Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiPhát triển giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người...

Phát triển giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài


Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 31, chiều 18/3, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc duy trì, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếng Việt là một trong những trọng tâm của công tác ngoại giao văn hóa và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.

Phát triển giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài

Tại phiên chất vấn, đại biểu Tạ Đình Thi (Hà Nội) cho biết, Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì xây dựng Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030, trong đó, nhiệm vụ quan trọng là chú trọng truyền bá văn hóa Việt Nam; dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài; xây dựng dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài…

Đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm rõ hơn kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ này, nêu rõ những vướng mắc và phương hướng giải quyết trong thời gian sắp tới.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định: “Việc duy trì, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếng Việt là một trong những trọng tâm của công tác ngoại giao văn hóa và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.”

Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã tích cực xây dựng đề án, chiến lược và cụ thể hóa bằng kế hoạch công tác của Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, như phối hợp với các địa phương ở nước ngoài tổ chức sự kiện Ngày Việt Nam, tuần phim, ẩm thực Việt Nam để quảng bá du lịch Việt Nam; thông qua các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các sự kiện văn hóa ẩm thực Việt Nam; phối hợp thành lập các trung tâm nghiên cứu Việt Nam, văn hóa Việt Nam tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước sở tại; đưa sách vở, sản phẩm văn hóa Việt Nam vào các trường đại học, cơ sở nghiên cứu. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đều có góc trưng bày sản phẩm văn hóa tại trụ sở, nhất là các nơi đón tiếp khách nước ngoài.

Gần đây nhất, trong chuyến thăm chính thức Australia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến Đại học Melbourne – nơi có chương trình nghiên cứu, tư vấn chính sách về Việt Nam.

ttxvn_dai bieu ta dinh tri.jpg
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Tạ Đình Thi đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Trong chuyến thăm chính thức Australia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm Viện Chính sách Australia-Việt Nam tại Đại học RMIT (thành phố Melbourne, bang Victoria).

Trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Thái Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cắt băng khai trương khu phố Việt đầu tiên trên thế giới được chính quyền sở tại công nhận…

“Những sự kiện này tạo cảm hứng rất lớn cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc. Đây là những cách chúng ta sẽ làm để tôn vinh văn hóa Việt, dân tộc Việt,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ người Việt Nam ở nước ngoài, đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp thực hiện. Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học để hỗ trợ hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng các trường, lớp dạy tiếng Việt. “Có tiếng Việt mới duy trì, phát huy được văn hóa Việt,” Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ.

Trưởng ngành Ngoại giao cũng thông tin việc đã xây dựng giáo trình tiếng Việt dành riêng cho người Việt Nam ở nước ngoài và cung cấp tài liệu giảng dạy cho các cơ sở dạy tiếng Việt ở nước ngoài.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 200 cơ sở dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, tập trung ở các nước có đông kiều bào như Campuchia, Lào, Thái Lan, Pháp, Đức, Nga, Séc, Canada, Hoa Kỳ…

Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ hơn 70.000 sách giáo khoa tiếng Việt, sách dạy tiếng Việt và nhiều văn hóa phẩm tiếng Việt đi kèm để hỗ trợ cho các hội, đoàn người Việt Nam và các cơ sở dạy tiếng Việt ở nước ngoài; xây dựng 2 tủ sách tiêu chuẩn phục vụ cộng đồng người Việt tại Hungary và Fukukowa (Nhật Bản)…

Từ năm 2013 đến nay, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 9 khóa tập huấn, giảng dạy cho giáo viên là người Việt Nam ở nước ngoài.

Thời gian tới, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các hội, đoàn người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức dạy tiếng Việt, vận động chính quyền các nước hỗ trợ các cơ sở dạy tiếng Việt của kiều bào ta; đưa tiếng Việt vào hệ thống giáo dục sở tại với hình thức phù hợp với cấp học; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, sách giáo khoa, tài liệu, nhất là đối với địa bàn có đông người Việt Nam; có cơ chế phối hợp hiệu quả với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức triển khai các đề án liên quan đến dạy tiếng Việt ở nước ngoài.

Cùng quan tâm đến công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) đề nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết giải pháp đột phá để tăng cường hoạt động kết nối các mạng lưới tri thức toàn cầu người Việt Nam theo từng nhóm lĩnh vực thiết yếu và chế độ đãi ngộ xứng đáng cho tri thức là người Việt Nam có đóng góp thiết thực cho Tổ quốc.

Về vấn đề chuyên gia, trí thức kiều bào ở nước ngoài, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ, đây là đội ngũ lớn, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Ngoại giao đã cùng các bộ, ngành địa phương tìm các giải pháp để tổ chức mạng lưới tri thức kiều bào, vận động lập hội tri thức khoa học công nghệ; kết nối cộng đồng tri thức bằng các diễn đàn để cộng đồng này có thể đóng góp tri thức, nguồn lực vào quá trình phát triển đất nước.

Công tác bảo hộ công dân được tiến hành kịp thời

Công tác bảo hộ công dân là một trong những vấn đề được các đại biểu dành thời gian chất vấn đối với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tránh cạm bẫy “việc nhẹ lương cao”

Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) về công tác bảo hộ công dân, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, từ sau COVID-19, giao lưu giữa Việt Nam và quốc tế được triển khai mạnh mẽ. Năm 2022, có khoảng 3,8 triệu lượt công dân của Việt Nam ra nước ngoài và con số này tăng lên hơn 10 triệu lượt người vào năm 2023. Số du học sinh và người lao động Việt Nam quay trở lại các nước tăng lên nhanh.

ttxvn_dai bieu quoc hoi chat van.jpg
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Công Long đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Trong bối cảnh đó, một số vi phạm pháp luật đã xảy ra ở các nước, ảnh hưởng đến hợp tác của nước ta với các đối tác. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho các bộ, ngành liên quan xây dựng một quy trình, quy chế về đào tạo đội ngũ lao động nước ta sang nước ngoài lao động, đảm bảo vừa chấp hành tốt nội quy, quy định; đồng thời, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội của nước sở tại cũng như quan hệ giữa hai nước.

Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, số lượng du học sinh Việt Nam ra nước ngoài rất đông. Nhiều du học sinh có nguyện vọng về nước cống hiến phục vụ song cũng có nhiều người phân vân bởi nước sở tại có nhiều điều kiện để ở lại làm việc và đóng góp.

Ghi nhận ý kiến của kiều bào trong các cuộc tiếp xúc khi thăm các nước, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam cho rằng, du học sinh có thể phát huy được vai trò của mình trong công việc ở nước sở tại, cũng chính là góp phần trau dồi tri thức thực tế, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội nước bạn, quan trọng hơn là làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước.

Để thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, hạn chế thấp nhất tình trạng công dân Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên ở vùng sâu, vùng xa, bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, cưỡng bức lao động, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết giải pháp khắc phục vấn đề này trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, thời gian gần đây, có rất nhiều thanh thiếu niên đi ra nước ngoài theo lời dụ dỗ của các nhóm khác nhau, chủ yếu là với chiêu thức tuyển dụng “việc nhẹ lương cao,” song thực chất là tham gia những hoạt động bất hợp pháp ở nước ngoài.

Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan trong nước cũng như nước bạn, tổ chức đưa về nước an toàn khi phát hiện ra những nhóm di cư bất hợp pháp; đồng thời phối hợp với các đối tác để ngăn chặn di cư bất hợp pháp; thông tin, phổ biến, tuyên truyền cho các địa phương để quản lý con em, nhất là tuyên truyền để người dân hiểu rõ “việc nhẹ lương cao” là không có, chỉ có làm những việc vi phạm pháp luật.

Bảo hộ kịp thời các trường hợp di trú bất hợp pháp

Tại phiên chất vấn, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề nghị Bộ trưởng cho biết những biện pháp Bộ Ngoại giao đã triển khai nhằm bảo hộ, bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam tại các địa bàn xảy ra xung đột thời gian qua; những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ thời gian tới.Về các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam tại địa bàn xảy ra xung đột, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, thời gian qua, xung đột xảy ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, không lường trước, khó dự đoán.

Như trường hợp ở dải Gaza, khi xung đột xảy ra tại Israel, có khoảng 700 công dân Việt Nam. Bộ Ngoại giao đã tổ chức sơ tán ngay những người này về địa điểm an toàn. Cách đây hai năm khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, tại Ukraine có khoảng 7.000 người Việt Nam.

Toàn bộ đã được sơ tán an toàn, trong đó gần 2.000 người đã về nước; số còn lại được đưa sang các nước lân cận. “Công tác bảo hộ công dân được tiến hành rất kịp thời,” Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định.

Thời gian tới, Bộ Ngoại giao tập trung làm tốt công tác dự báo tình hình, dự đoán những nơi có thể xảy ra xung đột, giữa các nước hoặc nội bộ một nước; tiếp tục cảnh báo, thông tin cho các địa phương về tình trạng dụ dỗ người dân ra nước ngoài làm “việc nhẹ lương cao”; phối hợp các đối tác để giải cứu, bảo hộ kịp thời các trường hợp di trú bất hợp pháp.

Về câu hỏi của đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) liên quan đến cơ chế bảo hộ công dân là người lao động di trú giữa Việt Nam và nước sở tại, Bộ trưởng cho biết, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, đặc biệt, phát huy vai trò của cơ quan đại diện, phối hợp với ban quản lý lao động trong công tác này.

Đối với những quốc gia không có cơ quan đại diện của Việt Nam, Bộ Ngoại giao đã đề nghị cơ quan lãnh sự danh dự phối hợp chặt chẽ với ban quản lý lao động, phát huy vai trò của đại sứ kiêm nhiệm, nhất là những địa bàn mới đưa lao động sang lần đầu.

“Bộ Ngoại giao và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục có những biện pháp rất cụ thể từ đào tạo, tuyển dụng, đưa người đi để bảo đảm yêu cầu, phù hợp luật pháp cả hai bên,” Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh./.

(TTXVN/Vietnam+)



Nguồn

Cùng chủ đề

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

(MPI) - Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 đã được diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự và phát biểu tại phiên họp. Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: MPI Phiên họp...

Giá vàng lao dốc, sau một tuần đã lỗ hàng chục triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm miệt mài, đến cuối ngày hôm nay, 12-11, giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.595,3 USD/ounce. Tại Công ty SJC, chênh lệch giá mua - bán vàng vẫn duy trì ở mức khá...

Gan nhiễm mỡ vì thừa cân, béo phì

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể diễn tiến sang viêm gan, thậm chí xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. ...

Hòa Phát 10 năm liền trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Tập đoàn Hòa Phát được vinh danh doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 2 Việt Nam năm 2024 và là doanh nghiệp lớn thứ 12 cả nước. Đây là năm thứ 18 danh sách này được công bố theo tiêu chí doanh thu của...

Thúc đẩy phát triển các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi và điện hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Tại phiên chất vấn chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó đề cập đến vấn đề cung ứng điện. Theo dự báo, trong năm 2024, nhu cầu tiêu thụ điện của cả nước tăng cao, đặc biệt trong thời gian mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7). Cụ thể, nhu cầu điện được dự báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Màn hình co giãn có thể "tự do biến thành bất kỳ hình dạng nào" của LG Display

Khác với những màn hình linh hoạt hiện tại chỉ có thể uốn cong hoặc gập lại, màn hình này thực sự có thể biến đổi, xoắn, và kéo giãn thành nhiều hình dạng khác nhau. Công ty sản xuất màn hình LG Display (Hàn Quốc) vừa trình làng nguyên mẫu cho màn hình co giãn đầu tiên trên thế giới, có khả năng mở rộng kích thước lên đến 50% mà...

“Đường cất hạ cánh số 3" sân bay Long Thành sẽ đem lại nhiều lợi ích

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết và 3 nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết và 3 nội dung điều chỉnh...

Thủ tướng nêu rõ hướng phát triển điện hạt nhân, tạo các tiền đề để phát triển

Thủ tướng cho biết, trong tháng 10, kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9; tính chung 10 tháng kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ quy định pháp luật để tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng nguồn...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.”   Du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các hoạt động xoay quanh nông nghiệp, người nông dân và cảnh quan nông thôn. Loại hình này cung cấp các trải nghiệm toàn diện, hấp dẫn, mang tính giải trí và giáo dục đang là...

Chuyển đổi kép: Lối thoát cho khủng hoảng khí hậu và tăng trưởng bền vững

Chuyển đổi số là động lực quan trọng để thúc đẩy sự thành công chuyển đổi xanh. Theo đó, xu hướng chuyển đổi kép là tất yếu và cộng đồng doanh nghiệp cần nắm bắt để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới. “Các công ty FDI hàng đầu như Samsung là minh chứng cho quá trình chuyển đổi kép này, kết hợp sử dụng năng lượng tái tạo với chuyển đổi...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Hấp dẫn giải bóng rổ sinh viên toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng

Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2024 khu vực miền Trung đã chính thức khởi tranh tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sinh viên từ khắp nơi đến thi đấu và cổ vũ, tạo nên bầu không khí sôi động. Giải...

Đâm nát siêu xe giá gần 5 tỷ khi đang livestream, nam streamer bị cấm sóng trọn đời

Anh chàng streamer này có lẽ chẳng còn cơ hội để hối hận nữa. ...

Người đẹp Việt Nam đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024

Chung kết Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) vừa diễn ra tại Nhật Bản với màn tranh tài của hơn 70 thí sinh. Đại diện Việt Nam - Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy giành ngôi vị cao nhất. Các danh hiệu Á hậu 1, 2, 3, 4 lần lượt thuộc về Bolivia, Tây Ban Nha, Venezuela và Indonesia.  Trong vòng thi ứng xử, Thanh Thủy nhận được câu hỏi về ảnh hưởng của sự phát triển toàn cầu...

Điện ảnh, di sản văn hoá sẽ là điểm nhấn

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 12/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã tiếp Đại sứ Algeria tại Việt Nam Sofiane Chaib đến chào xã giao. ...

30 năm Chủ nhật xanh: Hành trình vì TP Bác xanh hơn

Tính từ ngày ra đời, Chủ nhật xanh đến nay đã bước qua chặng đường 30 năm, một hành trình đủ dài để có thể khẳng định sức sống của một phong trào hành động cho TP Bác xanh hơn. Phó bí thư Đoàn...

Mới nhất

Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không phải trang sức lấp lánh để các công ty khoác lên

"Câu chuyện phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là câu chuyện dài hạn", đó là chia sẻ của bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam; tại Hội thảo Phát triển bền vững năm 2024, do báo Đầu tư tổ chức sáng 12/11, tại Hà Nội. Theo bà Lê...

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê ‘da ngăm, não ngắn’

Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024: Thanh Thủy từng đạt học bổng đầu vào đại học, được tham gia trao đổi sinh viên ở Ubon Ratchathani University (Thái Lan), đoạt...

Những phần trình diễn mang vương miện về cho tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

(Dân trí) - Tại chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy thể hiện rất chuyên nghiệp, tự tin để giành vương miện cao nhất. Ở từng phần thi, người đẹp Việt Nam đều thể hiện được khí chất hoa hậu. Ở chung kết Hoa hậu Quốc tế 2024 tại Tokyo (Nhật Bản), chiều tối 12/11, Thanh...

Hấp dẫn giải bóng rổ sinh viên toàn quốc diễn ra tại Đà Nẵng

Giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2024 khu vực miền Trung đã chính thức khởi tranh tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sinh viên từ khắp nơi đến thi đấu và cổ vũ, tạo nên bầu không khí sôi động. ...

Hiệu trưởng xin không nhận quà 20-11 mà đổi thành tập, sữa cho học sinh

Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM viết thư ngỏ xin không nhận hoa, quà ngày 20-11, mà đổi thành tập, sữa… cho học sinh. ...

Mới nhất