểm vàng" khuyến mại là các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn. Sau chưa đến một tuần triển khai, các doanh nghiệp đã ghi nhận mức doanh thu tăng mạnh. Chương trình hứa hẹn sẽ trở thành...

Kích cầu tiêu dùng, kết nối quảng bá

Với hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá sâu, hấp dẫn, Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2024 góp phần đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, kết nối quảng bá hàng Việt. Đồng thời, hoạt động này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thủ đô, nhất là trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Tháng kích cầu tiêu...

Khai mạc Tuần hàng OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024 tại huyện Thạch Thất

Ngày 19-12, tại Quảng trường vườn hoa Phùng Khắc Khoan, trung tâm huyện Thạch Thất, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024. Phát biểu tại sự kiện, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội ông Nguyễn Văn Chí cho biết,...

Chủ động phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, các chủ thể OCOP của Hà Nội đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao mang đặc trưng từng vùng miền. Từ đó, chủ động nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm OCOP, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ liên kết chuỗi để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Liên kết tạo vùng nguyên liệu Xã Đa Tốn (huyện...

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của...

Bài đọc nhiều

Lionel Messi chia tay PSG

Tối 1-6 (giờ Hà Nội), HLV Christopher Galtier xác nhận Lionel Messi không còn gắn bó với PSG sau khi mùa giải này khép lại. ...

Hà Nội: 18.310 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong quý I/2023

  Theo đánh giá sơ bộ, 3 tháng đầu năm 2023, tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố tiếp tục được kiềm chế, giảm cả 3 tiêu chí so với quý liền kề; giảm về số vụ, số người chết so với cùng kỳ năm 2022. Nhiều địa bàn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công tác tham mưu, triển khai các biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông, số người chết do...

Quận Thanh Xuân phát động đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi...

(HNMO) - Chiều 7-4, UBND quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2022, phát động đợt thi đua cao điểm tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ...

Mang hơi thở đương đại đến nghề thủ công truyền thống

(HNMO) - Sáng 7-4, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển”. Sự kiện nhằm tìm kiếm sáng kiến, giải...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Quận Cầu Giấy những năm 2000

Được thành lập tháng 9 năm 1997, Quận Cầu Giấy trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đã dành được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trên mọi lĩnh vực, xứng đáng đại diện cho diện mạo một quận phía Tây của thủ đô Hà Nội. Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ của quận Cầu Giấy giai đoạn năm 2000 - 2010 qua thước phim dưới đây.

Mới nhất

Bão số 10 tác động thế nào đến nước ta?

Dự báo bão số 10 (bão Pabuk) suy yếu thành vùng ấp thấp trên vùng biển Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu nên ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 10 lúc 4h sáng 24-12 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí...

Hàn Quốc phát triển khung xương robot ‘Iron Man’ giúp người bị liệt đi lại

(CLO) Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã phát triển một bộ xương ngoài robot có khả năng tự động di chuyển, qua đó có thể hỗ trợ người bị liệt...

Các nước bắn tiếng tới chính quyền lâm thời, một quốc gia muốn “rót tiền”

Trong ngày 23/12, một số quốc gia cử phái đoàn cũng như tỏ thiện chí đối với chính quyền lâm thời ở Syria, sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad hôm 8/12.

Đại tướng Nguyễn Quyết từ trần

(Dân trí) - Mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu Đại tướng Nguyễn Quyết đã từ trần vào 21h9 phút, ngày 23/12. Thông tấn xã Việt Nam dẫn thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe...

Nghị lực phi thường của cô gái mắc bệnh hiếm, dang dở giấc mơ dạy học

Cô gái người Nam Phi Beandri Booysen mắc bệnh hiếm gặp khiến cô bị lão hóa nhanh chóng. ...

Mới nhất