Trang chủNewsThời sựPhát triển văn hóa - Khơi nguồn di sản trong thời đại...

Phát triển văn hóa – Khơi nguồn di sản trong thời đại số – Bài 4: Di sản và công nghiệp văn hóa


Để di sản “lên tiếng”

Làng tranh Đông Hồ (ở Thuận Thành, Bắc Ninh) từng nổi danh một thời với Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong, màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp; nhưng giờ đây, hầu hết các gia đình đã chuyển sang nghề làm vàng mã. May mắn vẫn còn 3 hộ dân lưu luyến gìn giữ nghề của cha ông. Một trong số đó là gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế.

Khi chúng tôi đến, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đang chuẩn bị khai trương một bảo tàng cá nhân để giới thiệu quy trình làm tranh Đông Hồ truyền thống cùng nhiều mẫu tranh đặc sắc nhất mà ông đã lưu giữ được. Ông tự hào khoe với chúng tôi hơn 100 bản khắc cũ, trong đó có những bản khắc, ông phải bỏ ra hàng chục cây vàng để mua lại từ người dân trong làng. Lại có những bản quý hiếm đến mức có người trả hàng tỷ đồng ông cũng không bán. Đặc biệt, có những mẫu tranh mà chính người làng Đông Hồ cũng không còn lưu giữ được, sau khi tình cờ được một người bạn Pháp tặng, ông đã làm lại bản khắc mới.

A6A.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (Bắc Ninh) đã bảo tồn và phát triển thành công nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ

Dòng họ Nguyễn Đăng đến đời ông là 20 thế hệ, hơn 500 năm làm nghề, bản thân ông 88 tuổi đời thì cũng có hơn 70 năm tuổi nghề. Có lẽ trời không phụ người có tâm với nghề, đến nay, cả gia đình ông Chế gồm: con trai, con gái, con dâu, con rể và các cháu đều “sống khỏe” bằng nghề, gây dựng một cơ ngơi khang trang với một trung tâm bảo tồn tranh Đông Hồ rộng hơn 6.000m2. Không chỉ tiêu thụ trong nước, tranh của ông còn được xuất khẩu. Ông cũng tổ chức nhiều hoạt động để làm “sống lại” làng nghề như: dạy nghề cho con em địa phương, trải nghiệm làm tranh Đông Hồ cho học sinh được các em nhỏ rất yêu thích.

Ông Chế chia sẻ: “Suốt mấy chục năm lăn lộn giữ nghề, tôi đều tự mình làm, không có sự hỗ trợ về kinh phí nào của nhà nước. Rất may gần đây chính quyền đã nhận ra cần phải giữ lấy nghề làm tranh Đông Hồ như một nét đẹp văn hóa của vùng quê Kinh Bắc và đã làm hồ sơ đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, dự kiến được xem xét trong năm 2024. Hy vọng đây sẽ là cơ hội để nhiều du khách biết đến và ghé thăm làng tranh Đông Hồ”.

Chuyện của ông Chế khiến chúng tôi nghĩ đến “số phận” lay lắt của những dòng tranh dân gian nổi tiếng như: Hàng Trống (Hà Nội), làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hoài Đức, Hà Nội)…

Trong khi đó, từ trà đạo của Nhật Bản, đến kim chi của Hàn Quốc, hay chuyện “hậu cung” các triều phong kiến Trung Hoa… lại đang lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Gần 2 thập niên qua, trào lưu văn hóa Hàn Quốc (thường được gọi là Hallyu) “tràn ngập” thế giới qua điện ảnh, âm nhạc, thời trang, công nghệ số… Cùng với đó là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…, đã rất thành công trong việc phát triển công nghiệp văn hóa, khai thác triệt để các yếu tố lịch sử, văn hóa, di sản (cả vật thể và phi vật thể) biến thành thế mạnh, giới thiệu và chinh phục thị trường quốc tế. Đó không chỉ hình ảnh quốc gia, dân tộc mà còn trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn của những nước này.

Nền tảng để phát triển công nghiệp văn hóa

Với tiềm năng về di sản, văn hóa, thiên nhiên, kiến trúc, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp văn hóa. Nơi này được chọn làm phim trường của nhiều tác phẩm điện ảnh ăn khách như Đông Dương; Ngọn nến hoàng cung; Trăng nơi đáy giếng; Gái già lắm chiêu; Mắt biếc…

Và một trong những sản phẩm định vị thương hiệu công nghiệp văn hóa của xứ Thần Kinh chính là Festival Huế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các festival trên thế giới. Qua các kỳ festival, những hình ảnh đẹp về văn hóa Huế, con người Huế, tinh hoa các nghề truyền thống Huế… đã được giới thiệu đến với du khách trong nước và quốc tế. Hoạt động này không chỉ đã trở thành một sự kiện văn hóa – xã hội – du lịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách địa phương và tạo việc làm cho người lao động, mà còn là động lực thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ…

Tương tự, ở Quảng Nam, chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh mang tên Ký ức Hội An nằm ven sông Thu Bồn cũng được ví như một “phép màu” hút khách đến với miền đất di sản này. Với sự tổng hòa của âm thanh, ánh sáng… chương trình tái hiện lại không khí của vùng đất Hội An xưa, nơi từng là thương cảng sầm uất, giao thoa văn hóa Đông – Tây từ 400 năm trước.

Nhận định về chương trình thực cảnh đặc biệt này, GS-TSKH Vũ Minh Giang từng chia sẻ, với lợi thế là sân khấu được xây dựng trên cồn đất nổi lên giữa sông Hoài, sân khấu Ký ức Hội An không cần quá dụng công cũng tạo đầy xúc cảm. Sự kết hợp giữa xưa và nay, truyền thống và hiện đại khiến chương trình ghi dấu ấn đặc biệt với du khách trong nước và quốc tế. Trong 2 năm 2023, 2023 Ký ức Hội An được Giải thưởng du lịch quốc tế danh giá vinh danh là Tổ hợp du lịch văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới.

Chuyện ở những di sản như Hội An (Quảng Nam), Tràng An (Ninh Bình), Huế (Thừa Thiên Huế)… là những ví dụ điển hình về việc những di sản văn hóa được quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.

Với thủ đô Hà Nội, nơi có kho tàng di sản đồ sộ và nguồn tài nguyên du lịch lớn, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, năm 2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”. Theo đó, Hà Nội đã tập trung khai thác nguồn tài nguyên này trên cơ sở hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Hiện rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để tạo ra những sự kiện, sản phẩm văn hóa đặc sắc, không chỉ có giá trị quảng bá, tuyên truyền, giáo dục mà còn là nguồn lực góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

So sánh với các nước châu Á, Việt Nam cũng có hàng ngàn năm lịch sử hào hùng, văn hóa đa dạng, di sản phong phú về mọi thể loại, không hề thua kém. Thế nhưng, để thế giới biết rộng rãi, có sức hút và trở thành ngành kinh tế mạnh mẽ, thì vẫn còn rất hạn chế.

Theo bà Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL), di sản văn hóa hiện đã khẳng định được vai trò vừa là tài sản vô giá, vừa là nguồn tài nguyên quý cho phát triển kinh tế – xã hội, phát triển du lịch và đặc biệt là khai thác các giá trị phục vụ công nghiệp văn hóa. Hàng triệu cổ vật đang được lưu giữ, trưng bày tại các bảo tàng, di tích; trên 40.000 di tích và trên 70.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, xếp hạng, công nhận, ghi danh cả ở trong nước và trên bình diện quốc tế… là nguồn tài nguyên to lớn để phát triển công nghiệp văn hóa.

“Tuy nhiên, trong Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa, di sản văn hóa chưa phải là 1 đối tượng, 1 ngành độc lập. Do đó, trong Luật Di sản văn hóa đang sửa đổi, chúng tôi đã dự thảo nội dung quy định rõ việc khai thác, sử dụng di sản văn hóa ở các lĩnh vực trong giáo dục, sáng tạo nghệ thuật, biểu diễn và dịch vụ, thương mại; quy định việc hợp tác công tư và chính sách thu hút khuyến khích tổ chức cá nhân trong xã hội tham gia như hình thức phát triển công nghiệp văn hóa”, bà Hiền cho biết.

Ngày 8-9-2016, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiến lược nêu rõ: “Công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế. Công nghiệp văn hóa (gồm 12 ngành) là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, là vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Như vậy, di sản văn hóa (cả vật thể và phi vật thể) chính là nền tảng quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, đất nước Việt Nam”.

VĨNH XUÂN – MINH DUY – TRẦN BÌNH – QUỐC LẬP





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/phat-trien-van-hoa-khoi-nguon-di-san-trong-thoi-dai-so-bai-4-di-san-va-cong-nghiep-van-hoa-post742497.html

Cùng chủ đề

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá bảo vật triều Nguyễn

Những bảo vật biểu tượng của triều Nguyễn được mô phỏng thành những kho báu ẩn trong ‘túi mù’ đồ chơi cho người dùng khám phá. Công nghệ kết hợp cung cấp những thông tin thú vị về mỗi cổ vật. Ngày 18-12, Trung...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Cuộc thi ảnh và video quy mô toàn quốc “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Bộ TT-TT cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”. Đây là năm thứ hai, cuộc thi tổ chức và là một trong những hoạt động trọng tâm của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại Việt Nam 2024 (Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024). Năm 2024, cuộc thi được tổ chức...

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hạnh phúc qua nghệ thuật nhiếp ảnh và video

Tối 11-12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”.    Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật nhiếp ảnh và video trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Sau...

Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698 – 2020): Được trao giải A Giải thưởng...

Tại lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII, Ban tổ chức đã chọn, trao giải 58 tác phẩm. Trong số đó, công trình nghiên cứu Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh: Dặm dài lịch sử (1698-2020) của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản) được trao giải A. Tác phẩm gồm 2 tập dày dặn, hơn 1.500 trang, truyền tải một lượng thông tin giá trị về vùng...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ...

Quán bia Bắc Triều Tiên chính thức khai trương tại Bình Nhưỡng

(CLO) Tại một trong những quận mới ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, một quán bia hiện đại đã chính thức đi vào hoạt động, thu hút sự chú ý của người dân địa phương. ...

Ông Putin khen tên lửa Oreshnik, thách đấu hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ

Tại cuộc họp báo cuối năm ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được câu hỏi về tên lửa thử nghiệm mới Oreshnik mà quân đội Nga sử dụng trong cuộc tấn công vào miền đông Ukraine tháng trước.“Oreshnik là loại vũ khí tiên tiến và rất mới”, ông Putin ca ngợi, đồng thời thừa nhận tuyên bố của các chuyên gia phương Tây rằng tên lửa xuyên lục địa này dựa trên những phát triển trước đó...

Tạm giữ bảo mẫu bạo hành bé trai hơn 1 tháng tuổi để điều tra

Lãnh đạo Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đơn vị đã tạm giữ bà Nguyễn Thị L. (57 tuổi, quê Tuyên Quang), bảo mẫu bị tình nghi bạo hành bé trai hơn 1 tháng tuổi. Chiều 19/12, liên quan đến vụ việc nêu trên, trao đổi với PV VietNamNet, bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết, khi nhận được thông tin, quận đã yêu cầu công an quận điều tra, xử...

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí vừa ký Quyết định số 145/QĐ-BCĐ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này. Nguyên tắc làm việc Quy chế nêu rõ, Trưởng Ban Chỉ đạo, các Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo trên cơ sở trao đổi,...

Mới nhất

‘Công nghệ tiên tiến, bảo vệ Tổ quốc’

DNVN - Tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam - Vietnam Defence Expo 2024, Viettel đem đến các sản phẩm hiện đại với thông điệp “Protech to Protect” (Công nghệ tiên tiến...

Dòng tiền tiếp tục hấp thu cổ phiếu giá “mềm”?

(NLĐO) - Thị trường quốc tế đỏ sàn, chứng khoán Việt không thể tránh khỏi đà giảm điểm, có thể tạo cơ hội cho nhà đầu...

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng...

Quán bia Bắc Triều Tiên chính thức khai trương tại Bình Nhưỡng

(CLO) Tại một trong những quận mới ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, một quán bia hiện đại đã chính thức đi vào hoạt động, thu hút sự chú...

Một địa phương thí điểm cho học sinh học 5 ngày/tuần, nghỉ học thứ bảy

(NLĐO)- Tỉnh Phú Thọ thực hiện thí điểm đối với học sinh khối 6, 7, 8, 10, 11 ở một số trường từ học kỳ 2 năm...

Mới nhất