Trang chủDi sảnPhát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn...

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu du khách; góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa di sản.

Lễ hội vía bà chúa Xứ Núi Sam năm 2024. (Nguồn: TTXVN)
Lễ hội vía bà chúa Xứ Núi Sam năm 2024. (Nguồn: TTXVN)

Du lịch văn hóa tâm linh là một trong những loại hình du lịch nổi bật ở nước ta.

Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu du khách; đồng thời góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa di sản.

Đa dạng điểm đến, trải nghiệm

Với khoảng trên 41.000 di tích lịch sử, văn hóa, 9.000 lễ hội trong cả nước, du lịch Việt Nam có thế mạnh nổi trội để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa, trong đó có du lịch văn hóa tâm linh.

Theo Tiến sỹ Lê Thị Khánh Ly (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), du lịch văn hóa tâm linh là hình thức du lịch dựa trên cơ sở khám phá văn hóa, tín ngưỡng, không chỉ mang lại cho du khách những trải nghiệm mới lạ về một vùng đất mà còn chứa đựng nhiều giá trị, trải nghiệm tinh thần thiêng liêng.

Hiện du lịch tâm linh ở Việt Nam phát triển theo hai hình thức chủ yếu là du lịch tâm linh gắn liền với đức tin và tôn giáo; du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Ngoài ra, còn có các hình thức như du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng họ, thể hiện sự tri ân báo hiếu.

Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là thành phố đa văn hóa, đa sắc màu các dân tộc, trên địa bàn có khá nhiều điểm đến du lịch văn hóa tâm linh.

Tiêu biểu như chùa Ngọc Hoàng ở Quận 1 được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, cổ kính nhuốm màu thời gian và sự linh thiêng.

ttxvn-nha-tho-duc-ba.jpg
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là địa điểm được người dân Thành phố ưa thích trong đêm Giáng sinh. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Cùng ở Quận 1 có Nhà thờ Đức Bà kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu, là điểm đến tham quan của hầu hết du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoặc Nhà thờ Tân Định (Quận 3) mang “tấm áo” màu hồng đặc trưng, thu hút du khách trong và ngoài nước ghé thăm, chiêm ngưỡng, thực hành tôn giáo.

Cùng ở Đông Nam Bộ, du lịch văn hóa tâm linh là sản phẩm du lịch mũi nhọn được tỉnh Tây Ninh quan tâm phát triển, thu hút du khách trong những năm gần đây.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh Trần Thị Huy Hoàng thông tin các điểm đến trọng điểm như Khu Du lịch Quốc gia núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài, hồ Dầu Tiếng đang tạo nên hệ sinh thái du lịch đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh của du khách đến Tây Ninh.

Trong số đó, Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen với hệ thống chùa Bà và các công trình tâm linh kỳ vĩ ở độ cao 986m trên đỉnh núi đã đưa nơi đây trở thành điểm đến văn hóa, tâm linh đặc sắc bậc nhất khu vực Đông Nam Bộ.

Không những thế, tại quần thể khu du lịch này hằng năm còn có rất nhiều lễ, hội gắn với tín ngưỡng, văn hóa tâm linh như lễ vía Đức Phật Di Lặc, hội Xuân Núi Bà Đen, lễ hội truyền thống động Kim Quang, lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, lễ Phật đản, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, lễ Vu lan báo hiếu, lễ hội Rằm Trung Thu.

Thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang có điểm đến du lịch văn hóa tâm linh nổi bật là Di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành phố Châu Đốc.

Cùng với đó, cuối năm 2024 vừa qua, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của di sản trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân An Giang, trong dòng chảy văn hóa Nam Bộ, đồng thời là sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch trải nghiệm thu hút đông đảo du khách.

Gắn kết với bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóa

Đại diện nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành đều cho rằng dịp Tết đến, Xuân về hoặc thời điểm tại các di tích, di sản có lễ hội, các hoạt động thực hành tín ngưỡng, tôn giáo, rất nhiều du khách chọn điểm đến tâm linh, vừa kết hợp chiêm bái, tham quan và thực hiện các hoạt động tâm linh, thành tâm mong muốn mọi người, mọi nhà bình an, hạnh phúc.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nơi vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng để phát huy hiệu quả giá trị của di tích, di sản, vừa phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống người dân tại khu vực điểm đến.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng nhu cầu du lịch tâm linh đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch văn hóa tâm linh phát triển.

Tuy nhiên, việc khai thác loại hình du lịch sao cho hiệu quả và bền vững, góp phần mang lại lợi ích cho địa phương, tăng thu nhập cho người dân, phát huy giá trị di tích là những vấn đề không đơn giản, đòi hỏi sự tham gia có trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa của di sản, đồng thời tăng cường kết nối nhiều điểm đến, tạo các tour du lịch chuyên đề để du khách có cơ hội tìm hiểu sâu hơn giá trị của di tích, di sản gắn với thực hành các nghi thức văn hóa tâm linh, tín ngưỡng được xem là giải pháp phù hợp.

Thạc sỹ Vũ Văn Đạt (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) phân tích du lịch văn hóa tâm linh thường gắn với những không gian văn hóa có yếu tố linh thiêng. Ở đó, du khách tham quan, cúng tế, cầu nguyện, thiền, chiêm bái, tham gia lễ hội… Do đó để phát triển loại hình du lịch này, các địa phương cần tăng cường hỗ trợ, khuyến khích các công ty du lịch, lữ hành khai thác nhiều tour du lịch văn hóa tâm linh, xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với văn hóa tâm linh. Đặc biệt, cần tăng cường kết hợp du lịch văn hóa tâm linh với các loại hình khác như du lịch sinh thái, homestay, du lịch ẩm thực… để chuyến tham quan, trải nghiệm của du khách thêm hấp dẫn.

Ngoài ra, ban quản lý các di tích, ban tổ chức lễ hội, chính quyền và dân cư địa phương xác định rõ tiềm năng, thế mạnh, tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ trợ phù hợp cho du khách khi đến điểm du lịch văn hóa tâm linh.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của cộng đồng dân cư, thực hiện tốt các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền ý thức về giá trị di sản, di tích gắn với quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong tham gia cung ứng dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh, thực hiện ứng xử văn minh, kinh doanh các dịch vụ một cách có văn hóa, lành mạnh.

Từ góc độ địa phương, phát triển du lịch tâm linh gắn bảo tồn di sản, qua đó thiết thực phát triển những ngành công nghiệp văn hóa có ưu thế, từng địa phương có các giải pháp phù hợp.

ttxvn-nui-ba-den.jpg
Ga cáp treo đưa du khách lên đỉnh núi Bà Đen dịp tết Dương lịch 2025. (Ảnh: Minh Phú/TTXVN)

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc, tỉnh đẩy mạnh nâng cao các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới; tăng cường xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Tây Ninh.

Tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị phục vụ Khu Du lịch Quốc gia núi Bà Đen, khu tham quan chuyên đề, nghỉ dưỡng trên núi, thu hút du khách đến và trải nghiệm nhiều hơn, qua đó phát huy, lan tỏa giá trị của điểm đến du lịch, trong đó có du lịch văn hóa tâm linh.

Đại diện Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cho hay một trong những điểm đến nổi bật ở địa phương là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, đồng thời gắn với di tích lịch sử, văn hóa này là Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam mới được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đây là niềm tự hào, tạo nhiều cơ hội, song cũng đặt ra trách nhiệm bảo tồn di sản, lan tỏa bản sắc văn hóa.

Thời gian tới, An Giang đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch tập trung vào các khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng là Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam-Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Khu Du lịch Núi Cấm-rừng tràm Trà Sư, Khu Du lịch Mỹ Hòa Hưng-cồn Phó Ba và Khu Di tích Văn hóa Óc Eo-Ba Thê.

Tỉnh cũng tăng cường phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao, trong đó có các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh gắn trải nghiệm, tôn vinh giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa, di sản, góp phần phát triển hiệu quả công nghiệp văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/phat-trien-du-lich-van-hoa-tam-linh-gan-voi-bao-ton-di-san-post1007256.vnp

Cùng chủ đề

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hóa, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19-6-2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương...

Món nem rán của Việt Nam lọt danh sách đồ chiên rán ngon nhất thế giới

Món nem rán (chả giò) là đại diện duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách 100 món ăn chiên rán...

Đặc sản Trà Vinh, bún suông ngỡ như có con đuông dừa, hóa ra đâu phải, là chả tôm vàng ươm

Có giả thuyết cho rằng tên gọi bún suông-đặc sản Trà Vinh bắt nguồn từ hình dáng của chả tôm trong món ăn độc đáo này, chế biến bằng cách hấp hoặc chiên, tạo hình giống con đuông dừa (một loại sâu trong thân cây dừa) có màu vàng nhạt, vừa...

Phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP của địa phương

Trong thời gian qua, huyện Định Quán đã chú trọng triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vũ Đình Trung nghe đại diện Cơ sở sản xuất nấm mèo Trường Giang (ở xã Suối Nho, huyện Định Quán) chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng...

Dàn nghệ sĩ nổi tiếng góp mặt trong “Táo quân 2025”

Các nghệ sĩ Chí Trung, Quốc Khánh, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung… sẽ có mặt trong chương trình "Táo quân 2025" trên VTV. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mishustin cho thấy hai nước coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, thể hiện quyết tâm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/1/2025, theo lời mời của...

Khai mạc Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam như phố ông đồ, vườn mai, đường mai, Lễ hội Tết Việt Ất Tỵ tại TP Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới trong thiết kế cảnh trí và không gian.Thanh Hóa tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn vui Xuân đón Tết Nguyên đánThiếu nhi vẽ tranh truyền đi thông điệp Xuân xanh - Tết lànhHàng loạt thủ đoạn lừa đảo rầm rộ trở lại dịp...

Lần đầu tiên máy bay không người lái xếp hình xuất hiện trên Vịnh Hạ Long

Dự kiến, lần đầu tiên sẽ có máy bay không người lái xếp hình (drone light) xuất hiện trên Vịnh Hạ Long trong Chương trình Carnaval Hạ Long Hè 2024. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, năm 2024, trên địa bàn tỉnh,186 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch sẽ được tổ chức. Dự kiến, lần đầu tiên sẽ có máy bay không người lái xếp hình (drone light) xuất hiện trên Vịnh Hạ Long trong...

Tận dụng ưu thế vượt trội đưa Cát Bà thành đảo du lịch thông minh, sinh thái

Quần đảo Cát Bà là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ nhiều danh hiệu quốc tế và quốc gia như Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới; Di sản Thiên nhiên Thế giới (cùng với Vịnh Hạ Long); Vườn Quốc gia Cát Bà. Hải Phòng định hướng phát triển du lịch Cát Bà theo hướng đảm bảo hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, khai thác cảnh quan không gian, mặt nước, đồi, núi tự nhiên trên nguyên...

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với bảo tồn di sản

Hệ thống các di tích, di sản văn hóa là tài nguyên, nền tảng để nhiều địa phương phát triển mạnh loại hình du lịch này, đáp ứng nhu cầu du khách; góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa di sản.Hà Nội: Du lịch tín ngưỡng tâm linh - tiềm năng lớn còn bỏ ngỏPhát triển Côn Đảo thành khu du lịch sinh thái biển đảo, văn hóa-tâm linhNhững địa điểm du lịch tâm linh, về...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà trong mắt các chuyên gia quốc tế

Một số hệ sinh thái tại vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.   (PLVN) - Sau 8 năm, Việt Nam mới có thêm một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà. Không chỉ là “tuyệt phẩm” của Việt Nam, trong con mắt của các nhà nghiên cứu quốc tế, Di sản mới cũng sở hữu hàng loạt giá trị nổi bật toàn cầu. Bản...

Hiến kế khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long

Những chia sẻ của các nhà khoa học trong và ngoài nước tại Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội” diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các phương án khôi phục các di sản kiến trúc Hoàng thành Thăng Long trong thời gian tới.   Phát lộ hệ thống di tích và...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Cùng chuyên mục

Không gian giao thoa giữa nghệ thuật đương đại và di sản tại ‘Thẩm/Thấu, Thưởng’

Bằng nhiều phong cách khác nhau, triển lãm Thẩm/Thấu, Thưởng khắc hoạ Tết ở nhiều cung bậc khác nhau, ấm cúng và thiêng liêng qua hình và màu của người Việt. Từ ngày 9/1 - 23/1, Màu Việt Nam hợp tác cùng Gallery Medium giới thiệu đến công chúng THẨM / THẤU, THƯỞNG. Tiển lãm nghệ thuật trưng bày gần 50 tác phẩm đến từ 3 nghệ sĩ: Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor ngay trước thềm Tết...

Vinh danh di sản văn hóa xứ Trầm

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp những thông tin về các di sản văn hóa được vinh danh hoặc đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa của quốc gia và thế giới đã làm nức lòng những ai quan tâm đến vốn văn hóa xứ Trầm. Từ đây, giá trị của nhiều di sản văn hóa được giữ gìn, bảo vệ, phát huy trong đời sống nhân dân. Niềm tự hào Ngày 9-1, trong buổi gặp...

Gìn giữ nghệ thuật hát Then đàn Tính – di sản văn hóa dân tộc

Tại không gian rộng lớn của Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, nơi âm thanh các dân tộc hòa quyện, những làn điệu hát Then, đàn Tính vang vọng, mang theo hơi thở của đất trời. Qua bao thế hệ, lời Then mộc mạc, tiếng đàn Tính đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc và niềm tự hào của cả một cộng đồng.   Bảo tồn văn hóa không chỉ...

Phát lộ nhiều kiến trúc quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học vừa tổ chức hội thảo khoa học “Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022”. Năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan...

Kiến trúc Điện Kính thiên thời Lê Sơ-nghiên cứu, giải mã hình thái

Nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc cung điện cổ trong Hoàng cung Thăng Long nói chung, điện Kính Thiên nói riêng vốn là vấn đề vô cùng khó – Đây thực sự là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học, do thiếu hụt các nguồn tư liệu. Trong nhiều năm qua, dựa vào các nguồn tư liệu khảo cổ học, sử học và kết quả nghiên cứu so sánh với kiến trúc cung điện cổ...

Mới nhất

Nam sinh trường Y không thể tốt nghiệp vì nợ học phí, lang thang suốt 16 năm

TRUNG QUỐC - Không thể lấy được bằng tốt nghiệp vì nợ học phí, trong cơn tuyệt vọng Liêu Ngân Siêu quyết định bỏ nhà ra đi sống lang thang suốt 16 năm. Liêu Ngân Siêu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Trùng Khánh (Trung Quốc). Không muốn con có cuộc sống khổ cả đời, bố...

Mỹ có hạn chế mới, “chặn” Trung Quốc tiếp cận chip AI; châu Âu lo ngại bởi vẫn cần Washington

Ngày 13/1, Mỹ đã công bố quy định xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm tạo điều kiện bán hàng cho các nước đồng minh và tăng cường hạn chế tiếp cận đối với các nước như Trung Quốc.

Hai địa phương đầu tiên chốt môn thi thứ 3 vào lớp 10

TP.HCM và Hải DÆ°Æ¡ng là 2 địa phÆ°Æ¡ng đầu tiên trên cả nước chốt tiếng Anh là môn thi thứ ba vào lớp 10, năm học 2025-2026. Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và THPT, Sở GD&ĐT TP.HCM có thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025.Theo ông Nguyễn Bảo...

Tạo hình ảnh minh họa cho bài viết bằng Napkin AI đơn giản, nhanh chóng

Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tạo hình ảnh minh họa cho bài viết bằng Napkin AI chỉ với vài thao tác đơn giản, giúp bài viết của bạn trở nên sinh động và cuốn hút hơn.

Mới nhất

tăng nhẹ trong phạm vi