Trang chủNewsDu lịchPhát triển du lịch quận Tây Hồ

Phát triển du lịch quận Tây Hồ


Phát triển nhiều loại hình du lịch độc đáo

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết: Là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Khu vực xung quanh Hồ Tây với lịch sử lâu đời đã hình thành nên nhiều nghề thủ công truyền thống, với đậm đặc các công trình di tích lịch sử có giá trị, cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây được thành phố quan tâm đầu tư đã góp phần nâng cao giá trị, tạo cho quận Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

Phát triển du lịch quận Tây Hồ, Hà Nội: Cần "bắt tay" chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành - Ảnh 1.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu phát biểu khai mạc hội nghị

Cũng theo ông Trần Trung Hiếu, trên địa bàn quận có 126 cơ sở lưu trú với 5.157 phòng chiếm 3,4% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố (trong đó có 02 khách sạn 5 sao, 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, có 02 khu căn hộ du lịch cao cấp 4-5 sao) và hiện đang triển khai 04 dự án khách sạn 5 sao, 01 dự án khách sạn 3 sao. Quận Tây Hồ cũng nổi tiếng với nền ẩm thực đa dạng, độc đáo, tiêu biểu là các sản phẩm gắn với thương hiệu sen Tây Hồ.

Bên cạnh đó, căn cứ Quyết định số 02/2024/QĐ-UBND ngày 10/01/2024 của UBND thành phố về ban hành quy định quản lý và khai thác Hồ Tây, khu vực Hồ Tây sẽ có 12 loại hình dịch vụ được phép hoạt động. Đó là kinh doanh tàu du lịch, thuyền, xuồng ca nô, xe đạp nước trên hồ (không lưu trú qua đêm); vận chuyển hành khách bằng phương tiện thủy (kết hợp các công ty lữ hành du lịch quốc tế và nội địa trong khu vực); Dịch vụ bơi thuyền (gồm chèo thuyền sup, thuyền kayak, thuyền peritxia, chèo thuyền rồng, thuyền truyền thống); hoạt động thuyền lướt ván, thuyền buồm; bơi lặn; phát triển nhiều dịch vụ du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thể thao; biểu diễn nhạc nước; khinh khí cầu; bay dù lượn; kinh doanh sân tập golf nước trên hồ.

“Đây là cơ hội rất thuận lợi để quận Tây Hồ có thể phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí bổ trợ cho các sản phẩm dịch vụ truyền thống” – ông Trần Trung Hiếu nói.

Phát triển du lịch quận Tây Hồ, Hà Nội: Cần "bắt tay" chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành - Ảnh 2.

Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội Bùi Thị Lan Phương chia sẻ tại hội nghị

Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội Bùi Thị Lan Phương cho biết: trong thời gian qua, để khai thác các tiềm năng, lợi thế của các di tích, di sản, làng nghề của khu vực hồ Tây phục vụ phát triển du lịch, quận Tây Hồ đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức không gian biểu diễn nghệ thuật ẩm thực, đường phố quận Tây Hồ” tại tuyến phố đi bộ Trịnh Công Sơn (phường Nhật Tân); Đề án thưởng thức trà sen Quảng An; Đề án “Làng nghề truyền thống hoa đào Nhật Tân kết hợp với du lịch” và “Làng nghề trồng quất cảnh Tứ Liên”; Đề án “Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “Làm giấy dó” của vùng Bưởi xưa”…

Ngoài ra, quận cũng phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để xác định thương hiệu điểm đến, phát triển du lịch tâm linh kết hợp với tham quan làng nghề truyền thống. Quận cũng mới khánh thành Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP của quận và thành phố Hà Nội. Đây hứa hẹn là điểm dừng chân cho du khách trước khi ra sân bay. Quận cũng đang định hướng phát triển các tour đêm, tour bán thực cảnh phục vụ du khách.

Đặc biệt, theo bà Bùi Thị Lan Phương, quận Tây Hồ cũng đang làm hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho nghề ướp trà sen Tây Hồ. Quận đã có đề án mở rộng vùng trồng sen lên 25 ha và trồng sen quanh năm để du khách đến Tây Hồ từ tháng 1 đến tháng 12 đều có thể thưởng lãm vẻ đẹp, check-in với hoa sen, thưởng thức và mua sắm các sản phẩm từ cây hoa sen.

Cần kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo các chuyên gia, công tác phát triển điểm đến du lịch của quận Tây Hồ cũng còn tồn tại một số hạn chế.

Theo Phó Chủ tịch Chi hội Lữ hành Hà Nội Phạm Duy Nghĩa chia sẻ: Dù quận Tây Hồ đã phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc những các điểm đến ở quận Tây Hồ chưa được đầu tư sâu vào chất lượng. Các điểm di tích rất đặc sắc nhưng không có liên kết với các hãng lữ hành để đưa du khách đến. Chẳng hạn, có di tích không mở cửa ngày thường hoặc nhiệt tình đón tiếp du khách.

Phát triển du lịch quận Tây Hồ, Hà Nội: Cần "bắt tay" chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành - Ảnh 3.

Các đại biểu chia sẻ tại hội nghị

Vậy nên, để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch quận Tây Hồ, ông Phạm Duy Nghĩa cho rằng: “Các điểm du lịch, di tích và doanh nghiệp lữ hành cần bắt tay chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, hiện nay Hồ Tây đã dừng kinh doanh thuyền nổi và định hướng phát triển du lịch thể thao. Vậy nên, chính quyền cần kêu gọi đầu tư chuyên sâu của các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và có tầm để đầu tư sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng cao để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến trải nghiệm”.

Đồng quan điểm trên, Chi hội trưởng Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam Phùng Quang Thắng cho biết: “Quận Tây Hồ có ưu thế phát triển du lịch và khác biệt so với các quận khác của Thủ đô với cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa đặc sắc, cùng không gian hồ nước lớn nhất nội thành Hà Nội nằm cạnh dòng sông Hồng. Con đường quanh Hồ Tây có thể trở thành con đường du lịch của Thủ đô. Do đó, cần quan tâm nhiều hơn đến việc cải tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp cho tuyến đường.

Đặc biệt, quận Tây Hồ nên có dự báo xa để quy hoạch các điểm đỗ xe rộng ở các khu, điểm du lịch để phục vụ các đoàn khách đông. Ngoài ra, với du lịch văn hóa thì con người thuyết minh vẫn hấp dẫn hơn công nghệ, do đó cần đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm”.

Phát triển du lịch quận Tây Hồ, Hà Nội: Cần "bắt tay" chặt chẽ với doanh nghiệp lữ hành - Ảnh 4.

Không gian hội nghị

Còn theo Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch Châu Á, Chủ tịch Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam Phạm Hải Quỳnh: “Quận Tây Hồ muốn phát triển du lịch thì cần bắt đầu bằng việc hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ thật chỉn chu và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành. Chính quyền quận Tây Hồ có thể kết nối ngay với các hộ có nghề truyền thống, hộ kinh doanh, khu, điểm, ban quản lý các di tích trên địa bàn quận với các doanh nghiệp lữ hành để đưa vào City tour. Khi doanh nghiệp lữ hành, đặc biệt là người dân được hưởng lợi thì những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển”./.



Nguồn: https://toquoc.vn/phat-trien-du-lich-quan-tay-ho-ha-noi-can-bat-tay-chat-che-voi-doanh-nghiep-lu-hanh-20240713150417717.htm

Cùng chủ đề

Di tích Hải Vân Quan chính thức hoàn thành trùng tu

(Tổ Quốc) - Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. ...

Hoạt động văn hóa ở nước ngoài ngày càng có chiều sâu

(Tổ Quốc) - Chiều 20/12, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi gặp mặt các đồng chí trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024. ...

Sơn Dương (Tuyên Quang): Bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch

Trong những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn quan tâm đến công tác văn hoá - văn nghệ và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, nhằm phát triển hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đồng thời gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.Sáng ngày 20/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức...

LOTTE CHOCOLAT ra mắt bao bì Nhật Bản mới cùng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dịp cuối năm

Dịp cuối năm chính là thời điểm lý tưởng để cả gia đình cùng sum họp và gắn kết yêu thương. Hiểu được điều đó, Lotte Chocolat vừa tung ra bao bì mới đầy sáng tạo, mang đậm...

Tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho du lịch phát triển

Ngày 19/12, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Hội nghị trực tiếp (tại Hà Nội) và trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TƯ về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thi hành Luật Du lịch 2017. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Định hình trang phục đồng bào dân tộc Chứt tại Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 22/12, Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo "Trang phục dân tộc Chứt: Nhu cầu, cách tiếp cận và định hình". ...

Huế bắn pháo hoa tầm cao tại 4 điểm đón năm mới Ất Tỵ 2025

(Tổ Quốc) - Ngày 22/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025, trong đó có hoạt động bắn pháo hoa chào mừng năm mới. ...

Huế đón đoàn khách xuyên Việt trên chuyến tàu lửa hạng sang

(Tổ Quốc) - Ngày 22/12, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã tổ chức đón đoàn khách trên chuyến tàu lửa hạng sang SJourney ghé Huế trong hành trình xuyên Việt. ...

Người “nặn” ông già tuyết ở Hà Nội

(Tổ Quốc) - Ông Vũ Anh Tuấn (ở phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người có kinh nghiệm 20 năm làm nghề tạo hình người tuyết bằng xốp. Với đôi tay khéo léo và sự tỉ mỉ của mình, các sản phẩm mùa Giáng sinh ông tạo ra đều rất duyên dáng, và giúp ông thu được bạc triệu mỗi ngày. ...

Di tích Hải Vân Quan chính thức hoàn thành trùng tu

(Tổ Quốc) - Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Lễ công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Nhiều đường bay thẳng từ các thị trường mới tới Phú Quốc đã và đang được thiết lập, trong đó có những hãng bay sang trọng, đưa các du khách có nhu cầu chi tiêu cao tới đảo ngọc.Kiên Giang: Phú Quốc đón đoàn khách trên chuyến bay thuê bao đầu tiên từ SécKiên Giang: Lĩnh vực du lịch thu hút trên 16,5 tỷ USD vốn đầu tưKiên Giang đặt mục tiêu đạt 38.000 tỷ doanh thu du lịch...

Xu hướng du lịch tình nguyện

Những ngày cuối năm, khi miền núi phía Bắc chìm trong sương lạnh và giá buốt, nhiều hoạt động thiện nguyện dành cho người nghèo và các vùng khó khăn lại được triển khai sôi nổi. Làm từ thiện là việc đáng quý, nhưng thực tế cho thấy nhiều vùng sâu, vùng xa đã đổi thay một cách căn cơ nhờ phát triển du lịch cộng đồng. ...

Hà Nam công bố logo Du lịch mới của tỉnh

Logo (biểu trưng) Du lịch mới của tỉnh Hà Nam là tổng hòa các hình tượng cánh diều, chùa Ngọc - Tam Chúc, mặt trời nhằm thể hiện các sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh, gắn liền là slogan “Hương sắc Hà Nam”. ...

Cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Điện Biên đạt doanh thu từ du lịch hơn 3.320 tỷ đồng

Năm 2024, Điện Biên đã thu hút 1,85 triệu du khách đến các điểm du lịch trên đại bàn tỉnh; tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh lần đầu tiên đạt hơn 3.321 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2023 tăng 1,9 lần).Quảng bá, xúc tiến du lịch 2025 sẽ khắc phục tình trạng “đơn thương độc mã”?Tỉnh Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025Từ đầu năm đến nay, Điện Biên thu...

Khai phá “mỏ vàng” du lịch Lạc Sơn

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km, với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, huyện Lạc Sơn được xem là trọng điểm du lịch Hòa Bình với nhiều dự án thu hút du khách đến tham quan, khám phá thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương. Tận dụng lợi thế tự nhiên và văn hóa địa phương, huyện Lạc Sơn đang nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, mang lại những giá...

Huế đón đoàn khách xuyên Việt trên chuyến tàu lửa hạng sang

(Tổ Quốc) - Ngày 22/12, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã tổ chức đón đoàn khách trên chuyến tàu lửa hạng sang SJourney ghé Huế trong hành trình xuyên Việt. ...

Xu hướng du lịch tình nguyện

Những ngày cuối năm, khi miền núi phía Bắc chìm trong sương lạnh và giá buốt, nhiều hoạt động thiện nguyện dành cho người nghèo và các vùng khó khăn lại được triển khai sôi nổi. Làm từ thiện là việc đáng quý, nhưng thực tế cho thấy nhiều vùng sâu, vùng xa đã đổi thay một cách căn cơ nhờ phát triển du lịch cộng đồng. ...

Lễ “Xên Đông” (Cúng rừng) của người Thái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

NDO - Tối 21/12, tại Quảng trường Golden Field, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ “Xên Đông” (Cúng rừng) của người Thái thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Theo đồng chí Lương Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ, hiện thị xã...

Mới nhất

Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya

Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố. ...

Truy xuất nguồn gốc rượu nghi gây ngộ độc cho 4 người ở Vũng Tàu

Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc trên địa bàn. Theo Cục ATTP,...

Petrovietnam tiên phong dẫn dắt nền kinh tế

Petrovietnam tiên phong dẫn dắt nền kinh tế | 22/12/2024 ...

Áp thấp nhiệt đới đổi hướng liên tục, khả năng thành bão số 10 vào ngày 23/12

Áp thấp nhiệt đới đang trên khu vực quần đảo Trường Sa và tăng tốc di chuyển; khoảng ngày 23/12, khả năng mạnh lên thành bão số 10 với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, đến 19h tối nay (22/12), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào...

Học sinh Đà Nẵng tham gia xây dựng trường học an toàn, sạch, xanh

NDO - Ngày 22/12, Thành đoàn Đà Nẵng phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF Việt Nam tổ chức Chương trình đánh giá và tổng kết triển khai các giải pháp tiềm năng xây dựng trường học an toàn, sạch, xanh, có khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chương...

Mới nhất