Trang chủNewsNhân quyềnPhát huy vai trò thanh niên DTTS trong xây dựng quê hương:...

Phát huy vai trò thanh niên DTTS trong xây dựng quê hương: Sức trẻ tiên phong lập thân, lập nghiệp (Bài 1)


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho CLB Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho CLB Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi

Nếu phải thống kê một danh sách về những tấm gương thanh niên người DTTS vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng sẽ cảm thấy khó khăn, đặc biệt  khó hơn cả việc phải chỉ ra ai trong số họ là điển hình của những điển hình. Bởi mỗi thanh niên này dù làm gì đi nữa, thì vẫn thấy lấp lánh một sức trẻ, một hoài bão, một khát vọng… lớn lao của những con người trẻ.

Dám nghĩ, dám làm

Có ai đó đã từng nói, chỉ cần có ước mơ, có ý chí và hi vọng…, thì trở ngại nào cũng có thể vượt qua để gặt nên quả ngọt. Câu chuyện của nhiều thanh niên người DTTS làm giàu trên mảnh đất quê hương, là minh chứng rõ ràng nhất cho tâm thế dám nghĩ, dám làm để thành công.

Trong rất nhiều những bạn trẻ như vậy, không thể không nhắc đến nhóm thanh niên người DTTS ở xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố, với mô hình sản xuất đa dạng, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương. Người khởi xướng ý tưởng khởi nghiệp ấy là chàng trai trẻ Lường Đình Hùng – dân tộc Tày.

Với kiến thức học được từ trường, Hùng đã cùng 25 thanh niên DTTS mạnh dạn thành lập Tổ hợp tác trồng rau an toàn Đoàn Thanh niên xã Như Cố. Ban đầu, nhóm đã thí điểm chuyển đổi 6.000m2 đất ruộng tại thôn Nà Chào, xã Như Cố sang trồng rau và cây ăn quả. Dù người dân còn e ngại nhưng Hùng và các thành viên thuyết phục mọi người bằng minh chứng không thể chắc chắn hơn, khi cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp tươi ngon, an toàn như rau bí siêu ngọn, dưa chuột, cà chua… 

Từ thành công bước đầu, Hùng và các bạn trẻ quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh niên Như Cố, với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tận dụng những thế mạnh của vùng đất. Lường Đình Hùng kể: HTX đã xây dựng nhiều mô hình mới theo hướng công nghệ cao như nhà lưới CNC, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, máy móc thiết bị làm đất, bạt phủ luống, hệ thống tưới nhỏ giọt… Đồng thời, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nhiều sản phẩm như: Dưa lê Như Cố, Dưa lưới Như Cố, Cà chua Như Cố, Mật ong hoa rừng Như Cố, Bún khô Quân Nguyệt, Trà mướp đắng rừng, Chè Như Cố…; phát triển cây chè với diện tích 10ha theo tiêu chuẩn VietGAP cùng 1 xưởng chế biến rộng 320m2, 1ha mướp đắng rừng và 2,55ha thanh long ruột đỏ… và nuôi gà, chim bồ câu, ong lấy mật. Đến nay HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố có 4 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, bao gồm: Trà mướp đắng rừng, chè Như Cố, bún khô, mật ong.

Câu chuyện của chàng thanh niên dân tộc Mường, sinh năm 1985 – Nguyễn Văn Đức ở vùng quê nghèo xã Tân Phú (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ), cũng là một ví dụ ấn tượng cho thế hệ thanh niên dám nghĩ, dám làm, không sợ thất bại.

Trước khi đến với mô hình nuôi gà chín cựa quý hiếm, Đức đã có công việc ổn định là một ông giáo làng
Trước khi đến với mô hình nuôi gà chín cựa quý hiếm, Đức đã có công việc ổn định là một ông giáo làng

Trước khi đến với mô hình nuôi gà chín cựa quý hiếm, Đức đã có công việc ổn định là một ông giáo làng. Vì “nhảy ngang” nên ban đầu Đức gặp không ít khó khăn do nuôi không bài bản, giống gà chưa chọn lọc… Để có được giống gà quý, Đức đã lặn lội đi khắp các bản làng ở Phú Thọ thu mua gà rồi sàng lọc, nhân giống ra những con gà đạt chuẩn. Cụ thể, dòng gà chuẩn là lúc nở ra sẽ có 6 cựa, khi phát triển và trưởng thành sẽ có 8 cựa hoặc 9 cựa.

Anh Đức nhớ lại: Những ngày đầu khởi nghiệp gian nan lắm, tiền không có, tôi phải bán mấy quả đồi sau nhà để lấy vốn mua gà. Nếu nhớ không nhầm, số tiền mà tôi bỏ ra mua giống khi đó là khoảng 200 triệu đồng. Nhưng khó khăn nhất vẫn là việc chăm sóc sóc gà, phòng và chữa bệnh cho gà như thế nào…

Nay, mô hình nuôi gà của Đức đang truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, bởi doanh thu từ gà mang lại rất lớn. Mỗi năm, doanh thu bán gà của anh đạt hàng tỷ đồng, nếu trừ hết chi phí, anh thu lãi khoảng 15-20%. Thậm chí với những con gà 9 cựa, loại cực phẩm dành riêng cho việc làm cảnh, biếu tặng có thể lên tới 15-30 triệu đồng/con. Đa phần, những con gà này đều được nuôi trên 8 tháng và nặng từ 1,8-2,5 kg/con.

Với chàng thanh niên trẻ người Ba Na – Đinh A Ngưi ở làng KGiang, xã Kông Lơng Khơng, (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại trăn trở khởi nghiệp theo một cách riêng, ấy là dùng những tiềm năng sẵn có của văn hóa người Ba Na để làm du lịch.

Vậy là, từ cán bộ văn hóa tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Kbang, A Ngưi nhảy ngang, tự đứng ra phát triển kinh tế bằng con đường du lịch văn hóa. Những trầm tích văn hóa lâu đời của người Ba Na không chỉ là âm thanh ching chiêng, đàn T’rưng…; rồi căn nhà rông hay bộ váy áo nữ; đó còn là những những món ăn ngon đậm đà bản sắc của đồng bào… 

Tất cả đã là những điều kiện tốt để A Ngưi biến mình thành ông chủ Homesay tự do tự tại. A Ngưi tâm sự: Trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng, mình luôn nỗ lực tạo nên những sản phẩm du lịch tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của du khách; nhưng đồng thời cũng luôn ý thức về việc giữ gìn cái cốt cách, tinh thần của đồng bào mình, để tạo nên bản sắc đặc trưng không hòa lẫn vào đâu được.

Để có sự khác biệt nhằm thu hút du khách, A Ngưi đã có lối đi riêng để làm sao mỗi du khách khi đến, sẽ được hòa mình vào thiên nhiên nên thơ hùng vĩ, hòa cùng tiếng cồng chiêng, tiếng đàn T’rưng réo rắt bên ngọn lửa bập bùng… đậm chất Tây Nguyên.

Đinh A Ngưi - ở giữa - và hành trình du lịch bảo tồn văn hóa người ba Na
Đinh A Ngưi – ở giữa – và hành trình du lịch bảo tồn văn hóa người ba Na

Niềm cảm hứng bất tận

Những bạn trẻ người DTTS khởi nghiệp đang là những ví dụ không thể điển hình hơn, là những ngọn lửa truyền cảm hứng nhiệt huyết cho thế hệ thanh niên người DTTS hôm nay trên con đường lập thân, lập nghiệp. Chẳng phải ở đâu xa xôi, chẳng phải điều gì thật lớn lao… con đường lập thân lập nghiệp lại ở ngay chính trên bản làng quê hương yêu dấu, bằng chính những việc làm mà ngày ngày họ vẫn thường làm…

 Quan trọng hơn, con đường khởi nghiệp của những thanh niên người DTTS, đã thổi một luồng gió mới để người dân vùng DTTS&MN thay đổi cách nghĩ, nếp làm, thay đổi định kiến để phát triển kinh tế.

Từ những ví dụ sát sườn, từ những người đi trước mở đường “ăn nên làm ra”; phong trào khởi nghiệp, lập thân, lập nghiệp của những bạn trẻ người DTTS đã ngày càng lan tỏa, có chiều sâu hơn.

Đơn cử như, với mô hình nuôi gà chín cựa của thanh niên Nguyễn Văn Đức, đã là bài học đầy ý nghĩa cho phong trào phát triển kinh tế hộ từ nuôi gà ở huyện Tân Sơn. Chẳng thế mà ông Nguyễn Xuân Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã rất hào hứng khoe: Toàn huyện đang có khoảng 25.000 – 30.000 con gà nhiều cựa các loại, trong đó có khoảng gần 20 hộ nuôi tập trung từ 300 con trở lên, còn lại hàng trăm hộ nuôi xen với gà thả vườn, tập trung tại các xã Tân Phú, Xuân Đài, Kiệt Sơn, Minh Đài, Xuân Đài… Từ hiệu quả này, năm 2023 vừa qua, huyện Tân Sơn đã tiếp tục hỗ trợ 30% chi phí giống và thức ăn ban đầu, tăng số hộ tham gia nuôi gà nhiều cựa tập trung; nỗ lực quảng bá, xúc tiến thương mại, thí điểm sơ chế, hình thành sản phẩm mới.

Nhóm thanh niên người DTTS ở xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố với mô hình sản xuất đa dạng, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương
Nhóm thanh niên người DTTS ở xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp thanh niên Như Cố với mô hình sản xuất đa dạng, mang lại doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương

Còn với người dân Ba Na ở làng Kgiang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), thì lại có được những đổi thay không ngờ từ chính mô hình du lịch của Đinh A Ngưi. Những mớ rau, củ mì, con gà, cân nếp… từng phải vất vả gùi ra chợ huyện mới bán được, thì nay chỉ cần bán cho A Ngưi cũng đã đắt hơn, lại còn rất khỏe. Hơn thế, những bà, chị… với bộ áo quần truyền thống chỉ mặc dịp hội lễ xong, lại cất thì việc cho A Ngưi thuê để khách du lịch mặc chụp ảnh cũng đã có thu nhập…

 Người người, nhà nhà học theo chàng trai Ba Na – A Ngưi, để mong sao có cuộc sống tốt hơn. Hiện tại, khoảng 200 người các làng trong xã đã được Ngưi tạo công ăn việc làm dưới nhiều hình thức. Riêng làng Kgiang của Ngưi đã có trên 100 hộ, thu nhập của họ tùy lượng khách, dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.

Đồng hành cùng những bạn trẻ, các cấp các ngành đã không đứng ngoài cuộc. Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vùng DTTS, Ủy ban Dân tộc đã xúc tiến thành lập “Mạng lưới các nhà cố vấn, đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS” do đích thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Chủ tịch danh dự và chịu trách nhiệm kết nối với các đối tác, cùng xây dựng chính sách có ý nghĩa và quan trọng này.

Đồng hành cùng những bạn trẻ, các cấp các ngành đã không đứng ngoài cuộc. Nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp vùng DTTS, Ủy ban Dân tộc đã xúc tiến thành lập “Mạng lưới các nhà cố vấn, đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS” do đích thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Chủ tịch danh dự và chịu trách nhiệm kết nối với các đối tác, cùng xây dựng chính sách có ý nghĩa và quan trọng này.

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc và nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống đã và đang nỗ lực thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp thu hút đầu tư theo nội dung số 3, Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).

Nhiều địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động, ban hành nhiều kế hoạch nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp như: tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức chương trình “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi”; Kon Tum tổ chức tập huấn khởi nghiệp cho thanh niên vùng đồng bào DTTS năm 2023…

Đó chính là hành lang không thể rộng hơn, để những người trẻ vùng DTTS viết tiếp ước mơ trên chính mảnh đất quê hương, trên chính bản làng yêu dấu bằng những mô hình kinh tế hiệu quả. Một tương lai tươi sáng không còn xa ngái với những thanh niên người DTTS dám nghĩ, dám làm…

Gia Lai phát động Tháng Thanh niên hướng về cộng động





Nguồn

Cùng chủ đề

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. Buổi...

Giới trẻ “kích hoạt” hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ.

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” trong một bộ phận thanh niên

NDO - Ngày 8/11, Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo: Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” trong một bộ phận đoàn viên thanh niên Việt Nam hiện nay. Tại hội thảo, đồng chí Bùi Hoàng Tùng, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư đoàn Đoàn khối các cơ quan Trung ương cho biết, thanh niên là lực...

Sinh viên Cần Thơ kêu gọi vốn đầu tư vào dự án khởi nghiệp

Những dự án hướng tới sản phẩm và thiết bị thân thiện với môi trường, tính khả thi cao của sinh viên Cần Thơ cùng kêu gọi thêm vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất. Tại vòng...

Toàn cảnh ngày hội lớn của thanh niên TPHCM

TPO - Đại biểu Huỳnh Mạnh Phương - Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) bày tỏ ấn tượng với những sản phẩm kết tinh từ trí tuệ, kỹ năng, khát vọng, từ lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương của thanh niên thành phố. “Hình ảnh thanh niên không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, sở thích… cùng tề tựu dưới ngọn cờ của Hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điện Biên: Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) vừa là nguồn lực, vừa là động lực để giải quyết cơ bản các nhu cầu bức thiết của Nhân dân ở những địa bàn “lõi nghèo” của tỉnh Điện Biên. Với quyết tâm cao nhất, tỉnh Điện Biên đang tăng tốc để thực hiện các dự án thành phần...

Bí thư Chi bộ người Dao – Tấm gương của người dân thôn Khe Lầm

Không chỉ năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc của người đứng đầu thôn, anh Đặng Hiệu Linh, dân tộc Dao, sinh năm 1982, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Lầm, xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn còn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế để người dân học tập và làm theo; cùng với chính quyền địa phương, anh đã góp phần đưa thôn Khe Lầm ra khỏi diện đặc...

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự...

Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững". Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Y Thông; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Thuận Bắc (Ninh Thuận): 161 hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ giống gia súc

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2 phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp...

Bác Ái (Ninh Thuận): Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào Raglay

Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 634 triệu đồng cho 215 hộ đồng bào Raglay lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.Ngày 15/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh...

Bài đọc nhiều

Hỗ trợ sinh kế, việc làm giúp phòng chống tái nghiện ma tuý ở Đà Nẵng

Có việc làm, thu nhập ổn định đã giúp nhiều người sau cai nghiện ma tuý ở Đà Nẵng tránh xa tệ nạn xã hội, trở thành người có ích cho gia đình và cộng đồng. Theo Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm, UBND các phường, xã đã lập hồ sơ cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 34 người. Cơ sở xã hội Bầu Bàng tiếp nhận đưa vào cắt cơn nghiện, tổ chức...

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Bình Định: Những con đường mở lối thoát nghèo ở làng “nhiều không”

Ở huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) có có 2 ngôi làng xa xôi cách trở, không đường, không điện, không trạm y tế… cuộc sống người dân vô cùng khó khăn. Với quyết tâm rút ngắn khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng, mở đường đến 2 làng. Đường đi lại thuận tiện đã hiện thực hoá ước mơ từ bao đời của người dân, đồng thời mở...

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Lớp nghề đặc biệt giúp con em dân tộc thiểu số chăm sóc cây trồng

Huyện Cư Jút, Đắk Nông có lớp Kỹ thuật chăm sóc cây trồng, hi vọng làm thay đổi thói quen canh tác, giúp con em nông dân, dân tộc thiếu số ứng dụng kỹ thuật mới, nâng cao năng suất cây trồng. Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông, mỗi năm đã tổ chức khoảng 13 - 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó...

Cùng chuyên mục

Đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia

Ngày 15/11, tại Hà Nội, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo trao đổi về đánh giá thực trạng và yếu tố thúc đẩy dịch chuyển qua biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Phụ nữ làm giàu từ đặc sản truyền thống của quê hương: Bí quyết vượt khó

Từ món ăn truyền thống của gia đình chồng, người phụ nữ Phú Thọ đã quyết định khởi nghiệp, thành công đưa món đặc sản thịt chua đến với các gia đình trên khắp đất nước. Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng đến 9.000 điểm bán món ăn dân dã của quê hươngChia sẻ tại buổi trò chuyện về chủ đề "Hành trình khởi nghiệp - Ứng dụng nền tảng số 4.0" diễn ra vào ngày 15/11, các nữ doanh...

Lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ của đất nước được hiến pháp bảo vệ quyền lợi

Ngày 15/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ký sắc lệnh phê chuẩn dự thảo cải cách hiến pháp về bình đẳng giới sau khi được Nghị viện và 26 cơ quan lập pháp địa phương thông qua.

Brazil ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo, đặt mục tiêu giúp đỡ 500 triệu người

Ngày 15/11, Brazil đã chính thức ra mắt Liên minh toàn cầu chống đói nghèo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro của nước này.

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới

Từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới, và xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Trong dịp này Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk đã trao vốn đồng hành cùng phụ nữ biên cương cho 13 phụ nữ nghèo của huyện biên giới Ea Súp với tổng...

Mới nhất

Đầu tư 5 dự án BOT tại TP.HCM, doanh nghiệp muốn ngân sách tham gia từ 50-70 %

Khi đầu tư 5 dự án BOT tại TP.HCM, nhà đầu tư mong muốn ngân sách Nhà nước tham gia từ 50 - 70% để rút ngắn thời gian thu phí và đảm bảo thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Đầu tư 5 dự án BOT tại TP.HCM, doanh nghiệp muốn ngân sách tham gia từ 50-70 %Khi đầu tư...

Liên minh với đại gia, hồ Hoà Bình vươn mình hút khách ngoại

Với sự hợp tác của các đối tác lớn, hồ Hoà Bình đang được kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế, mở ra những cơ hội đầu tư mới. Với sự hợp tác của các đối tác lớn, hồ Hoà Bình đang được kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách...

Hợp tác đầu tư, thương mại Việt

Hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Mỹ trong giai đoạn tới còn nhiều dư địa để tăng trưởng, với sự hậu thuẫn lớn từ việc nâng tầm quan hệ hợp tác lên mức cao nhất - Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 9 năm ngoái. Hợp tác đầu tư, thương mại Việt - Mỹ trong...

BSR ứng phó như thế nào khi biên lợi nhuận ngành lọc dầu thu hẹp?

Chiến lược quản trị biến động, thích ứng linh hoạt của BSR BSR đã nhanh chóng thích ứng và ứng phó với sự suy giảm của giá dầu nhằm chống chịu và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. BSR đã xây dựng và triển khai chiến lược quản trị biến động, tập trung vào việc duy trì...

Máy nuôi thú ảo bất ngờ gây “sốt”

Trào lưu nuôi thú ảo bỗng thịnh hành trở lại thời gian gần đây, nhất là gen Z. ...

Mới nhất

Để không hối tiếc