Dư địa phát triển kinh tế của Sơn La còn rất lớn về năng lượng, khai khoáng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là phát triển kinh tế số xã hội số. Theo đó Sơn La triển khai sử dụng các nền tảng số quốc gia và phát triển các nền tảng số của địa phương để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Sơn La, cùng với sử dụng các nền tảng số quốc gia sẵn có để tạo hạ tầng nền tảng, đồng bộ, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số nhanh và hiệu quả. Với mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số đạt từ 10% GRDP của tỉnh, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 15%.
Năm 2023 tỉnh Sơn La phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh đạt 7,5%.
Về phát triển xã hội số với mục tiêu phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, luôn đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm để chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, phát triển xã hội số đi đôi với tạo dựng các giá trị văn hóa phù hợp với thời đại số, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, tinh thần của người dân.
Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, đồng thời, bảo vệ người dân trước các mối nguy cơ, đe dọa trong xã hội số theo đó đến năm 2025 tỷ lệ phủ mạng băng rộng cố định (cáp quang) hộ gia đình đạt 80%, phổ cập dịch vụ mạng di động tốc độ cao (4G/5G) đạt 99,56%, tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh đạt 96,52%, tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) có tài khoản thanh toán điện tử tài khoản giao dịch tại ngân hang đạt 80%, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 48,56% .
Với việc Sơn La đưa ra các nội dung thực hiện như tham mưu hoàn thiện văn bản phù hợp với sự phát triển kinh tế số, xã hội số trong đó xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản phù hợp với sự phát triển kinh tế số, xã hội số; cụ thể hóa việc thúc đẩy giao dịch điện tử phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực quản lý, đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, ban hành, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số, đặc biệt là tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ số trong từng ngành, lĩnh vực, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện, triển lãm về phát triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn rộng khắp về các nền tảng số quốc gia, các mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình trên hệ thống truyền thông từ cấp tỉnh đến cấp xã. Phát triển các kênh tư vấn, hỏi đáp, trợ lý ảo về kinh tế số, xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số.
Ca sản xuất tại Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ.
Về hạ tầng phát triển hạ tầng tập trung triển khai các nhiệm vụ, phát triển hạ tầng số bao gồm phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng, băng rộng, siêu rộng, phổ cập, xanh, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hướng dẫn triển khai phát triển dữ liệu và phát triển nhân lực dữ liệu trong các lĩnh vực quan trọng nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, lao động, công nghiệp và thương mại, xây dựng, văn hóa, thể thao và du lịch.
Phát triển Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu của tỉnh, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu để tập hợp tài nguyên dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số.
Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản sao số, chuỗi khối, thực tế ảo, dữ liệu lớn, kết hợp với các công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng số quốc gia, nền tảng số ngành phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số
Phát triển nhân lực số với việc bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định, hoạch định chính sách và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Sắp xếp, bố trí ít nhất 01 công chức, viên chức thành thạo về công nghệ thông tin để thực hiện chuyên trách hoặc kiêm nghiệm nhiệm vụ chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị khối huyện, thành phố. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi với công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm nhiệm vụ về chuyển đổi số cũng như thành viên Tổ Chuyển đổi số cộng đồng.
– Tổ chức các Tổ Chuyển đổi số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến từng bản với sự tham gia của Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ và đại diện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tại địa phương; huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho Tổ Chuyển đổi số cộng đồng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số và khi tham gia các hoạt động trên môi trường số.
Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng số cơ bản, kỹ năng số nâng cao, kỹ năng kỹ thuật cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin, cán bộ chuyên trách chuyển đổi số và công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước, trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Đào tạo đạt chuẩn kỹ năng số cho sinh viên, học sinh trong các trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông trên địa bàn. Triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển công dân số rộng khắp, mỗi người dân đến tuổi thành niên đều có danh tính số, tài khoản số, phương tiện số và được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số. Đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ, phổ cập kết nối số cho người dân, khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị thông minh phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Tổ chức triển khai các chương trình phát triển văn hóa số sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân truy cập Internet, đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ số mà trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục thông minh; sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet. Hướng dẫn người dân về các kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin cơ bản để có thể tự bảo vệ tài khoản, dữ liệu của mình trên không gian số. Phát triển nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân, tạo kênh độc lập thu thập, tổng hợp ý kiến phản ánh, đánh giá của người dân liên quan đến mọi vấn đề đời sống kinh tế, xã hội, đánh giá, lựa chọn và công bố các nền tảng số, giải pháp số phù hợp cho chuyển đổi số doanh nghiệp. Phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp đầu ngành trong chuyển đổi số, phát triển và nhân rộng nền tảng số, tạo hệ sinh thái số trong các ngành, lĩnh vực. Triển khai Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết quả đánh giá chỉ số mức độ chuyển đổi số là thước đo về hiệu quả của các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực tăng mức độ chuyển đổi số.
Thanh Tú