Trang chủNewsDu lịchPhát huy tiềm năng, lợi thế để Điện Biên trở thành trung...

Phát huy tiềm năng, lợi thế để Điện Biên trở thành trung tâm kết nối vùng Tây Bắc


Vùng đất nhiều tiềm năng, lợi thế khác biệt

Ðồng chí Lê Thành Ðô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên cho biết: Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, đất Mường Thanh-Ðiện Biên đã từng là thủ phủ, là trung tâm của vùng Tây Bắc với những lợi thế khác biệt. Ðường biên giới dài (hơn 455 km) với nhiều cửa khẩu, lối mở tiếp giáp hai nước Lào, Trung Quốc là thuận lợi để Ðiện Biên kết nối kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Trong khu vực Tây Bắc, ngoài hai tuyến đường bộ từ Ðiện Biên đi Sơn La-Hòa Bình-Hà Nội và Ðiện Biên đi Lai Châu-Lào Cai-Yên Bái-Phú Thọ…, Ðiện Biên còn có đường hàng không kết nối hai thành phố lớn nhất trong cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí địa kinh tế, quốc phòng đặc biệt quan trọng trong khu vực Tây Bắc, đã tạo thêm điều kiện thuận lợi để Ðiện Biên khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ, thương mại, kinh tế cửa khẩu với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc và các nước trong tiểu vùng.

Sản phẩm du lịch đặc biệt và khác biệt của Ðiện Biên chính là du lịch lịch sử-tâm linh. Chiến trường Ðiện Biên Phủ hào hùng đã để lại cho Ðiện Biên một quần thể di tích với 45 điểm di tích thành phần, như: Sở chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ ở Mường Phăng, Ðồi A1, cầu Mường Thanh, hầm Ðờ-cát…

Về tiềm năng du lịch văn hóa-sinh thái, tính đến hết năm 2023, Ðiện Biên có 33 di tích văn hóa phi vật thể được xếp hạng, trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt, 14 di tích cấp quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh. Cùng với đó, tỉnh có 18 di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có hai di sản được UNESCO ghi danh là nghệ thuật xòe Thái và di sản thực hành Then.

Bên cạnh đó, Ðiện Biên có thế mạnh về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, ẩm thực, du lịch khám phá, nghỉ dưỡng gắn với đời sống văn hóa đặc sắc của 18 cộng đồng dân tộc thiểu số là những cư dân bản địa mà nguồn gốc phát tích của họ đều mang màu sắc huyền thoại gắn liền với vùng đất, tộc người. Ðiện Biên còn nổi tiếng với các danh thắng, hang động đẹp như: hồ Pá Khoang, hồ Huổi Phạ, động Pa Thơm, động Khó Chua La, Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, các điểm khoáng nóng, đèo Pha Ðin, vườn chè shan tuyết cổ thụ trên cao nguyên đá Tủa Chùa.

Ngoài những danh thắng, di tích lịch sử ghi dấu ấn hào hùng của quân và dân ta, về Ðiện Biên hôm nay trong những ngày tháng lịch sử này mỗi người con đất Việt còn mang theo một cảm xúc riêng. Và như khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thì “Ðiện Biên mùa nào cũng đẹp, vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của núi non trùng điệp”.

Về với Ðiện Biên, du khách được thỏa mắt ngắm những đỉnh đèo ẩn trong biển mây, những nếp nhà sàn, bản làng thanh bình và cánh đồng “Mường Trời” đẹp từ khi nước đổ đến mùa lúa chín vàng… Trên mảnh đất mà thời gian đếm nhịp theo mùa hoa, cứ mỗi độ tháng 3 về thì hoa ban-loài hoa với sắc trắng tinh khôi vươn lên từ nhọc nhằn, đá núi lại bung nở khắp các bản làng như những đường chỉ thêu đẹp đẽ trang điểm cho núi rừng Tây Bắc thêm mộng mơ…

Phát triển còn chưa tương xứng tiềm năng

Ðiện Biên “đặc biệt” là thế, vậy nhưng sau nhiều năm với nhiều kỳ đại hội Ðảng bộ tỉnh xác định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”, du lịch Ðiện Biên còn phát triển chưa xứng tầm, quy mô và sức cạnh tranh của ngành du lịch Ðiện Biên chưa cao so với các tỉnh khác trong vùng và các vùng khác trong nước.

Vào năm 2014, số lượng khách du lịch toàn tỉnh Ðiện Biên mới đạt 440 nghìn lượt, tổng thu từ du lịch đạt 540 tỷ đồng (chiếm khoảng 4,9% GRDP của địa phương). Ðến năm 2019, khách du lịch đến Ðiện Biên đạt 845 nghìn lượt, tổng thu từ du lịch đạt 1.366 tỷ đồng (chiếm khoảng 7% GRDP của địa phương). Giai đoạn 2021-2023, với sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, Ðiện Biên đã đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch, dịch vụ, khách sạn, các khu vui chơi giải trí.

Ðặc biệt, cuối năm 2023, Dự án đầu tư xây dựng, mở rộng Cảng hàng không Ðiện Biên hoàn thành và đón các chuyến bay từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến, đã tạo đà cho du lịch Ðiện Biên. Bởi thế, 2023 là năm đầu tiên Ðiện Biên cán mốc đón 1 triệu lượt khách (tăng gần 25% so với năm 2022), tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.750 tỷ đồng (đóng góp 6,1% vào tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh).

Nhận xét về sự gia tăng số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch của Ðiện Biên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Huyền, Viện trưởng Viện Kinh tế (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, dù có thành tựu, có đóng góp nhất định đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhưng du lịch Ðiện Biên vẫn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức.

Cùng chung quan điểm đó, song Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ðình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đã chỉ rõ tiềm năng du lịch của Ðiện Biên mới chỉ ở lợi thế so sánh chứ chưa tạo được những điểm nhấn riêng. Vì vậy, du lịch Ðiện Biên hoàn toàn “lép vế” khi đưa ra so sánh với các địa phương trong khu vực và các thị trường du lịch lớn khác trong nước.

Hạn chế lớn nhất làm ảnh hưởng doanh thu du lịch, sức hút du khách chính là hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch của Ðiện Biên còn nghèo nàn. Hiện tại gần như du lịch mới phát triển tập trung ở một vài khu vực trọng điểm, dựa vào một số di tích tiêu biểu như cụm di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ chứ chưa tạo được sức lan tỏa, gắn kết đến các địa phương khác trong địa bàn tỉnh. Chính những hạn chế đó khiến du lịch Ðiện Biên dù nằm trong chuỗi kết nối du lịch khu vực Tây Bắc, Tây Bắc mở rộng nhưng phát triển thấp hơn, yếu thế hơn các tỉnh bạn.

Gỡ “điểm nghẽn” bằng quyết sách cụ thể

Thừa nhận các hạn chế, “điểm nghẽn” làm cản trở sự phát triển của du lịch Ðiện Biên như ý kiến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa, du lịch đã phân tích làm rõ, đồng chí Lê Thành Ðô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên cho biết: Kiên trì với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Ðiện Biên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, du lịch Ðiện Biên trở thành trung tâm kết nối các tỉnh Tây Bắc và kết nối trong vùng trung du, miền núi phía bắc, Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Ðiện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên ba trụ cột chính, gồm: Du lịch lịch sử-tâm linh; du lịch văn hóa-sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng-giải trí-chăm sóc sức khỏe.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 03, Ủy ban nhân dân tỉnh Ðiện Biên đã tổ chức xây dựng và ban hành đề án; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Ðặc biệt, với sự nỗ lực của tỉnh, sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, ngày 27/1/2024, Ðiện Biên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 mà trong đó bao gồm “Phương án phát triển du lịch tỉnh Ðiện Biên thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được tích hợp. Ðây là cơ sở pháp lý, là định hướng phát triển du lịch theo từng lộ trình, khu vực và phân khu cụ thể.

Về lộ trình, Ðiện Biên phấn đấu năm 2030 đạt hơn 2,65 triệu lượt khách, trong đó có 600 nghìn lượt khách quốc tế; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hơn 5.000 tỷ đồng (tăng bình quân 14%/năm) và du lịch đóng góp hơn 10% vào GRDP của tỉnh. Ðể đạt mục tiêu đó, giai đoạn từ nay đến năm 2030 Ðiện Biên sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo mang tính đặc thù của tỉnh gắn với ba khu vực chính.

Trong đó, khu vực I bao gồm thành phố Ðiện Biên Phủ và các huyện: Ðiện Biên, Ðiện Biên Ðông, Tuần Giáo, Mường Ảng sẽ ưu tiên xây dựng các sản phẩm trải nghiệm tìm hiểu lịch sử gắn với khai thác di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ (du lịch lịch sử-tâm linh). Khu vực II gồm các huyện: Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Nhé, thị xã Mường Lay sẽ tập trung phát triển các mô hình du lịch cộng đồng tìm hiểu văn hóa các dân tộc (du lịch văn hóa-sinh thái). Khu vực III gồm các huyện: Tủa Chùa, thị xã Mường Lay và xã Sá Tổng (huyện Mường Chà) sẽ có không gian phát triển du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe dựa vào các lợi thế tự nhiên là hồ Pá Khoang, lòng hồ Mường Lay, khoáng nóng U-Va, Hua Pe…

Cùng với các giải pháp, hoạch định cụ thể, Ðiện Biên đã xác định nhu cầu và nguồn lực phát triển du lịch trong giai đoạn 2023-2030.

Ðiện Biên đã xác định, từ nay đến năm 2030 sẽ ưu tiên nguồn từ Trung ương, nguồn thu tại địa phương và nội lực từ doanh nghiệp, nhân dân địa phương để đầu tư hơn 1.307 tỷ đồng phát triển du lịch; trong đó ngân sách nhà nước là 551,5 tỷ đồng (chiếm 42,2%); vốn xã hội hóa 740 tỷ đồng (chiếm 56,6%) và các nguồn vốn hợp pháp khác là 15,7 tỷ đồng (chiếm 1,2%)…

Ông Nguyễn Phi Sông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư

Ðánh giá cao quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân Ðiện Biên với mục tiêu phát triển du lịch được hoạch định, song Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà còn đề nghị “mỗi người dân Ðiện Biên cần trở thành một sứ giả về văn hóa; có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan bởi đó chính là nguồn sống của hôm nay và mai sau”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Du khách nước ngoài thích thú lần đầu được thăm quan toà nhà Bắc Bộ Phủ

(Tổ Quốc) - Tòa nhà Bắc Bộ Phủ - một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử của Hà Nội, đã chính thức mở cửa đón công chúng và du khách. Đây là lần đầu tiên công trình này được mở cửa cho công chúng và du khách tham quan trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng...

Điểm đến hấp dẫn bốn mùa qua cuốn sách du lịch “Quảng Bình Đông Xuân”

(Tổ Quốc) - Ngày 10/11, tại Tp. Hà Nội, câu lạc bộ du lịch Quảng Bình cùng nhóm tác giả đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách du lịch ảnh mang tên "Quảng Bình Đông Xuân". Đây là cuốn Travel Lookbook ra đời từ tình yêu và nguồn cảm hứng...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và quản lý xây dựng McKissack & McKissack có trụ sở tại Washington (Mỹ). Để có được thành công hôm nay,...

Cộng đồng các dân tộc thiểu số chung sức xây dựng Điện Biên ngày càng phát triển

NDO - Sáng 8/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên lần thứ 4, với chủ đề: “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng; nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Đại hội có sự tham dự...

Những địa điểm du lịch tâm linh, về nguồn nổi tiếng ở Thái Nguyên

Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn ở Thái Nguyên đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn để khám phá, trải nghiệm các nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh về những vùng đất mới.   Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.000 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê; trên 550 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm đếm, đây là những địa điểm có giá trị lớn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ở tuổi 90, chủ nhân Giải thưởng VinFuture vẫn truyền lửa cho các nhà khoa học trẻ

NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo sư Khush vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học với những hỗ trợ ý nghĩa cho người trẻ trong nghiên cứu về lúa gạo.  NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo sư Khush vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học với những hỗ trợ ý nghĩa cho người trẻ trong...

Thông cáo báo chí số 19, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ ba, ngày 12/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ mười chín (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và một số nội dung khác dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp chiều 12/11. (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng, dưới sự chủ trì điều hành...

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN - BAO TRÙM - TĂNG TRƯỞNG ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực theo đó xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Bắc Hà “Nghiêng say mùa Đông”

Kinhtedothi- Theo UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, từ ngày 15/11-7/12/2024, chương trình Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024, chủ đề "Nghiêng say mùa Đông" sẽ diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn du khách và Nhân dân địa phương. Đây là hoạt động thường niên trong chuỗi sự kiện "Bắc Hà bốn mùa nghiêng say", nhằm tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Bắc Hà; đồng thời bảo tồn, tôn vinh,...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động trồng, cấy lúa nước truyền thống, các nghề thủ công, trang trại chăn nuôi... Đáng nói, quanh khu vực ngoại...

Cùng chuyên mục

Đồng Tháp thúc đẩy du lịch sinh thái rừng tràm Gáo Giồng

Rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có tổng diện tích hơn 1.500 ha, được coi là “lá phổi xanh” của địa phương, là điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách gần xa. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dong-thap-thuc-day-du-lich-sinh-thai-rung-tram-gao-giong-post992902.vnp

Hang Kia, Pà Cò – điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông Hòa Bình

Hai xã Hang Kia, Pà Cò, Mai Châu, nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm có mây, sương mù bao phủ với hình thái thời tiết của 4 mùa trong một ngày. Du lịch tại Hang Kia, Pà Cò, du khách có thể lựa chọn các dịch vụ nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực dân tộc Mông tại các homestay như:...

Gỡ khó cho tàu cao tốc tuyến Đà Nẵng – Cù Lao Chàm

Việc đưa các tuyến tàu này hoạt động nhằm thúc đẩy liên kết vùng, góp phần phát triển hoạt động du lịch của các địa phương ...

Du lịch Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách

Kinhtedothi - Sở Du lịch Hà Nội thông tin, trong tháng 10/2024 ngành du lịch đã đón được 2,05 triệu lượt khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 553.000 lượt, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đạt 1,5 triệu lượt, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong 10 tháng năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội...

Long An sẵn sàng đón 1 triệu du khách đến Tuần văn hóa thể thao du lịch

Điểm mới của Tuần văn hóa - thể thao - du lịch Long An lần này là có thêm nhiều giải đấu thể thao và sự tham gia tổ chức nhiều chương trình từ Hàn Quốc. ...

Mới nhất

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Nhiều đại biểu lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và 'lỡ hẹn' như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Song, Bộ trưởng GTVT cho biết đã nhận diện và nghiên cứu kỹ các nguyên nhân chậm tiến độ, đội vốn. Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ...

Ở tuổi 90, chủ nhân Giải thưởng VinFuture vẫn truyền lửa cho các nhà khoa học trẻ

NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo sư Khush vẫn tiếp tục cống hiến cho khoa học với những hỗ trợ ý nghĩa cho người trẻ trong nghiên cứu về lúa gạo.  NDO - Một năm sau khi được vinh danh trên sân khấu của VinFuture, Giáo...

Hiệp định về biển cả

Hiệp định trong khuôn khổ UNCLOS về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) là hiệp định thứ ba thực thi UNCLOS, củng cố hơn nữa UNCLOS, góp phần củng cố chủ nghĩa đa phương, là dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế.

Sinh con rồi cho bạn làm con nuôi thì có được hưởng thai sản?

(Dân trí) - Lao động nữ sinh con và lao động nữ nhận nuôi con nuôi đều được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện quy định. Chị T. đã có 3 con nhỏ và được hưởng chế độ thai sản khi sinh 3 con. Nay chị T. lại mang thai nên dự định sau khi sinh đứa...

Mới cưới được 3 ngày, tôi đã phải thu dọn quần áo bỏ về nhà mẹ đẻ sau khi nghe yêu cầu đòi giữ...

Mẹ chồng còn nói đó là quy tắc gia đình. Tôi không ngờ bà lại áp dụng quy tắc này với mình tôi. ...

Mới nhất