Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếPhát triển đột phá ngành dược bằng chuyển giao công nghệ

Phát triển đột phá ngành dược bằng chuyển giao công nghệ

Dù có những thành tựu đáng kể, ngành dược Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Đặc biệt, việc sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc biệt dược gốc, vắc-xin và sinh phẩm hiện đại vẫn còn ở giai đoạn khiêm tốn.

Dù có những thành tựu đáng kể, ngành dược Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Đặc biệt, việc sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc biệt dược gốc, vắc-xin và sinh phẩm hiện đại vẫn còn ở giai đoạn khiêm tốn.

Chính sách mới hỗ trợ chuyển giao công nghệ thực phẩm

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược phẩm, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để vươn lên trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm chất lượng cao trong khu vực ASEAN.





Tính đến năm 2024, chỉ có 20 thuốc phát minh được chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia như AstraZeneca, Servier, Viatris cho Việt Nam.

Một trong những chiến lược quan trọng là chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vắc-xin và sinh phẩm, không chỉ để đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu.

Việt Nam hiện có 238 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, trong đó có 17 nhà máy đạt chuẩn GMP-EU, chủ yếu sản xuất thuốc generic.

Mặc dù đã có những thành tựu đáng kể, ngành dược Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Đặc biệt, việc sản xuất thuốc công nghệ cao, thuốc biệt dược gốc, vắc-xin và sinh phẩm hiện đại vẫn còn ở giai đoạn khiêm tốn.

Hiện nay, ngành Dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng khoảng 70% về số lượng và 46,3% về giá trị nhu cầu thuốc nội địa, với phần lớn nguyên liệu sản xuất thuốc vẫn phải nhập khẩu.

Một trong những vấn đề lớn hiện nay là năng lực nghiên cứu và sản xuất vắc-xin của Việt Nam còn hạn chế. Mặc dù đã có 15 loại vắc-xin được sản xuất trong nước, đáp ứng 100% nhu cầu tiêm chủng mở rộng, nhưng tỷ lệ này đối với tiêm chủng dịch vụ vẫn chỉ đạt 10%. Việc sản xuất vắc-xin mRNA, các vắc-xin đột phá hay các sản phẩm sinh học công nghệ cao vẫn là mục tiêu xa vời, chưa được thực hiện đầy đủ.

Để giải quyết vấn đề này, Luật Dược sửa đổi, bổ sung đã đưa ra những chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược. Các chính sách này không chỉ hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ mà còn khuyến khích các công ty đầu tư vào sản xuất thuốc biệt dược gốc và vắc-xin trong nước.

Theo ông Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), việc sửa đổi này sẽ giúp rút ngắn thời gian cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đặc biệt, bao gồm thuốc mới, biệt dược gốc, thuốc hiếm và vắc-xin, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho việc thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi về thuế, vay vốn và hỗ trợ đất đai cũng sẽ giúp các doanh nghiệp dược phẩm có động lực mạnh mẽ hơn trong việc hợp tác với các đối tác quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy kết quả chuyển giao công nghệ còn khá hạn chế. Tính đến năm 2024, chỉ có 20 thuốc phát minh được chuyển giao công nghệ từ các công ty đa quốc gia như AstraZeneca, Servier, Viatris cho Việt Nam, trong đó chỉ có 3 thuốc được cấp số đăng ký.

Đây là một con số khá khiêm tốn, cho thấy cần có những chính sách và giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ.

Trước khi Luật Dược sửa đổi được ban hành, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thu Thủy, Trưởng Văn phòng đại diện Hà Nội của Công ty Servier thừa nhận, doanh nghiệp đang có nhiều vướng mắc trong triển khai ưu đãi đầu tư với dự án.

Cụ thể, Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17/03/2021 có quy định lộ trình giữ giá, giảm giá thuốc phát minh để thu hút doanh nghiệp chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua rất lâu vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể ưu đãi này.

Việc áp dụng thực tế các quy định trong đàm phán giá cũng chưa thống nhất, chưa đảm bảo tính khuyến khích đối với các dự án chuyển giao công nghệ.

Đại diện của Công ty TNHH Medochemie (Viễn Đông) thì cho rằng, mỗi dự án chuyển giao công nghệ đều rất tốn kém và cần phải lập dự trù kinh phí chi tiết cho từng sản phẩm

Việc chuyển giao công nghệ tiêu tốn nhiều thời gian của các bộ phận trọng yếu, thời gian đào tạo cho nhân viên, và thời gian vận hành của thiết bị thay vì để sản xuất thương mại thì phải dành phục vụ cho sản phẩm chuyển giao công nghệ.

Về phía Tập đoàn dược phẩm Sanofi theo bà Nguyễn Thị Lương Phong, Giám đốc đối ngoại, từ sáng chế thuốc tới cấp phép, phát triển một dược phẩm mới mất thời gian từ 10 đến 15 năm, chi phí 2,6 tỷ đô. Như vậy, chỉ cần chậm chễ một khâu hoặc ách tắc ở đâu thiệt hại sẽ rất lớn cả về thời gian và chi phí.

Cải cách pháp lý và chính sách đầu tư hấp dẫn

Để thực hiện được mục tiêu phát triển ngành dược phẩm Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến và tạo ra các sản phẩm thuốc có giá trị cao, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ và phát triển hệ thống quy định về sở hữu trí tuệ.

Hơn nữa, việc đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp dược phẩm giá trị cao như vắc-xin, thuốc sinh học sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất và cung ứng dược phẩm khu vực ASEAN.

Ông Atul Tandon, Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ, Việt Nam có nhiều điểm mạnh về nhân lực, nhưng cần tạo ra những khuyến khích và điều kiện thuận lợi hơn để phát huy tối đa năng lực đó.

Việc AstraZeneca cam kết chuyển giao công nghệ và hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam là minh chứng cho quyết tâm mạnh mẽ của các tập đoàn quốc tế trong việc đóng góp vào sự phát triển của ngành dược phẩm Việt Nam.

Còn theo chia sẻ của ông Dion Warren, Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Takeda, ông đánh giá rất cao quá trình đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong phát triển ngành Y Dược và khẳng định rằng thời gian qua doanh nghiệp đã nỗ lực lớn để có thể thích ứng với quá trình này.

“Chúng tôi đã dành gần 5 tỷ USD cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Takeda đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực điều trị ung thư, các bệnh lý về tiêu hóa, bệnh hiếm, các giải pháp điều trị từ huyết tương và hiện nay là vắc-xin,” ông Dion Warren cho biết thêm.

Ở một khía cạnh khác, bà Radhika Bhalla, Tổng Giám đốc Viatris Việt Nam và Các Thị Trường Liên Minh Châu Á cho biết thời gian qua, Viatris đã nỗ lực cung cấp các loại thuốc chất lượng cao cho hơn 1 tỷ bệnh nhân trên toàn thế giới.

Để làm được điều này, Viatris đã vận hành một chuỗi cung ứng thuận tiện để người dân tiếp cận thuốc một cách dễ dàng, nhanh chóng. Bên cạnh đó, Viatris cũng tập trung vào tính bền vững và khả năng quy mô toàn cầu trong chuỗi cung ứng khi hợp tác với hiệp hội y tế, dược để nâng cao nhận thức cho các dược sỹ, nhà thuốc trong chăm sóc sức khỏe người dân.

Bà Radhika Bhalla cũng chia sẻ rằng, Viatris rất vui mừng khi nhận được sự động viên và hỗ trợ từ Chính phủ và Bộ Y tế. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục đăng ký và chính sách đầu tư. Vì vậy, cần thiết phải có các cải cách pháp lý để tạo môi trường đầu tư nước ngoài rõ ràng và hấp dẫn hơn cho ngành công nghiệp dược phẩm.

Ở một số quốc gia, các nhà hoạch định chính sách tập trung vào sáng kiến chuyển giao công nghệ để thúc đẩy khả năng tự chủ nguồn cung và giúp các quốc gia giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe thông qua sự kết hợp giữa sản xuất toàn cầu, khu vực và địa phương.

Việt Nam có thể đạt được sự cân bằng tương tự trong khi vẫn tiếp tục thu hút đầu tư bằng cách cung cấp các chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa quy trình cấp phép cho thuốc chuyển giao công nghệ và tạo điều kiện cho các thuốc này sớm lưu hành trên thị trường.

“Ngoài ra, việc giảm gánh nặng thủ tục hành chính liên quan đến các mô hình chuyển giao công nghệ có thể thu hút nhiều đầu tư vào chuyên môn từ các công ty đa quốc gia vào Việt Nam và, về lâu dài, sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước, đồng thời duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu,” bà Viatris nói.

Về phía cơ quan nghiên cứu, theo TS.Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, ngành dược phẩm Việt Nam không chỉ cần cải thiện về mặt công nghệ sản xuất mà còn phải phát triển các chính sách nhân lực và cơ sở hạ tầng phù hợp để tiếp nhận và làm chủ công nghệ.

Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm yêu cầu đầu tư rất lớn, thời gian dài và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này đòi hỏi một chiến lược toàn diện, bao gồm việc tăng cường đào tạo nhân lực, cải thiện năng lực nghiên cứu, đồng thời phát triển hệ sinh thái hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược phẩm.

Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia có tổng giá trị thị trường dược phẩm và mức tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới. Tổng giá trị thị trường dược phẩm tại Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD trong năm 2015, tăng lên 5,1 tỷ USD năm 2018, năm 2020 đạt 6,1 tỷ USD và đến năm 2023 ước đạt gần 7 tỷ USD.





Nguồn: https://baodautu.vn/phat-trien-dot-pha-nganh-duoc-bang-chuyen-giao-cong-nghe-d237602.html

Cùng chủ đề

Những khả năng để tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Tuyển Việt Nam có lợi thế về tỉ số trước Thái Lan trước thềm chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Tối 2.1, tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước Thái Lan ở chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 trên sân Việt Trì - Phú Thọ. Với kết quả này, thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik sẽ có lợi thế trước khi hành quân đến sân Rajamangala ở lượt về diễn ra vào ngày 5.1. Nếu hòa hoặc...

Xuân Son tạo mốc chưa từng có, giúp tuyển Việt Nam phá dớp Thái Lan

(VTC News) - Nguyễn Xuân Son giúp đội tuyển Việt Nam phá dớp toàn hòa và thua trước Thái Lan tại các giải chính thức trong suốt 16 năm qua. Cú đúp bàn thắng của Nguyễn Xuân Son giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan 2-1 trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 (ASEAN Cup). Sau 16 năm kể từ trận chung kết lượt đi AFF Cup 2008, đội tuyển Việt Nam mới có thêm một lần...

HLV Kim Sang-sik: Tuyển Việt Nam không có gì phải sợ Thái Lan

Huấn luyện viên Kim Sang-sik (Việt Nam) và Ishii Masatada (Thái Lan) tham dự họp báo sau trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Tối 2.1, trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ), tuyển Việt Nam đã đánh bại Thái Lan với tỉ số 2-1 ở chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Hai bàn thắng của đội chủ nhà được ghi do công của Xuân Son. Bàn rút ngắn tỉ số của "Voi chiến" được ghi do công của...

Xuân Son giúp tuyển Việt Nam tiến gần chức vô địch ASEAN Cup 2024

Tối 2-1, tại chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024, Nguyễn Xuân Son tỏa sáng để giúp tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan 2-1. Khoảnh khắc Xuân Son dứt điểm hiểm hóc nâng tỉ số lên 2-0 cho tuyển Việt Nam - Ảnh: HOÀNG TÙNG Với lợi thế sân nhà, tuyển Việt Nam tạo ra bất ngờ cho Thái Lan. Trong vòng 15 phút đầu, họ ép sân và tạo ra hàng loạt cơ hội. Có ít nhất 4 lần khung thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc

Có 3 mốc tiến độ về đích của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2025 gồm: 30/4; 2/9 và 31/12/2025. Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025Có 3 mốc tiến độ về đích của 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2025 gồm: 30/4; 2/9...

Việt Nam cấm bóng cười từ hôm nay

Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng bóng cười. Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng bóng cười. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bóng cười - một sản phẩm chứa khí N2O (dinitrogen oxide) -...

Trà Vinh tăng trưởng kinh tế đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của tỉnh Trà Vinh ước đạt 10,04%, vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết của Tỉnh ủy Trà Vinh. Đây là năm Trà Vinh có mức tăng trưởng cao nhất, đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trà Vinh tăng trưởng kinh tế đứng đầu Đồng bằng sông Cửu LongNăm 2024, tăng trưởng GRDP của tỉnh Trà Vinh ước đạt 10,04%, vượt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết của Tỉnh ủy Trà...

Tăng Axit uric máu, mỡ máu cao vì béo phì

Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nồng độ Acid uric trong máu tăng do những nguyên nhân nào? Từ bệnh...

Y tế Việt Nam ngày càng nhận được tín nhiệm của người nước ngoài

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã dần trở thành điểm đến lý tưởng cho người nước ngoài và Việt kiều không chỉ để du lịch mà còn để chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh và làm đẹp. Y tế Việt Nam ngày càng nhận được tín nhiệm của người nước ngoài Trong những năm gần đây, Việt Nam đã dần trở thành điểm đến lý tưởng cho người nước ngoài và Việt kiều không chỉ để du...

Bài đọc nhiều

Doanh nghiệp chung tay hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào thị trường lao động

Diễn đàn “ESG – Cơ hội và thách thức việc làm cho người khuyết tật” do Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ (VBCWE) sẽ được tổ chức vào 1/12 tại TP. Hồ Chí Minh nhân ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12).

Những thực phẩm giàu sắt hơn thịt bò giúp tăng cường sức khỏe

Bên cạnh việc bổ sung sắt từ thịt bò, việc lựa chọn các thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao vừa giúp bữa ăn thêm phong phú vừa bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể. ...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Đề xuất không xử lý kỷ luật đảng viên, công chức sinh con thứ 3

Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế, ông Lê Thanh Dũng vừa thông tin về một đề xuất quan trọng liên quan đến chính sách dân số, đặc biệt là về việc không xử lý kỷ luật đối với các công chức, đảng viên sinh con thứ 3. Đề xuất không xử lý kỷ luật đảng viên, công chức sinh con thứ 3Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế, ông Lê Thanh Dũng vừa thông tin về một...

Sởi tái bùng phát, Bộ Y tế xem xét tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Tình hình dịch sởi ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp với sự gia tăng đáng kể số ca mắc vì vậy Bộ Y tế xem xét tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Sởi tái bùng phát, Bộ Y tế xem xét tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổiTình hình dịch sởi ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp với sự gia tăng đáng kể số ca mắc vì vậy Bộ Y tế xem xét...

Cùng chuyên mục

Chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024: Cổ vũ tuyển Việt Nam từ… Bệnh viện Chợ Rẫy

Tối 2-1, phòng công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã chuẩn bị màn hình 100 inch, hệ thống âm thanh chất lượng cao tại nhà nghỉ thân nhân để bệnh nhân tận hưởng giây phút sôi động của bóng đá. ...

Bốn nạn nhân vụ phóng hoả quán cà phê đang hồi phục tốt sức khoẻ

Chiều 2/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin về sức khoẻ của 4 nạn nhân bị thương trong vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) vào đêm 19/12. Vụ phóng hoả đã khiến 11 người thiệt mạng, 4 người bị thương đưa vào bệnh viện cấp cứu.  4 nạn nhân được đưa...

Khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện công

NDO - Ngày 2/1, Ban Văn hóa-Xã hội Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khảo sát tại các sở, ban ngành liên quan về phát triển hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024, ngành y tế Thành phố đã đạt được...

Việt Nam cấm bóng cười từ hôm nay

Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng bóng cười. Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng bóng cười. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh bóng cười - một sản phẩm chứa khí N2O (dinitrogen oxide) -...

Phát hiện côn trùng, phân động vật tại khu sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh

Chiều 2-1, sau khi kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội), đoàn kiểm tra liên ngành TP đã phát hiện hàng loạt vi phạm về an toàn thực phẩm ở cơ sở này. ...

Mới nhất

Trung Quốc sẵn sàng duy trì đối thoại và giao tiếp với Nhật Bản ở nhiều cấp độ và lĩnh vực

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh điều đó tại họp báo thường kỳ đầu tiên trong dịp năm mới.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà thăm và tặng quà Tết đồng bào tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Ngày 2/1, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại xã Keo Lôm và xã Phìng Giàng,...

Sắp tung ô tô điện 150 triệu, đại gia bán xe Trung Quốc giải trình diễn biến lạ

Cổ phiếu công ty bán xe Trung Quốc TMT Motors tiếp tục tăng trần sau giải trình cho đợt tăng mạnh trước đó. Doanh nghiệp từng lỗ nặng của ông Bùi Văn Hữu có kế hoạch sắp tung loại xe điện 2 chỗ, có giá có thể dưới 150 triệu đồng (gồm pin). Trong phiên giao dịch ngày 2/1, cổ...

Việt Nam đặt mục tiêu có ít nhất 5 trường đại học xếp hạng top 500 thế giới

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới, 5 cơ sở giáo dục đại học vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu...

Mới nhất