Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Phát triển thương hiệu lúa gạo theo hướng bền vững

Việt NamViệt Nam30/10/2024

3 quý đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, với kim ngạch 4,37 tỷ USD. Hiện Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia có trữ lượng xuất khẩu gạo hàng đầu nhất thế giới.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, với dư địa trên sẽ là cơ hội để ngành nông nghiệp nói chung và các địa phương sản xuất nông nghiệp nói riêng triển khai thực hiện đề án về ngành lúa gạo mang tính chiến lược. "Qua 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 6,9 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng 9 tháng so với năm 2023 tăng gần 23%. Đến thời điểm này, tình hình xuất khẩu gạo của chúng ta đang khả quan. Dự kiến trong thời gian sắp tới cùng với các Hiệp hội, địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp tục bám sát hình hình. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chủ trương triển khai sang các loại gạo chất lượng cao, giúp Việt Nam gia tăng giá trị gạo xuất khẩu".
Phát triển thương hiệu lúa gạo theo hướng lúa sinh thái- Ảnh 1.

Người dân xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển thương hiệu theo hướng lúa sinh thái, lúa phát thải thấp để nâng cao giá trị. Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, theo ông Hải, hiện nay ngành lúa gạo cũng gặp một số thách thức đến từ sau cơn bão Yagi gây thiệt hại trên 190.300ha lúa, điều này sẽ tác động đáng kể đến sản lượng lúa gạo của cả nước. Bên cạnh đó, động thái xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, như Ấn Độ hay Thái Lan. Đơn cử như chính sách dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo mới đây của Ấn Độ. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn từ nay đến đầu năm 2025, để phát triển bền vững, ngành lúa gạo nước ta cần tập trung xây dựng chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Ngoài ra, các địa phương cũng cần xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển thương hiệu theo hướng lúa sinh thái, lúa phát thải thấp để nâng cao giá trị cho mặt hàng chiến lược này. Với lợi thế là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh, huyện Tam Nông từng bước chuyển từ sản xuất lúa truyền thống sang hướng hữu cơ, chất lượng cao. Hướng đi này không chỉ nâng cao đời sống cho người nông dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, đến nay, toàn huyện đã có 27.233ha lúa được cấp mã số vùng trồng, 12.000ha đạt chứng nhận VietGAP và 2.400ha được sản xuất theo hướng hữu cơ. Song song đó, việc áp dụng quy trình kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng” trên toàn bộ diện tích lúa đã giúp nông dân tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ đó, huyện Tam Nông không chỉ tạo ra vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo chất lượng để phục vụ thị trường mà còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Chí Khởi - Chủ tịch UBND xã Phú Cường, huyện Tam Nông, khẳng định: “Xác định nông nghiệp là trụ cột kinh tế của địa phương, chúng tôi luôn tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Trong những năm qua, xã Phú Cường đã không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất lúa gạo, nhằm giảm giá thành và nâng cao năng suất. Nhờ xây dựng chuỗi giá trị khép kín sản phẩm lúa gạo của địa phương đã được nhiều doanh nghiệp lớn như Vinarice, Lộc Trời tin tưởng và đặt hàng...”. Không dừng lại ở việc nâng cao chất lượng lúa gạo, huyện Tam Nông còn tiên phong trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững. Đáng chú ý là mô hình “Sản xuất lúa hữu cơ sinh thái kết hợp nuôi thả sếu” tại xã Phú Đức và Tân Công Sính; mô hình bơm tưới tiết kiệm nước, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ tại xã An Long; mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hiện đại và phát thải thấp gắn với phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái được triển khai năm 2024 với diện tích 1.072,3ha/249 hộ tại 5 xã: Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ, Phú Thành A. Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp huyện, dự kiến trong năm 2025 sẽ nhân rộng các mô hình lên 16.594ha.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), mỗi năm hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2 và khí metan (CH4), chiếm trên 30% tổng lượng khí CO2 toàn quốc. Trong đó, sản xuất lúa nước chiếm khoảng 50% tổng lượng phát thải trong nông nghiệp. Với lượng phát thải khí nhà kính cao từ canh tác lúa gạo, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng này đối với môi trường. 
Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 1 triệu ha lúa phát thải carbon thấp. Ảnh: internet. 
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Đề án) của Bộ NNPTNT đã đưa ra nhiều mục tiêu cho ngành sản xuất lúa gạo. Đó là giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm 20% chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân, tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.  
Theo kế hoạch của Đề án, đến năm 2025, 13 tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long trồng 180.000 ha lúa phát thải thấp và thí điểm cấp tín chỉ carbon cho vùng đạt chuẩn. Đến năm 2030, vùng mở rộng thêm 820.000 ha lúa phát thải carbon thấp. Mục tiêu bán tín chỉ carbon của ngành lúa gạo đạt 2.500 tỷ đồng/năm…/.
 
Lê Quang

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Trào lưu 'em bé yêu nước' lan tỏa khắp mạng xã hội trước thềm đại lễ 30/4
Quán cà phê gây sốt với ly nước cờ Tổ quốc dịp lễ 30.4
Ký ức của người lính biệt động trong chiến thắng lịch sử
Khoảnh khắc nữ phi hành gia gốc Việt nói "Xin chào Việt Nam" ngoài Trái đất

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm