Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcPhát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam (*): Nhìn lại...

Phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam (*): Nhìn lại hành …


Tại tọa đàm “Vai trò của văn học – nghệ thuật trong xây dựng con người TP HCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình” do Liên hiệp Các hội văn học – nghệ thuật TP HCM tổ chức gần đây, văn nghệ sĩ TP HCM đã thể hiện quyết tâm hòa vào công cuộc chung của cả nước, biến những sáng tạo mang tính đột phá góp phần kiến tạo nền công nghiệp văn hóa (CNVH) mà Chính phủ đã đặt trọng tâm xây dựng đến năm 2030.

Phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam (*): Nhìn lại hành trình quảng bá văn hóa Việt- Ảnh 1.

Các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc chính là đòn bẩy cho phát triển ngành công nghiệp văn hóa. (Ảnh: À Ố SHOW)

Phải phối hợp đồng bộ

Nhiều ý kiến khẳng định trong số những hạn chế tồn tại, việc quảng bá văn hóa Việt với các loại hình rất cần sự đồng bộ và cải cách chuyên sâu. PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái nói nếu không có sự phối hợp đồng bộ, sẽ không tạo được hiệu quả thiết thực cho phát triển CNVH. “Ngay tại TP HCM – nơi được xem là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị của không ít rạp hát, sàn diễn kịch, ca nhạc đã xuống cấp. Một khi chưa có sự quan tâm, đầu tư thật tốt thì khó mà xứng tầm CNVH. Trong khi đó, các rạp chiếu phim, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ đã được nâng cao, đạt chất lượng nhưng giá vé chưa tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên tiếp cận cũng là một hạn chế” – PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái nhấn mạnh.

Theo NSƯT – đạo diễn Ca Lê Hồng, TP HCM đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực trạng CNVH, một số lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn đang có chiều hướng phát triển tốt, kết quả cho thấy nhiều nơi chưa đạt chuẩn. Trong khi muốn phát triển CNVH, cần có quỹ đất cũng như kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của biểu diễn nghệ thuật mang tầm đẳng cấp.

Đạo diễn – NSND Đào Bá Sơn cho rằng lĩnh vực điện ảnh hầu hết do các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp tư nhân chiếm thị phần, vai trò của điện ảnh nhà nước không phát huy được khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội. “Muốn tăng tính hấp dẫn của phim điện ảnh Việt Nam và được khán giả các nước đón nhận thì vai trò quảng bá rất quan trọng” – ông nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng đối với nghệ thuật biểu diễn, so với nhu cầu thụ hưởng nghệ thuật đích thực, cần nhanh chóng xây dựng nhà hát giao hưởng thành phố. Song song đó, cần có những chính sách kích cầu, hỗ trợ và nâng cao nhận thức, thụ hưởng văn hóa – nghệ thuật cho người dân các tỉnh, thành trong cả nước.

PGS-TS Phan Thị Bích Hà, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, cho rằng việc tuyển chọn, thuê chuyên gia các lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật được thể chế hóa đã đẩy mạnh việc liên kết đào tạo chuyên sâu cho diễn viên. Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự bắt kịp tiến độ chung của chương trình; một số kế hoạch, đề án chưa kịp thời ban hành; chính sách trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật không hấp dẫn nhiều tài năng trẻ.

“Vì thế, đào tạo đúng người, đúng việc và chuyên sâu rất cần sự thống nhất từ đầu trong chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Ở các nước muốn xây dựng nền CNVH bền vững, họ cử hẳn 100 – 200 sinh viên tiêu biểu để gửi đi tu nghiệp. Cụ thể năm 2000, Hàn Quốc đã đưa lực lượng trẻ đến Mỹ học về thời trang, điện ảnh, nhạc kịch. Sau đó họ quay về phục vụ đất nước” – NSND Trần Minh Ngọc nói.

Phát triển nền công nghiệp văn hóa Việt Nam (*): Nhìn lại hành trình quảng bá văn hóa Việt- Ảnh 2.

Festival Huế là chất xúc tác mạnh mẽ để xây dựng và phát triển Huế trở thành một thành phố văn hóa – sáng tạo. (Ảnh: ĐỖ TRƯỞNG)

Cần đột phá trong quảng bá

Theo các nhà chuyên môn, TP HCM nói riêng, Việt Nam nói chung, trong tương lai gần vẫn chưa thể có ngay sự thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng trong nội hàm các ngành nghề, lĩnh vực của CNVH. Thị trường sản phẩm CNVH tiếp tục chưa có đột biến lớn về quy mô, dung lượng thị trường cũng như tốc độ tăng trưởng tuy vẫn có ngoại lệ như thị trường phim ảnh và ca nhạc hiện đại qua một vài dẫn chứng được cho là điểm son như: Lễ hội Âm nhạc quốc tế thường niên Hozo, chương trình “À ố show”, Liên hoan Phim quốc tế TP HCM; phim “Mai”, “Lật mặt 7 – Một điều ước”…

NSND Trần Minh Ngọc nhấn mạnh trong hành trình cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm CNVH Việt Nam với hàng nhập khẩu thương hiệu toàn cầu rất cần tạo sự đột phá trong quảng bá, dựa vào đặc điểm riêng của mỗi loại hình CNVH.

“Cần giải quyết bài toán thực tế giữa cung và cầu, về phía các nghệ sĩ, những người hoạt động nghệ thuật mong muốn có nhiều cuộc đối thoại trực tiếp giữa nghệ sĩ với các nhà quản lý văn hóa – nghệ thuật để cùng tìm giải pháp. Theo đó, việc TP HCM sẽ xây dựng Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật TP HCM tại số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, hứa hẹn sẽ là điểm trao đổi, nâng cấp các mối quan hệ giữa văn nghệ sĩ, công chúng và du khách, hướng đến việc có lộ trình góp phần quảng bá thật mạnh cho CNVH của thành phố nói riêng và cả nước nói chung” – NSND Trần Minh Ngọc kỳ vọng.

Riêng đối du lịch văn hóa, cần hoàn thiện chiến lược phát triển du lịch TP HCM đến năm 2030. Nghệ nhân Nhân dân Út Tỵ cho rằng Lễ hội Sông nước TP HCM lần 2 cần đưa âm nhạc cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ vào để quảng bá di sản của vùng đất này.

Cần có chiến lược trong hoạt động xúc tiến du lịch gắn kết với văn hóa trong nước, như tập trung vào việc tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch trên địa bàn thành phố; chú trọng nhiều hơn ở thị trường khách du lịch nội địa đến thành phố thông qua đường sông, đường thủy và cả tuyến metro từ Bến Thành đến Suối Tiên, vận dụng các nhà ga để quảng bá sản phẩm văn hóa.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu – Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học – nghệ thuật TP HCM, từ kết quả nghiên cứu về việc xây dựng nền CNVH, có các vấn đề đặt ra gồm: sự phát triển CNVH TP HCM có khả năng đóng góp to lớn cho các chỉ tiêu thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống tinh thần của cư dân; CNVH TP HCM đa dạng loại hình nhưng chưa có sự kết nối; TP HCM cần đặt yêu cầu cao hơn đối với hiện trạng phát triển văn hóa hiện nay, với mục tiêu là phát triển văn hóa trở thành sản phẩm CNVH…

“Liên hiệp Các hội văn học – nghệ thuật TP HCM quyết tâm cùng với 9 hội chuyên ngành làm tốt vai trò, sứ mệnh được đề ra trong công cuộc góp phần xây dựng nền CNVH Việt Nam phát triển. Mỗi văn nghệ sĩ là một chiến sĩ, phải nêu cao sáng tạo, vận dụng sự đổi mới để làm tốt trọng trách sáng tác, biểu diễn và quan trọng hơn là quảng bá thật tốt những sản phẩm văn hóa đạt chất lượng, mang tầm giao lưu quốc tế” – kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu chia sẻ. 

Một số thành tựu nhất định

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 tại Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nêu rõ nhiệm vụ về phát triển CNVH đi đôi với xây dựng và hoàn thiện thị trường văn hóa.

Ngày 8-9-2016, Chính phủ ban hành “Chiến lược phát triển các ngành CNVH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã thúc đẩy phát triển 12 lĩnh vực: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, sau 5 năm triển khai thực hiện chiến lược, 12 ngành CNVH đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tính đến năm 2018, 12 ngành đã đóng góp doanh thu khoảng 8,081 tỉ USD, tương đương 3,61% GDP.

Phát triển CNVH đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, thu hút nguồn lực, lao động, việc làm, phát huy lợi thế cạnh tranh. “Các ngành CNVH thể hiện rõ xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau, là kết hợp của các yếu tố chính: sáng tạo, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại, từ đó có thể sản sinh ra các sản phẩm văn hóa đem lại lợi ích kinh tế” – TS Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh.

Cách hiểu về công nghiệp văn hóa

NSND Trần Minh Ngọc dẫn giải có nhiều cách hiểu về CNVH nhưng điểm chung là CNVH đề cập các ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế.

(Còn tiếp)

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 19-5



Nguồn: https://nld.com.vn/phat-trien-nen-cong-nghiep-van-hoa-viet-nam-nhin-lai-hanh-trinh-quang-ba-van-hoa-viet-19624052120564073.htm

Cùng chủ đề

Khởi động Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ Ba

(Tổ Quốc) - Sáng ngày 2/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Ủy ban nhân dân TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức Lễ Ký kết Biên bản hợp tác giữa hai bên và giới thiệu Liên hoan phim châu Á- Đà...

Nhà khách Chính phủ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan

(Tổ Quốc)- Chiều 30/10/2024, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội. ...

Lan toả thanh âm từ tình yêu Hà Nội

(Tổ Quốc)- Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội 2024” nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa nghệ thuật, thúc đầy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô, chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Đài Phát thanh và Truyền hình...

Xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến nổi tiếng thu hút các nhà làm phim trên thế giới

Tham dự sự kiện có ngài Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; bà Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; bà Ngô Phương Lan, Chủ...

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ những mô hình “dân vận khéo”

Từ năm 2009 đến nay, phong trào thi đua "Dân vận khéo" đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố, tạo sức lan tỏa, thu hút sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đông nghệ sĩ chào mừng khai mạc Liên hoan Sân khấu TP HCM lần 1 – năm 2024

(NLĐO) - Liên hoan được khai mạc tối 12-11; liên hoan có màn "so tài" giữa 25 vở kịch, triển lãm ảnh "Giới thiệu về những thành tựu của sân khấu TPHCM" ...

Nhà đầu tư tránh “lướt sóng” ngắn hạn

(NLĐO) – Đà bán ròng của khối ngoại chưa ngừng lại khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu tích lũy hay đứng ngoài quan sát? ...

Giá vàng giảm hàng triệu đồng, chuyên gia nói “khoan vội cắt lỗ”, vì sao?

(NLĐO) – Chỉ chưa tới 1 tuần, giá vàng giảm 5-7 triệu đồng/lượng khiến nhiều người trót "đu đỉnh" vùng 89-90 triệu đồng/lượng thua lỗ nặng. ...

Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng lên tiếng về “thông báo nghỉ học khi trời mưa lớn”

(NLĐO) - Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho hay việc cho học sinh nghỉ để tránh bão, mưa to dựa trên các thông tin dự báo thời tiết và chỉ đạo của thành phố. ...

Vì sao Masterise Homes chọn ra mắt phân khu cao tầng tại The Global City vào lúc này?

Thị trường địa ốc phía Nam được phen “xôn xao” khi phân khu cao tầng Masteri Grand View của Masterise Homes chính thức lộ diện lần đầu tiên tại The Global City ...

Bài đọc nhiều

Thông tin lễ tang NSƯT Tuấn Phong

NSƯT Tuấn Phong - ca sĩ từng hát "Chào em cô gái Lam Hồng", "Thuyền và biển" vừa qua đời sau thời gian điều trị bệnh. ...

Thanh Thảo ngọt ngào bên Quang Dũng, thay 7 trang phục trong liveshow

Liveshow kéo dài suốt 4 giờ với gần 30 ca khúc được Thanh Thảo thể hiện qua nhiều phong cách khác nhau. Liveshow Tình nồng của Thanh Thảo mới diễn ra tại California, Mỹ, đánh dấu 30 năm nữ ca sĩ gắn bó với âm nhạc. Sự kiện không chỉ ghi dấu chặng đường ca hát của cô mà còn là dịp kỷ niệm 8 năm ngày đầu gặp gỡ với người chồng hiện tại.  Nữ ca sĩ bày tỏ: “30...

Quang Linh trổ tài rap và vũ đạo do “nổi máu đố kỵ” với Thanh Lam, Thu Minh

Trong Our song Vietnam tập 11, Thanh Lam, Thu Minh gây xúc động trong tiết mục song ca, Quang Linh trổ tài rap melodic và vũ đạo trẻ trung. Tập này, Mai Tiến Dũng, Lâm Bảo Ngọc phải nói lời chia tay chương trình. ...

Làm con của nghệ sĩ lớn, tôi rất hay bị soi

Bảo Anh Taruki là con trai NSND Thái Bảo và NSƯT Anh Tuấn. Nối tiếp truyền thống nghệ thuật của gia đình, Bảo Anh đang từng ngày nỗ lực khẳng định mình với hình ảnh của một Saxophonist. Nghệ sĩ trẻ đã có buổi trò chuyện với Dân Việt về gia...

Cùng chuyên mục

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu Chợ Lớn, TPHCM và một số địa điểm khác. Ca sĩ và ê-kíp dựng hẳn một khu chung cư tại...

Đông nghệ sĩ chào mừng khai mạc Liên hoan Sân khấu TP HCM lần 1 – năm 2024

(NLĐO) - Liên hoan được khai mạc tối 12-11; liên hoan có màn "so tài" giữa 25 vở kịch, triển lãm ảnh "Giới thiệu về những thành tựu của sân khấu TPHCM" ...

Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024

(Tổ Quốc) - Tối 12/11, tại Nhật Bản, Hoa hậu Việt Nam 2022 Huỳnh Thị Thanh Thủy (22 tuổi, quê Đà Nẵng) đã xuất sắc vượt 75 thí sinh để giành vương miện Miss Intercontinental 2024. Các danh hiệu Á hậu 1, 2, 3, 4 lần lượt thuộc về thí sinh...

Raditori và cổ tích Thần trụ trời vào album nhạc rock

Rock Raditori - ban nhạc rock gồm những người rất trẻ - phát hành album Vũ trụ nhỏ lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Thần trụ trời của Việt Nam. Do con người có quá nhiều hoài bão và tham vọng, họ...

Anh Duy vượt hơn 15.000 km để “Ngân nga Việt Nam”

(NLĐO) - Nam ca sĩ Trương Trần Anh Duy trở lại thị trường với video ca nhạc (MV) mang tên "Ngân nga Việt Nam". ...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Mới nhất