Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPPhát triển bền vững Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

Phát triển bền vững Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

(Báo Quảng Ngãi)- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có hơn 240 sản phẩm OCOP, trong đó có 18 sản phẩm OCOP 4 sao, còn lại là các sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Có 100% sản phẩm OCOP đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc (mã QR Code), mã vạch.

Kết nối mở rộng thị trường

Sau 6 năm thực hiện, chương trình OCOP đã tạo động lực thúc đẩy các chủ thể nâng cao chất lượng, hoàn thiện chuỗi sản xuất và tiêu thụ, đưa các sản phẩm OCOP đến với nhiều người tiêu dùng. Các sản phẩm mạch nha, tỏi Lý Sơn, trà thảo mộc, gạo sạch, nước mắm, gốm Mỹ Thiện và nhiều nông sản khác đã dần vượt ra khỏi phạm vi của tỉnh, chinh phục thị trường trong nước, thậm chí là quốc tế. Giám đốc Nhà máy Nha Quảng Ngãi (Công ty CP Đường Quảng Ngãi) Nguyễn Thuận cho biết, dù có hệ thống phân phối ổn định nhưng từ khi mạch nha Quảng Ngãi đường mantoza được công nhận OCOP 4 sao vào năm 2023 mới nâng tầm giá trị sản phẩm, giúp tăng trưởng cao hơn trước 10%. Cuối tháng 12/2024, sản phẩm này được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh công nhận có tiềm năng đạt OCOP 5 sao. Qua đây, đơn vị mạnh dạn phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Phát triển bền vững Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
Sản phẩm mạch nha Quảng Ngãi đường mantoza không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng.
Khẳng định vị thế của nông nghiệp 
Giám đốc Sở NN&PTNT Hồ Trọng Phương cho biết, OCOP không chỉ là chương trình kinh tế mà còn là bảo tồn và phát triển văn hóa. Thời gian tới, Sở NN&PTNT tiếp tục rà soát, đánh giá tiềm năng và giá trị của sản phẩm. Khuyến khích chủ thể đầu tư cải tiến sản phẩm, trong đó chú trọng phát triển hợp tác xã để nâng cao hiệu quả sản xuất, gắn với bảo tồn, bảo đảm bản sắc văn hóa và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tập trung nâng cao chất lượng hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và quảng bá sản phẩm OCOP hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh cũng như cả nước. Qua đó, góp phần tiếp sức chương trình OCOP phát triển bền vững, với mục tiêu cao nhất là nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, khẳng định vị thế của nông nghiệp.

Chương trình OCOP cùng những chính sách hỗ trợ kịp thời đã giúp các chủ thể là hộ kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nâng tầm giá trị sản phẩm để mở rộng thị trường. Chủ cơ sở sản xuất đường phèn Nguyễn Thị Lắm, ở xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) cho biết, trước đây, tôi bán sản phẩm chủ yếu qua những mối hàng quen biết, nên đơn hàng ít, sản phẩm tiêu thụ chậm, giá bán cũng bấp bênh. Từ khi sản phẩm đạt sao OCOP, được các cơ quan chức năng hỗ trợ đưa lên sàn thương mại điện tử, giúp sản lượng tiêu thụ tăng mạnh. Rõ ràng, chương trình OCOP đã thổi luồng sinh khí, tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống vươn mình phát triển.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hồ Trọng Phương cho biết, chương trình OCOP đã khai thác tiềm năng đất đai và giá trị văn hóa, tạo ra sản phẩm “đa giá trị”, liên kết nông nghiệp với dịch vụ du lịch, khuyến khích sáng tạo trong sản xuất, chuyển đổi từ mô hình nhỏ lẻ sang quy mô lớn, hiện đại, xây dựng chuỗi giá trị khép kín. Bên cạnh đó, các chủ thể chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã và an toàn thực phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua đó, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn tạo ra sự chuyển mình toàn diện trong sản xuất, phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Thúc đẩy kinh tế nông thôn

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, qua 6 năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP đã tạo ra những chuyển biến mới, đồng bộ trong sản xuất, góp phần quan trọng trong tái cấu trúc nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Như sản phẩm mạch nha Quảng Ngãi đường mantoza, sau khi tham gia chương trình OCOP, chủ thể không ngừng cải tiến chất lượng, bao bì nhãn mác. Đồng thời định vị thị trường, định hướng phát triển dòng sản phẩm, vừa là nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất bánh, kẹo và thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Hiện nay, công suất chế biến sản phẩm mạch nha Quảng Ngãi đường mantoza đạt 25 tấn/ngày. Nhà máy Nha Quảng Ngãi đang tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó, thúc đẩy hình thành vùng nguyên liệu mì để đáp ứng hoạt động sản xuất chế biến tinh bột mì – nguyên liệu chính của sản phẩm mạch nha Quảng Ngãi đường mantoza.

Chủ thể OCOP ngày càng chú trọng chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, 
đáp ứng yêu cầu của thị trường nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.
Chủ thể OCOP ngày càng chú trọng chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Phó Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi Nguyễn Lâm cho biết, sự nỗ lực của các chủ thể OCOP cùng với sự đồng hành của các cơ quan liên quan đã giúp sản phẩm OCOP của thành phố khẳng định vị thế không chỉ ở chất lượng, mà còn gắn liền với đời sống, bản sắc văn hóa. Các chủ thể ngày càng chú trọng đến câu chuyện sản phẩm nhằm thu hút và tạo niềm tin với khách hàng. Ngoài ra, việc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, bao gồm kế hoạch đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy kinh tế số và nâng cao vị thế thương hiệu sản phẩm địa phương. Bên cạnh đó, việc cấp mã số truy xuất nguồn gốc, thiết kế bao bì nhãn mác, cùng với chứng nhận OCOP, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo động lực khơi dậy tiềm năng sản xuất.

Để phát huy tối đa tiềm năng các sản phẩm OCOP của tỉnh, việc xây dựng hệ thống phân phối và quảng bá sản phẩm cần được chú trọng, kết hợp với đổi mới phương thức truyền thông và tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan.

Bài, ảnh: MỸ HOA

nguồn: https://baoquangngai.vn/kinh-te/nong-nghiep/202501/phat-trien-ben-vung-chuong-trinh-moi-xa-mot-san-pham-5334e10/

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP vào cao điểm vụ Tết

Bước vào tháng cuối năm âm lịch, hàng loạt các sản phẩm OCOP tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại rộn ràng vào mùa sản xuất để bán phục vụ thị trường Tết. Vào vụ Tết, các sản phẩm đặc trưng của địa phương có sức tiêu thụ tăng so với ngày thường. Để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường, các đơn vị, chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đang tích cực sản...

Quỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm năng OCOP

Huyện Quỳ Châu có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Phát huy thế mạnh của địa phương Những ngày này, gia đình chị Trần Thị Loan ở thị trấn Tân Lạc đang huy động tối đa nhân lực để sản xuất hương trầm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khi mới thành lập, cơ sở của chị Loan...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

(QNO) - Sau hơn một năm ra mắt thị trường, bún gạo lứt khô Lợi Phát của anh Nguyễn Quang Trạng (thôn Phước Cẩm, xã Bình Tú, Thăng Bình) nhanh chóng được khách hàng ưa chuộng và đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Dưới mái nhà lộp độp mưa rơi, vợ chồng anh Trạng vội vã đóng gói những bó bún gạo lứt vừa sấy khô. Cuối năm, khi được công nhận sản phẩm OCOP, những đơn hàng bún...

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội...

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vùng đất của những di sản

Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát huy giá trị những di sản này gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). Ảnh: THANH PHƯƠNG Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 285...

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tiềm năng 4, 5 sao

(Baoquangngai.vn)- UBND tỉnh tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4, 5 sao. Cuộc họp diễn ra vào sáng 25/12, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh (Hội đồng) chủ trì.  Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã tiến hành đánh giá, phân hạng 5 sản phẩm...

Tập đoàn Hòa Phát: Những kết quả nổi bật

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, trong 9 tháng năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát) ghi nhận hơn 105 nghìn tỷ đồng doanh thu, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 75% kế hoạch năm 2024. Hiện nay, Hòa Phát đang tập trung nguồn lực đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và đây sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho Hòa...

Tây Ban Nha vào chung kết World Cup nữ 2023

Chiều 15/8, đội tuyển nữ Tây Ban Nha trở thành đội bóng đầu tiên vòng chung kết World Cup nữ 2023 sau khi đánh bại Thụy Điển với tỷ số 2-1. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá nữ Tây Ban Nha đạt được thành tích xuất sắc này. Đội trưởng Olga Carmona ăn mừng bàn thắng phút 89 để ấn định chiến thắng 2-1 cho tuyển nữ Tây Ban Nha. (Ảnh: Reuters) Đến với trận...

Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ

(Báo Quảng Ngãi)- Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án về tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ (DQTV); tổ chức trực 12/24 giờ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Đề án), hoạt động của lực lượng DQTV trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ...

Bài đọc nhiều

Tây Ninh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

(BTNO) - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, cụ thể: 97 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia) và...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo

Xác định con đường giúp dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo nhanh nhất không phải là xây cho họ ngôi nhà khang trang, hỗ trợ tiền của, mà là phải giải quyết căn bản nhu cầu việc làm, tạo kế sinh nhai bền vững, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều năm qua huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm OCOP

Năm 2024, Đồng Nai đạt kết quả ấn tượng trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) khi có thêm 94 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, vượt xa về số lượng sản phẩm so với kế hoạch đề ra. Người tiêu dùng tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao của Đồng Nai năm 2024. Ảnh:B.Nguyên Đến nay, toàn tỉnh có 282 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP với 9...

Sản phẩm OCOP vào cao điểm vụ Tết

Bước vào tháng cuối năm âm lịch, hàng loạt các sản phẩm OCOP tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại rộn ràng vào mùa sản xuất để bán phục vụ thị trường Tết. Vào vụ Tết, các sản phẩm đặc trưng của địa phương có sức tiêu thụ tăng so với ngày thường. Để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường, các đơn vị, chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đang tích cực sản...

Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức chắp cánh từ OCOP

Nhờ đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm của làng nghề bánh đa Vĩnh Đức (Đô Lương) đến được với nhiều nước và đi vào các kênh phân phối lớn. Làng nghề vào vụ Cuối năm về với làng nghề bánh đa Vĩnh Đức – Đô Lương, không khí khẩn trương, chộn rộn và phấn khởi hiện rõ ở làng khi nhà nhà, người người đều khẩn trương xay, tráng bánh, phơi phong và nấu kẹo. Hương của mật mía nấu cùng...

Những sản phẩm của Hải Dương được đề nghị công nhận OCOP quốc gia

TTTĐ - Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương thống nhất báo cáo UBND tỉnh đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm. Chiều 27/12, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải...

Quỳ Châu phát huy lợi thế, nâng cao thương hiệu và tiềm năng OCOP

Huyện Quỳ Châu có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng cùng diện tích đất nông nghiệp lớn để phát triển các mô hình nông sản an toàn. Phát huy thế mạnh của địa phương Những ngày này, gia đình chị Trần Thị Loan ở thị trấn Tân Lạc đang huy động tối đa nhân lực để sản xuất hương trầm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khi mới thành lập, cơ sở của chị Loan...

Mới nhất

Hà Nội sẽ xây thêm 9 cầu vượt sông Hồng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng, quyết định chủ trương đầu tư 3 cầu. ...

Quảng Ngãi “khai tử” hàng chục dự án chậm tiến độ

Dù đã “khai tử” hàng chục dự án thực hiện không đúng tiến độ, nhưng việc xử lý các dự án này vẫn là bài toán khó đối với tỉnh Quảng Ngãi. Dù đã “khai tử” hàng chục dự án thực hiện không đúng tiến độ, nhưng việc xử lý các dự án này vẫn là bài toán khó đối...

Quảng Ngãi sẽ ban hành chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Được giao chỉ tiêu triển khai 1.500 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2022 - 2025, song hiện ở Quảng Ngãi chưa có dự án nào triển khai hoàn thành, do đó UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng các chính sách hỗ trợ để thu hút nhà đầu tư. Quảng Ngãi sẽ ban hành chính sách hỗ trợ...

Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trên bản đồ dệt may

Ngành dệt may đang đẩy mạnh mở rộng thị trường; nhạy bén trong chuyển đổi mô hình; đầu tư máy móc, thiết bị và sản phẩm nhằm nâng cao nội lực, khai thác hiệu quả các đơn hàng. Ngành dệt may đang đẩy mạnh mở rộng thị trường; nhạy bén trong chuyển đổi mô hình; đầu tư máy móc, thiết...

Mới nhất

Khám phá Hà Giang