Trang chủDestinationsHà NộiPhát triển văn hóa - động lực cho sự phát triển bền...

Phát triển văn hóa – động lực cho sự phát triển bền vững Thủ đô


Ảnh: Nguyễn Thanh Hà

Bài 1: Nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội

(HNMCT) – Là “Thủ đô tự nhiên của Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm” như nhận định của một nhà địa lý học nổi tiếng thế kỷ XX, dòng chảy phát triển văn hóa của vùng đất “Trước sông Nhị thủy, sau hồ Hoàn Gươm” mang dấu ấn đặc sắc từ các yếu tố địa chính trị, địa văn hóa. Thấu hiểu điều đó, Hà Nội không ngừng chủ động khơi thông dòng mạch này bằng nhiều chương trình hành động, kế hoạch, giải pháp, trong đó có Chương trình 06/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025” (gọi tắt là Chương trình 06). 

Phát triển văn hóa – nhiệm vụ đầu tiên của chương trình bao quát nhiều nội dung quan trọng như môi trường văn hóa, di sản văn hóa, du lịch…, một lần nữa cho thấy tính nhất quán của mục tiêu đưa văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, động lực cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Từ nền văn hiến

Năm 1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.

Như vậy, gắn chặt với “sự sinh tồn”, văn hóa và phát triển văn hóa đã trở thành tự nhiên và tất yếu. Duy có điều, phát triển văn hóa tùy vào từng giai đoạn lịch sử, từng thời kỳ mà có chiến lược xây dựng, thực hiện cụ thể vừa nhất quán, linh hoạt vừa sáng tạo và phải dựa trên một nền tảng nhất định.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã xác định nền tảng đó là: “Chú trọng phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng”. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt được nêu trong Chương trình 06: “Phát triển văn hóa và con người Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”

Chương trình 06 cũng nêu rõ mục tiêu “phát triển văn hóa là vì sự hoàn thiện nhân cách con người, và xây dựng con người để phát triển văn hóa”. Để có được điều đó, cả hệ thống chính trị và mỗi người dân đã không ngừng đồng hành, chung sức thực hiện 8 nội dung của phát triển văn hóa: Xây dựng môi trường văn hóa; Xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế; Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật, bảo hộ quyền tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa; Phát triển du lịch; Phát triển thông tin truyền thông; Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; Hội nhập quốc tế.

Nội hàm nhiệm vụ phát triển văn hóa đã cho thấy tầm mức quan trọng và tính quyết định của nó tới các nhiệm vụ khác.

Một số kết quả bước đầu cho thấy văn hóa tạo dựng nền tảng tinh thần cho xã hội thế nào và tác động đến sự phát triển bền vững của Thủ đô ra sao. Đến quý I-2023, 18 chỉ tiêu cụ thể thuộc 7 nhóm nội dung chuyên đề được đánh giá cơ bản đạt kết quả tốt. Việc đặt ra chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu là một cách đo lường định lượng, đảm bảo chương trình đi đúng hướng. Nhưng cuộc sống luôn sinh động, phát triển văn hóa là câu chuyện chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Ngay trong các chỉ tiêu đạt và chưa đạt, chúng ta cũng nhận thấy sự nỗ lực chung, và đặc biệt là những bài học phong phú.

Công tác bảo tồn di sản mới chỉ đạt 50% chỉ tiêu về xếp hạng di tích… nhưng trong lĩnh vực này cũng nổi lên những câu chuyện thú vị về sức sáng tạo, khả năng phát huy nguồn lực văn hóa, như di tích Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu – Quốc Tử Giám thực sự thu hút du khách, đặc biệt là giới trẻ. Hơn 1.000 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp mỗi năm có thể chưa đạt được chỉ tiêu đề ra là 3.000 buổi/năm, nhưng đã thể hiện nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm tiếp cận khán giả qua các mô hình sáng tạo của nhiều nghệ sĩ trong bối cảnh khắc nghiệt do sự xuất hiện của dịch Covid-19.

Trong hội nhập quốc tế, Hà Nội được nhắc đến nhiều và gắn liền với nhiều sự kiện văn hóa sáng tạo với vai trò thành viên Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO, như việc tổ chức thành công Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2022; Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2022…, mới đây nhất là Biennale nhiếp ảnh quốc tế Photo Hanoi’23 – sự kiện quan trọng góp phần giới thiệu Hà Nội với các tay máy quốc tế, đồng thời cũng đưa các nhiếp ảnh gia quốc tế và tác phẩm của họ đến với Hà Nội.

Tất cả phản chiếu nỗ lực kết nối, khơi thông nguồn lực của hệ thống chính trị và đặc biệt là sự chủ động tham gia vì tình yêu Hà Nội cũng như sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trên nền văn hiến Thủ đô.

Phát triển văn hóa và con người Hà Nội là nhiệm vụ song hành cùng sự phát triển bền vững của Thủ đô. Ảnh: Nguyễn Thanh Hà.

Tạo môi trường, khơi nguồn lực

Chương trình 06 khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước”. Chính vì vậy, nhiệm vụ phát triển văn hóa với những nội dung đề ra là công việc lâu dài, thường xuyên, liên tục có tính chất kế thừa, phát triển.

Các mảng, các nội dung của nhiệm vụ phát triển văn hóa phải trở thành đòi hỏi thiết yếu trên mọi lĩnh vực của đời sống Thủ đô. Hành động vì môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh phải được tiến hành đồng thời cả ở nông thôn và đô thị, cả trong môi trường giáo dục, công sở, ngoài xã hội… Việc có được hệ thống thiết chế thể thao, văn hóa phủ khắp thành phố là cơ sở hạ tầng đáng quý, nhưng xây dựng môi trường văn hóa bằng cách kết nối con người và khơi dậy trong con người tinh thần văn hóa qua không gian ấy mới là điều quan trọng nhất. Tỷ lệ 88% số gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 63% thôn (làng) đạt danh hiệu Làng văn hóa, 72,5% tổ dân phố đạt danh hiệu Tổ dân phố văn hóa hằng năm vẫn tiếp tục đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào để nhân rộng các mô hình tích cực, hiệu quả.

Đặc biệt, dấu ấn chồng lớp của lịch sử Hà Nội không ngừng nhắc nhớ các nghệ sĩ về nguồn di sản quý giá để khai thác, phát huy giá trị nhằm phục vụ đời sống tinh thần của người dân, phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội.

Qua chặng đầu thực hiện Chương trình 06, bên cạnh những dấu ấn chủ động, tích cực, thấy rõ sự hạn chế trên các nội dung của công tác phát triển văn hóa với điểm chung là sự lúng túng trong kết nối các nguồn lực, điểm nghẽn nhất định trong đầu tư công và khả năng chủ động, sáng tạo của một số cấp ủy, chính quyền… Việc chậm tiến độ triển khai nâng cấp trang thiết bị cho một số nhà hát, khó khăn trong chuẩn hóa bộ máy, vận hành hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn đã một lần nữa bộc lộ điểm yếu về con người trong đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. 

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược”. Tại hội nghị này, Tổng Bí thư cũng chỉ ra những hạn chế: “Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất… Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí…”.

Có thể nói, phát triển văn hóa là nhiệm vụ luôn song hành cùng sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. Việc ghi nhận thành công, nhận diện hạn chế, khắc phục điểm yếu để khơi thông nguồn lực là yêu cầu tất yếu. Những bài học sáng tạo, cụ thể trong các bài viết ở chuyên đề này sẽ minh họa sinh động hơn cho chặng đường thực hiện Chương trình 06 với mục tiêu nhất quán nêu trên.n

(Còn nữa)



Nguồn

Cùng chủ đề

Rà soát, bảo đảm tính khả thi của chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa

Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, qua rà soát nội dung và căn cứ ý kiến của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Chính phủ tiếp thu các nội dung Quốc hội đã thống nhất cao: Tên gọi của chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035”; không chuyển dự án số 6 thuộc Chương...

Gần 6.000 giáo viên Hà Nội hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học

Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" của Thành ủy Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội và các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn...

Công nghiệp văn hóa góp phần thúc đẩy du lịch của Hà Nội

Đây là nội dung được nêu ra trong Thông báo kết luận của Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo chương trình, đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Theo nội dung thông báo, 6 tháng đầu năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính...

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất

Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ nhất do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức để lựa chọn, trao giải cho tác giả hoặc nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình được các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đăng, phát sóng trong thời gian...

”Khát vọng tuổi trẻ” lan tỏa ngọn lửa nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc

(HNMO) - Tối 21-5, Cung Thanh niên Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tự hào Việt nam”, nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); chào mừng 5 năm mang tên mới Cung Thanh niên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đột phá mới đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

LTS: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và hiện tại “Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Trong bối cảnh rung lắc dữ dội của một thế giới đầy biến động với những xu thế mới, Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn lịch sử mang tính đột phá, quyết định...

Đưa Long An thành điểm du lịch đặc sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Long An xác định văn hóa, du lịch là lĩnh vực tiềm năng cần “đánh thức” trong thời gian tới để phát huy thế mạnh đa dạng của tỉnh. Là tỉnh cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có vị trí “giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Long An có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch. Đặc biệt, Long An sở hữu vùng lõi Đồng Tháp Mười rộng lớn, nơi có...

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), sáng 11-10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 12. Ảnh: Dương...

Ký ức tháng 10 lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một mốc son lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/ky-uc-thang-10-lich-su-680924.html

Triển lãm sách nổi bật 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội

Sáng 9-10, Triển lãm sách Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các đồng chí lãnh đạo Trung ương,...

Bài đọc nhiều

Đình Chu Quyến – dấu xưa xứ Đoài

Đình Chu Quyến, hay còn gọi là đình Chàng, là một trong những ngôi đình cổ kính và linh thiêng nhất của vùng đất Ba Vì, Hà Nội. Ngôi đình này không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Đình Chu Quyến có kiến trúc kiểu chữ "nhất" (一), với hệ thống cột, kèo, vì kèo được chạm khắc tinh xảo, mang đậm...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

”Thỏ Bảy Màu” – phim hoạt hình đậm chất Việt

(HNMCT) - Trong những ngày đầu năm nay, sự ra đời của phim hoạt hình "Thỏ Bảy Màu" tập 3 đã thu hút sự chú ý theo dõi của đông đảo khán giả trong nước. Đây là bộ phim hoạt hình mang...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Người dùng Việt ưa chuộng Mazda CX-5, Ford Territory

(HNMO) - Trong tháng vừa qua, phân khúc crossover cỡ trung (hạng C) - vốn là nhóm xe bán chạy nhất tại Việt Nam lâu nay - tuy ghi nhận doanh số tổng thể sụt giảm nhưng lại chứng kiến nhiều diễn...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên có tổng vốn đầu tư hơn 817 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025. Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025Dự án Tuyến thoát nước chính...

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Mới nhất