Trang chủNewsThời sựPhát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương,...

Phát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu năm 2023


Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu giữ vững bản lĩnh trước bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần vì nước, vì dân, vì nhiệm vụ chung, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo sinh kế cho người dân, không để lãng phí thời gian, nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đã giao.

Phát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu năm 2023 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu giữ vững bản lĩnh trước bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023.

Tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư. Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị tập trung thảo luận tình hình kinh tế – xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2023, tình hình triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội quý II năm 2023 và thời gian tới; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022.

Phát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu năm 2023 - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cơ bản đạt được mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao

Các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá, trong tháng 3 và quý I, Chính phủ đã bám sát các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, nắm chắc diễn biến tình hình, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo theo phương châm “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”.

Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão hiệu quả, bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, “không để ai không có Tết”; tổ chức nhiều hội nghị quan trọng để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực, thúc đẩy các công trình hạ tầng chiến lược, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí nguồn lực, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, bộ, ngành vào cuộc triển khai các dự án cao tốc.

Về kết quả nổi bật trong những tháng đầu năm, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được chú trọng, chuẩn bị kỹ các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường thứ 2, Kỳ họp thứ 5. Chính phủ tổ chức 3 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, xem xét, cho ý kiến đối với 16 dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; ban hành 17 văn bản quy phạm và 54 nghị quyết. Chính phủ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến người dân, doanh nghiệp, nhất là những lĩnh vực quan trọng như thuốc, trang thiết bị y tế, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản…

Các đại biểu cho rằng, chúng ta đã cơ bản thực hiện được mục tiêu của Trung ương, Quốc hội giao: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại và hội nhập đươc tăng cường, mở rộng; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; công tác tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Cụ thể, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định trong bối cảnh nhiều biến động, lãi suất được điều chỉnh giảm 2 lần liên tục. Về các cân đối lớn, chúng ta đã thu đủ chi (thu ngân sách Nhà nước quý I đạt 30,3% dự toán, tăng 1,3% so với cùng kỳ); xuất đủ nhập (tính chung quý I xuất siêu 4,07 tỷ USD); làm đủ ăn (xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn gạo, trị giá 0,95 tỷ USD, tăng 19,3% về lượng và tăng 30,2% về trị giá so với cùng kỳ); an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm; thị trường lao động phục hồi nhanh, cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Phát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu năm 2023 - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

GDP quý I tăng 3,32% trong điều kiện có rất nhiều khó khăn; 58/63 địa phương tăng trưởng dương, trong đó một số địa phương có mức tăng trưởng cao. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý I tăng 3,7% so với cùng kỳ. Số dự án FDI đăng ký mới tăng 58,6% so với cùng kỳ với tổng vốn đạt 3,4 tỷ USD (bằng cùng kỳ năm 2022); tổng giá trị vốn góp, mua cổ phần đạt gần 2,77 tỷ USD, tăng 51,8% so với cùng kỳ… Doanh nghiệp thành lập mới tháng 3 tăng cả 3 tiêu chí so với tháng 2: Số doanh nghiệp (60,9%), vốn (122,2%), lao động (81,4%); quý I có 57.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại.

Công tác quy hoạch được thúc đẩy, cải cách hành chính được đẩy mạnh. Các cấp, các ngành quyết liệt triển khai các kết luận của Bộ Chính trị về xử lý các vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài như cơ cấu lại SBIC, ngân hàng phát triển, 3 dự án đạm; giải pháp về cho vay đặc biệt đối với SCB; cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt…

Văn hóa xã hội được chú trọng, an sinh xã hội được bảo đảm (kinh phí trợ giúp Tết trên toàn quốc là 9.500 tỷ; hỗ trợ 18.300 tấn gạo cho gần 205.000 hộ với 1,2 triệu nhân khẩu). Dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác được kiểm soát tốt. Các hoạt động lễ hội diễn ra sôi động nhưng giảm dần các mặt tiêu cực. Việt Nam tăng 12 bậc trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới.

Phát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu năm 2023 - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, Quy chế làm việc của Chính phủ được ban hành kèm theo Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18/6/2022 đã được các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện, thực tiễn cho thấy quy chế cơ bản phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tế, giúp nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, tính thống nhất trong giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được đề cao, giảm nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền được đẩy mạnh, rõ thẩm quyền, trách nhiệm, tăng tính chủ động, tích cực trong chỉ đạo, điều hành. Cách thức giải quyết công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đổi mới, bảo đảm đầy đủ, chặt chẽ, đúng thẩm quyền và quy trình quy định; chất lượng, tiến độ được nâng lên. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường…

Bên cạnh đó, việc thực hiện Quy chế còn một số tồn tại, hạn chế. Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ chưa đầy đủ, hằng năm, có khoảng 500-600 vấn đề các thành viên Chính phủ phải cho ý kiến, khối lượng công việc là rất lớn. Văn phòng Chính phủ đề nghị các đồng chí bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan tiếp tục quan tâm, tổ chức thực hiện nghiêm túc hơn nữa Quy chế tại bộ, cơ quan mình, góp phần đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tăng cường bảo đảm kỷ luật, kỷ cương của hệ thống hành chính Nhà nước.

Phát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu năm 2023 - Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cơ bản tháo gỡ nhiều vướng mắc về mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hết sức quan tâm, ban hành chính sách cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và Nghị định số 07/2023/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế đã cơ bản tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động nhập khẩu, đấu thầu, mua sắm thuốc, trang bị, vật tư y tế, hoạt động của các bệnh viện cơ bản đã trở lại bình thường. Mặt khác, nhiều vấn đề liên quan thanh toán chi phí khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, tiếp nhận các trang thiết bị, vật tư được hiến tặng… cũng được giải quyết.

Bộ trưởng nhắc tới nhiều ví dụ cụ thể như Bệnh viện Việt Đức đã mở lại 5 gói thầu trước đây phải dừng, Bệnh viện Bạch Mai vừa mở được gói thầu trị giá 200 tỷ đồng; hoạt động của các bệnh viện tại Khánh Hòa, Quảng Ninh, TPHCM… Cuối tuần qua, Bộ đã tiến hành gia hạn đợt 3 giấy phép lưu hành thuốc và đến nay, đã có 10.353 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được gia hạn.

“Khi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP, nhiều lãnh đạo bệnh viện nhắn cho tôi là bệnh viện đã được ‘hồi sinh'”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan chia sẻ.

Đồng tình với nhận định này, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho hay, Thành phố vừa hoàn thành việc mua sắm tập trung thuốc, vật tư y tế trị giá 1.481 tỷ đồng và các bệnh viện cũng cơ bản thực hiện được việc mua sắm, các khó khăn nhìn chung được giải quyết, tuy nhiên một số bệnh viện còn lúng túng.

Thông tin thêm về tình hình kinh tế – xã hội của TPHCM, ông Phan Văn Mãi cho hay qua khảo sát, các doanh nghiệp gặp 4 nhóm khó khăn về thị trường thu hẹp (hơn 41% doanh nghiệp); giá nguyên liệu đầu vào tăng, thiếu vốn, thiếu nhân lực. Thời gian tới, một trong những ưu tiên của Thành phố là tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về các vấn đề này, đồng thời đẩy mạnh giải ngân đầu tư công…

Các Bộ trưởng phát biểu tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quyết tâm cao hơn để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sĩ Thanh nhất trí rất cao với phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn về vấn đề đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Ông khẳng định nếu làm tốt vấn đề này, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thì tình hình kinh tế – xã hội sẽ khởi sắc hơn trong 3 tháng cuối năm.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho hay, 2023 là năm đầu tiên Hà Nội thực hiện phấn cấp, ủy quyền 700 thủ tục hành chính và 10 nhiệm vụ quản lý hành chính cho cấp quận, huyện. Đây cũng là một lý do để trong quý I, Hà Nội có mức tăng trưởng 5,8%, trong đó dịch vụ tăng 7%; thu ngân sách đạt 128.000 tỷ đồng, riêng thu nội địa 121.000 tỷ đồng, đạt 40% dự toán; giải ngân hơn 5.000 tỷ đồng, đạt khoảng 11%…

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn cho biết quy hoạch tỉnh vừa được Thủ tướng phê duyệt ngày 30/3. Ông cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng đã ủng hộ, quyết liệt chỉ đạo, giải quyết rất nhiều vướng mắc để thúc đẩy tuyến cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ và tỉnh đang nỗ lực hoàn thành tuyến này trong năm 2023.

Tỉnh cũng quyết liệt thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ ngay từ những ngày đầu năm và trong quý I, GRDP tăng khá cao, khoảng 8,42% dù vẫn chưa đạt kỳ vọng trên 9%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng khoảng 25% so với cùng kỳ.

Tỉnh đang tập trung cao độ để trong tháng 5 khởi công dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1) đã được Chính phủ bố trí nguồn lực; lập các tổ công tác thúc đẩy giải ngân đầu tư công, phấn đấu 6 tháng đầu năm giải ngân trên 60%; triển khai quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt và kết luận của Thủ tướng tại cuộc làm việc với tỉnh.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng – cơ quan có số vốn đầu tư công lớn nhất, cho biết trong quý I, đã giải ngân được khoảng 17% và bình quân mỗi tháng giải ngân khoảng 8.000 tỷ đồng. Ông khẳng định nếu giải ngân đầu tư công được thúc đẩy mạnh trong quý II sẽ tạo dư địa tăng trưởng; đồng thời cần tăng cường tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các dự án dở dang để giải phóng nguồn lực rất lớn.

Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh trước khó khăn, thách thức

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị. Theo đó, tình hình kinh tế – xã hội quý I nhìn chung có xu hướng tích cực, đạt kết quả khả quan trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các khó khăn, thách thức còn nhiều. Ngay từ đầu năm, chúng ta đã nhận định tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi và đến nay, chúng ta càng thấy nhận định này là đúng.

Thủ tướng chỉ rõ, ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc, tăng tưởng chưa được như kỳ vọng và mục tiêu đề ra, lạm phát cơ bản quý I tăng 5,01% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng thấp, rủi ro nợ xấu gia tăng, bất ổn bên ngoài tác động tình hình trong nước. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng âm, một số trung tâm công nghiệp lớn tăng trưởng sụt giảm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, nhất là tiếp cận vốn. Thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp cần các biện pháp xử lý tích cực hơn. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. An ninh, trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ cháy nổ, tội phạm ma túy…

Thủ tướng chỉ ra một số nguyên nhân quan trọng như tác động rất nặng nề từ bên ngoài, thị trường quốc tế; đại dịch COVID-19 tuy đã được kiểm soát nhưng hậu quả còn kéo dài, không thể giải quyết trong một vài năm, tác động nhiều mặt tới sản xuất kinh doanh; một số khó khăn, yếu kém của nội tại nền kinh tế kéo dài nhiều năm nhưng bộc lộ rõ nét sau đại dịch COVID-19; một số bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi thiếu chủ động, chưa kịp thời trong phản ứng chính sách; một bộ phận cán bộ còn trì trệ, trách nhiệm chưa cao, thậm chí né tránh, sợ trách nhiệm, nhất là liên quan tới định giá, đấu thầu, mua sắm…

Thủ tướng nhấn mạnh bài học bám sát thực tiễn, phản ứng nhanh với tình hình, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, không né tránh, đùn đẩy.

Thời gian tới, dự báo tình hình quốc tế còn phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, nỗ lực, quyết tâm hơn nữa, làm việc có trọng tâm, trọng điểm hơn nữa.

Nhấn mạnh các quan điểm chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng yêu cầu bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và lãnh đạo chủ chốt, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021-2030, các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, các nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng).

Trong khó khăn, phức tạp, cần giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, quyết tâm cao hơn, sáng tạo hơn; nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn, đặc biệt không để lãng phí thời gian, chủ động, kịp thời giải quyết công việc. Lấy nội lực là cơ bản, là chiến lược, lâu dài là quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá; phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức, áp lực là động lực phấn đấu vươn lên, tập trung thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và sinh kế của người dân.

Nắm chắc diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; nâng cao năng lực phân tích, dự báo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài, giữa Trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn, tăng cường kiểm tra, giám sát.

Tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm các quy chế làm việc, không bỏ sót công việc; khắc phục kịp thời các hạn chế trong phản ứng chính sách của một số cơ quan, đơn vị; giữ đúng nguyên tắc hành động, đồng thời, căn cứ diễn biến thực tiễn để chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành. Kịp thời phát hiện, đề xuất các chính sách để ứng phó với những phát sinh; tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc; cái gì thuộc thẩm quyền thì phải chủ động làm, không trông chờ ỷ lại; đề xuất, kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trong mọi trường hợp phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận của xã hội. 

Phát huy tinh thần vì nước, vì dân, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu năm 2023 - Ảnh 8.

Thủ tướng nhấn mạnh bài học bám sát thực tiễn, phản ứng nhanh với tình hình, chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn, không né tránh, đùn đẩy – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân

Về các nhiệm vụ chung, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục nhất quán giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Theo đó, điều hành cân bằng, hợp lý, hiệu quả giữa lãi suất và tỷ giá, tăng trưởng và lạm phát, cung và cầu, giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, giữa tình hình bên trong và bên ngoài.

Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, phát huy vai trò tích cực hơn của các tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo sinh kế cho người dân, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ, giảm chi phí doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, rà soát, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn pháp lý; tập trung đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng hạ tầng chiến lược. Nâng cao hiệu quả phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, không trông chờ, ỷ lại, không để địa phương phải đi lại nhiều mà không được việc.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hoá, xã hội, môi trường, bảo đảm đời sống của nhân dân; giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan, không để thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát. Củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh, phòng chống tội phạm; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập chủ động, tích cực sâu rộng, thực chất, hiệu quả; tăng cường công tác truyền thông, truyền thông chính sách.

Nghiên cứu các giải pháp cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ

Về nhiệm vụ cụ thể, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý có trọng tâm, trọng điểm; chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý và tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên; xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan ngân hàng yếu kém; rà soát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phát triển nhà ở, nhất là gói 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; đề xuất các cấp có thẩm quyền giải pháp cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ…

Bộ Tài chính tăng cường quản lý thu chi ngân sách, tiết kiệm chi tối đa trong chi thường xuyên; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; báo cáo cấp thẩm quyền vấn đề thuế tối thiểu toàn cần; hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2022-2023 và đề xuất giải pháp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc phân bổ chi tiết các kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2023, vốn cho chương trình phục hồi; chủ trì, tiếp tục rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; chuẩn bị thật tốt việc trình Quốc hội ban hành một số nghị quyết liên quan tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Bộ Xây dựng thực hiện tốt Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, góp phần giải quyết những khó khăn của thị trường bất động sản. Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phải đi từng địa phương, rà soát từng dự án, từng doanh nghiệp, từ việc giải quyết tại các dự án, địa phương cụ thể để nhân rộng.

Bộ Công Thương tập trung hoàn thành Quy hoạch điện VIII trong tháng 4; mở rộng thị trường, tiếp tục đàm phán các FTA (vừa đàm phán xong với Israel và tiếp tục đàm phán với UAE). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo đảm nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế; tiếp tụ nâng cao, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tập trung tháo gỡ thẻ vàng IUU của EC.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuẩn bị tốt cho Hội nghị Trung ương sắp tới dự kiến thảo luận về một số chính sách xã hội; tổ chức tốt các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Bộ Y tế tiếp tục tháo gỡ, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế, dứt khoát không để thiếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng và chuẩn bị thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về tự chủ đại học.

Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương bàn giao Khu công nghệ cao Hoà Lạc về thành phố Hà Nội, hoàn thiện đề án về nâng cao năng suất lao động quốc gia. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá; nghiên cứu, đề xuất Quốc hội các cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho ngành du lịch. Uỷ ban Dân tộc tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Nội vụ khẩn trương thúc đẩy triển khai việc việc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Bộ Chính trị; tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm thủ tục hành chính. Thanh tra Chính phủ khẩn trương tổng hợp các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án của các cơ quan chức năng, đề xuất giải pháp với cấp có thẩm quyền; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Bộ Quốc phòng theo dõi chặt tình hình khu vực, quốc tế, làm tốt công tác tham mưu chiến lược, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Bộ Công an làm tốt công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, thực hiện tốt Đề án 06, tháo gỡ khó khăn về thủ tục trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Bộ Ngoại giao đẩy mạnh công tác nắm tình hình quốc tế, có tham mưu phù hợp với cấp có thẩm quyền. Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông để tăng đồng thuận, niềm tin và ngăn chặn, phản bác các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá. Viện Hàn lâm khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ làm tốt hơn nữa công tác tham mưu chiến lược.

Các địa phương thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, nhất là chăm lo đời sống nhân dân và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Làm tốt công tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, vận động nhân dân để triển khai các dự án hạ tầng chiến lược, các chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân đầu tư công… Thủ tướng tán thành đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc các địa phương thành lập tổ công tác giải quyết các khó khăn, vướng mắc kịp thời hỗ trợ ngươi dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các dự án.

Thủ tướng lưu ý chuẩn bị tốt các chương trình, đề án, báo cáo trình Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu, vì nước, vì dân, vì nhiệm vụ chung, nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được, đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng, Nhà nước đã giao.





Nguồn

Cùng chủ đề

“Đột kích” Vincom săn deal khủng, rinh quà đỉnh dịp Black Friday

Ngày hội mua sắm Black Friday đang bước vào cao điểm. Đây chính là cơ hội vàng để các tín đồ mua sắm thỏa sức săn deal “đỉnh nóc kịch trần” với những chương trình khuyến mãi hấp...

Xây dựng giai cấp nông dân Thủ đô nghĩ lớn, làm lớn

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô. ...

Mỹ tiếp tục “bơm dầu” vào xung đột Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2024: Mỹ tiếp tục 'bơm dầu' vào xung đột Ukraine khi quyết định viện trợ vũ khí mới cho Kiev trong cuộc xung đột. Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ Joe Biden tỏ ra phẫn nộ trước các cuộc tấn công của Nga vào khu phức hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine và cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này; gọi cuộc tấn công là "kinh...

Mở lại tuyến vận tải Phòng Thành Cảng (Trung Quốc)

Ngày 29/11, tại cửa khẩu Cầu Bắc Luân II, tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái đã chính thức khôi phục lại hoạt động. ...

Cận cảnh vị trí, hình dáng nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng sát hồ Tây

TPO - Theo phương án đã được UBND quận Tây Hồ đưa ra lấy ý kiến nhân dân hồi tháng 7/2022, nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An có diện tích khoảng 13.000 m2, thiết kế nổi trên mặt hồ Đầm Trị, tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. TPO - Theo phương án đã được UBND quận Tây Hồ đưa ra lấy ý kiến nhân dân hồi tháng 7/2022, nhà hát Opera tại bán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ TN&MT ban hành Quy chế tiếp nhận, trả lời kiến nghị cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký Quyết định số 3828/QĐ-BTNMT ban hành Quy chế tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ. Phạm vi và...

Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, sáng 29/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và thưởng thức phẩm trà quý của Việt Nam. Chủ...

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Về nguồn tài chính và ngân sách nhà nước bảo đảm...

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

(TN&MT) - Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. ...

Tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam

Chiều 28/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Phần Lan, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan Rikka Purra. Đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Cùng chuyên mục

Xây dựng giai cấp nông dân Thủ đô nghĩ lớn, làm lớn

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô. ...

Mỹ tiếp tục “bơm dầu” vào xung đột Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/11/2024: Mỹ tiếp tục 'bơm dầu' vào xung đột Ukraine khi quyết định viện trợ vũ khí mới cho Kiev trong cuộc xung đột. Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Mỹ Joe Biden tỏ ra phẫn nộ trước các cuộc tấn công của Nga vào khu phức hợp công nghiệp-quân sự của Ukraine và cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này; gọi cuộc tấn công là "kinh...

Sơn Tây (Quảng Ngãi): Nỗ lực giúp người dân có cuộc sống ổn định

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giải đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã triển khai nhiều công trình dự án định cư, giúp người dân có chỗ ở an toàn. Bên cạnh đó, huyện cũng đang tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân.Xác định kinh tế...

Chủ tịch nước Lương Cường cùng Quốc vương Campuchia thưởng trà ở Văn Miếu

Sáng 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tới Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong không gian cổ kính của khu di tích, Chủ tịch nước và Quốc vương đã cùng thưởng thức hồng trà san tuyết cổ thụ ướp với sen bách diệp Hồ Tây dùng kèm với các loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh...

Nhà báo Tạ Bích Loan nghỉ hưu từ 1-12

(NLĐO)- Nhà báo Tạ Bích Loan được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất cho những đóng góp của bà tại VTV ...

Mới nhất

Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 “địa chỉ” giải ngân đầu tư công đạt thấp

UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê bình, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục đối với 19 cơ quan, đơn vị, địa phương có kết quả giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước. Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấpUBND tỉnh Khánh Hòa đã phê...

Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An

UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Địa điểm tại phường Quảng An, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng AnUBND...

Sản phẩm sơ mi rơ moóc bị điều tra chống lẩn tránh thuế tại Canada

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam. Canada vừa khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc của Việt Nam. Vụ việc được điều tra theo Đạo luật...

Giá vàng thế giới đu tàu lượn, xoá sạch thành quả 4 phiên tăng

Áp lực chốt lời gia tăng, giá vàng thế giới đã giảm tới 100 USD/ounce chỉ trong một ngày, xoá đi toàn bộ nỗ lực tăng 4 phiên gần nhất. Vàng giao ngay giảm còn 2.627 USD/ounce. Vàng miếng SJC bán ra bán ra chỉ còn hơn 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành...

3 năm, chỉ 17,4% sinh viên sư phạm được đặt hàng đào tạo

Sau ba năm, chỉ có 23/63 tỉnh thành thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường đại học sư phạm. Nghị...

Mới nhất