Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.Dù đôi tay đã ít nhiều chai sạn, đôi mắt không còn sáng, nhưng đều đặn mỗi tối, không ít người dân trên địa bàn xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lại đến lớp học xóa mù chữ, say sưa nắn nót từng nét chữ, con số. Với những nỗ lực ấy, họ không chỉ tự tin viết tên mình trên giấy mà còn biết tính toán và sử dụng nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh.Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.Trong 10 ngày (từ ngày 25/11 – 4/12), Hội LHPN huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức tập huấn vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giải quyết một số vấn đề cấp thiết mà phụ nữ quan tâm năm 2024, tại các xã Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Đăk Rong, Lơ Ku, Krong và thị trấn Kbang.Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Tây Ninh vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 4 đối tượng Bùi Công Hiếu, Nguyễn Văn Gia Huy, cùng 19 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Hữu Tiến, 21 tuổi, ngụ quận 11, TP. Hồ Chí Minh và Nguyễn Văn Minh, 23 tuổi, ngụ TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.Với sự nhanh nhẹn thông minh của mình, anh Triệu Văn Phú, sinh năm 1985 Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lũng Slàng, xã Tri Phương, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tiên phong phát triển du lịch cộng đồng ở bản làng làm gương để đồng bào Dao đỏ nơi đây học hỏi để phát triển kinh tế.Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đang chỉ đạo tập trung triển khai hiệu quả Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến năm 2025”, phấn đấu đến hết quý III/2025, tỉnh sẽ hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.Cơ quan CSĐT Công an huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Lê Văn Mạnh (SN 1993), trú tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút về các hành vi “Tàng trữ hàng cấm” và “Tàng trữ trái phép chất ma túy”; Lê Thanh Vũ (SN 1995), trú TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về hành vi “Tàng trữ hàng cấm” và Phạm Ngọc Nam (SN 1993), trú tỉnh Bình Phước về hành vi “Buôn bán hàng cấm”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Độc đáo lễ cúng nhà dài của đồng bào Ê Đê. Nhiều nông dân Bắc Kạn kinh doanh thành công trên nền tảng số. Người trẻ giữ hồn văn hóa Chu Ru. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thông tin tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức mới đây, đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca xét nghiệm dương tính với sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi (TP. HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong).Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.Dù đôi tay đã ít nhiều chai sạn, đôi mắt không còn sáng, nhưng đều đặn mỗi tối, không ít người dân trên địa bàn xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lại đến lớp học xóa mù chữ, say sưa nắn nót từng nét chữ, con số. Với những nỗ lực ấy, họ không chỉ tự tin viết tên mình trên giấy mà còn biết tính toán và sử dụng nhiều tiện ích trên điện thoại thông minh.Suốt 7 năm qua, chàng trai dân tộc Mông Sùng A Cải (32 tuổi) tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đã kiên trì trên hành trình phủ xanh quê hương. Với mong muốn biến những mảnh đất, quả đồi trống, trơ trọi thành màu xanh của rừng cây, anh đang hiện thực hóa ước mơ “triệu cây xanh” để bảo vệ môi trường và thay đổi cuộc sống của đồng bào mình.Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Gọi tắt là Chỉ thị 40-CT/TW), tại tỉnh Đồng Nai, hàng nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn, góp phần tích cực cùng các cấp, ngành thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững.
Với diện tích 98.000ha đất rừng và đất lâm nghiệp, huyện Bình Gia là địa phương có tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế đồi rừng. Những năm qua, chính quyền địa phương đã tập trung tuyên truyền bà con mở rộng diện tích trồng rừng, đa dạng hóa cây trồng trên cùng một quỹ đất để tận dụng tối đa diện tích đất rừng hiện có. Về lâu dài, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân từ nghề rừng.
Cụ thể như tại Hồng Thái, là xã có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, diện tích đất lâm nghiệp là 3.248ha (chiếm 85%). Để ổn định đời sống cho bà con, xã Hồng Thái đã đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, nhất là cây keo, bạch đàn. Toàn xã có gần 200 hộ trồng rừng, hộ trồng ít có 1ha, hộ trồng nhiều hơn 5ha. Nhờ đó, tổng diện tích rừng trên địa bàn xã hiện có hơn 500ha.
Ông Long Văn Hải, thôn Nà Bản, xã Hồng Thái cho biết: “Gia đình tôi trồng được khoảng 1,5ha keo, đến năm 2017 diện tích keo cho thu hoạch giúp gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng. Từ hiệu quả đó, gia đình tôi trồng lại trên diện tích đã khai thác và mở rộng thêm, đến nay đã trồng được 2,5ha, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt”.
Nhận thấy hiệu quả từ rừng, phong trào phát triển kinh tế rừng có sức lan tỏa mạnh mẽ đến từng thôn, bản, hộ gia đình. Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm gỗ rừng trồng cũng ổn định khi các thương lái trong và ngoài huyện đến tận nơi thu mua. Người dân yên tâm về đầu ra nên diện tích rừng ngày càng được mở rộng.
Theo ông Lương Hoàng Đựng, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, để phát huy hiệu quả từ kinh tế đồi rừng, hằng năm, UBND xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng tại các thôn. UBND xã hướng dẫn bà con vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển trồng rừng, kết hợp chặt chẽ với công tác khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Riêng trong năm 2024 trồng rừng phân tán được 71,3ha/60ha, trong đó cây hồi trồng được 8,8ha, keo 57ha, bạch đàn 5,5ha…
Còn tại xã Tân Hòa, chính quyền và người dân đã chọn cây quế là cây trồng chủ lực vì rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây. Đến nay, vùng quế Tân Hòa đã có hơn 500ha, độ tuổi quế trung bình từ một đến hơn 10 năm, nhiều diện tích đã cho khai thác.
Anh Đặng Hoa Lin, thôn Tân Tiến, xã Tân Hòa cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình giảm nghèo, gia đình anh đã đầu tư trồng quế tại vườn nhà. Sau khi thử nghiệm trồng, thu được lượng tinh dầu tương đối cao, cây quế sinh trưởng, phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư trồng quế trên toàn bộ diện tích đất rừng được giao. Hiện nay, gia đình anh có trên 5ha rừng quế với hơn 15.000 cây, cho thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm.
Ông Đặng Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa cho biết: Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng từ cây quế, chính xã đã tuyên truyền, vận động hỗ trợ kỹ thuật cho người dân lựa chọn là cây trồng chủ lực. Đến nay, vùng quế Tân Hòa đã có hơn 500ha, độ tuổi quế trung bình từ một đến hơn 10 năm, nhiều diện tích đã cho khai thác mang lại thu nhập từ 150 đến 160 triệu đồng/ha.
Theo báo cáo của UBND huyện Bình Gia, hiện nay toàn huyện đã hình thành vùng trồng quế tập trung với diện tích gần 3.100ha; vùng trồng hồi với 11.500ha hồi; vùng trồng keo 7.544ha; vùng trồng mỡ 2.261ha… Hằng năm, doanh thu từ các sản phẩm vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung đạt 70 – 80 tỷ đồng.
Từ năm 2020 đến nay, UBND huyện đã tập trung xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm quế và chuỗi liên kết sản phẩm hoa hồi và các sản phẩm từ hồi. Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp của huyện đạt gần 110 tỷ đồng/năm. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, tiếp tục thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu, kết hợp với chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Bà Hoàng Thị Anh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Gia cho biết: Với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể đa dạng hoá các sản phẩm nông, lâm nghiệp như: hồi, quế, mỡ, keo, bạch đàn… nên những năm qua, huyện tập trung tuyên truyền bà con mở rộng diện tích.
Hướng đi này, không chỉ góp phần đa dạng hóa cây trồng, mà về lâu dài còn giúp người trồng rừng tăng thu nhập từ rừng. Góp phần tăng thu nhập, xóa đói nghèo giảm cho người dân.
Nguồn: https://baodantoc.vn/phat-trien-kinh-te-rung-de-xoa-doi-giam-ngheo-o-binh-gia-1732767370134.htm