Trang chủChính trịChủ quyềnPhát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế

Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế


Tham dự Hội thảo có đại diện các Trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu; các đơn vị quản lý đất đai thuộc Bộ TN&MT; đại diện các Bộ, Sở, Ban ngành liên quan; lãnh đạo một số huyện của tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh cùng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực TN&MT.

anh-1.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại Hội thảo

Nhấn mạnh đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, tài sản quan trọng của quốc gia, Thứ trưởng Lê Minh Ngân khẳng định, việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai của Đảng và Nhà nước.

Đến nay, hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đã căn bản giải quyết được các vấn đề liên quan tới quản lý sử dụng đất trong bối cảnh phát triển hiện tại của quốc gia và hội nhập quốc tế. Công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ cho việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực đất đai. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2013 còn bộc lộ một số bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn.

anh-3.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội và Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đều đặt ra yêu cầu về hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai để quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với 5 quan điểm, 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 nhóm giải pháp và 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai và tổ chức thực thi là định hướng chính trị quan trọng cho việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển bền vững, đất đai phải được khai thác, quản lý, sử dụng, quản trị và bảo vệ một cách khoa học, hợp lý. Mặt khác, cần sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý để làm gia tăng giá trị sử dụng đất, vừa để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, vừa tạo được nguồn thu ngân sách lớn, ổn định và bền vững, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Do vậy, việc đổi mới chính sách đất đai và sử dụng hiệu quả các công cụ thực thi chính sách là rất cần thiết để nâng cao nguồn lực quản lý đất đai cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Đánh giá cao ý tưởng tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc, Thứ trưởng cho rằng, sự kiện có ý nghĩa rất lớn, góp phần đưa ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai trong bối cảnh Chính phủ đang hoàn thiện dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội Khóa XV thông qua vào Kỳ họp lần thứ 6 (tháng 10/2023).

anh-2.jpg
GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu đề dẫn, GS.TS. Nguyễn Thị Lan – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Hội thảo khoa học Quản lý đất đai lần thứ I – 2023 là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ giảng viên, các học viên của các Trường Đại học, Học viện, Viện nghiên cứu; chuyên gia trong nước và quốc tế; nhà quản lý từ các Bộ, Sở, Ban ngành liên quan; doanh nghiệp lĩnh vực Tài nguyên và môi trường trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cũng như học thuật trong lĩnh vực quản lý đất đai.

“Để đóng góp nguồn lực đất đai trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thì đào tạo nguồn lực con người có ý nghĩa then chốt, quyết định. Với quan điểm đào tạo nguồn lực chất lượng cao theo hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng với các trường Đại học Nông lâm Huế, trường Đại học Cần Thơ cũng như các trường, Viện nghiên cứu cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng hành cũng với các doanh nghiệp, các địa phương trong công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức triển khai các hoạt động cùng doanh nghiệp, nông dân” – GS.TS Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

anh-4.jpg
Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Cần Thơ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về phối hợp trao đổi học thuật, phối hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Trong phiên toàn thể, các chuyên gia đã trình bày các nghiên cứu, đánh giá về chủ đề: Khai thác nguồn lực đất đai với quá trình phát triển kinh tế xã hội; Biến đổi khí hậu và nguồn lực đất đai vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai ở miền Trung và Tây Nguyên. Các bài trình bày đã khái quát về đóng góp của lĩnh vực đất đai và những vấn đề đặt ra ở các vùng, miền trên cả nước.

Theo PGS.TS. Trần Trọng Phương, PGS.TS. Đỗ Thị Tám, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, giải pháp khai thác nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay cần gắn với kiện toàn và đổi mới chính sách – pháp luật quản lý đất đai; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin đất đai; hoàn thiện quy định về phát triển quỹ đất; phát triển thị trường bất động sản và thị trường quyền sử dụng đất; hoàn thiện cơ chế tài chính về đất đai và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Đây là những yếu tố trọng tâm nhằm phát huy vai trò của đất đai, thật sự trở thành nguồn lực trọng yếu cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

anh-6.jpg
TS Hồ Huy Thành – Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn quản lý đất đai tại địa phương

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện lãnh đạo địa phương cũng chia sẻ một số vấn đề thực tiễn triển, đặc biệt là các vấn đề còn tồn tại trong chính sách pháp luật về đất đai.

Trong phiên chiều cùng ngày, Hội thảo tổ chức 5 tiểu ban thảo luận với các nhóm chủ đề: Khai thác nguồn lực đất đai để phục phụ phát triển kinh tế – xã hội; Quản lý bền vững tài nguyên đất đai với quá trình đô thị hóa; Quản lý, quy hoạch sử dụng đất gắn liên với chuyển đổi số; Ứng dụng công nghệ 3G (GIS, RS, GPS) trong lĩnh vực quản lý đất đai và tài nguyên; Quản lý tài nguyên và môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu.

anh-5.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Qua đây, các chuyên gia, nhà khoa học từ nhiều cơ quan nghiên cứu cả 3 miền Bắc – Trung Nam sẽ cùng trao đổi những kết quả nghiên cứu khoa học về quản lý đất đai, thảo luận nhằm tăng cường hợp tác và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ, quản lý nhà nước, giảng dạy, nghiên cứu khoa học quản lý đất đai tại Việt Nam.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bãi bỏ hàng loạt thông tư về cấp sổ đỏ và quản lý đất đai

DNVN - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 20/2024/TT-BTNMT về việc bãi bỏ một loạt văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ nhiều quy định liên quan đến...

Rụt rè… vay tiền mua nhà

Lãi suất cho vay thấp nhưng nhiều người vẫn tỏ ra ngần ngại khi quyết định "xuống tiền" để mua nhà ...

‘Nóng’ vấn đề lãng phí đất công ở TPHCM

TPO - Bí thư Quận ủy Bình Tân Huỳnh Khắc Điệp cho hay, quận đã kiến nghị thu hồi 5 khu đất để thực hiện các nhiệm vụ chính trị nhưng sau hơn 1 năm chỉ triển khai được 1/5 khu đất, dẫn đến lãng phí.  TPO - Bí thư Quận ủy Bình Tân Huỳnh Khắc Điệp cho hay, quận đã kiến nghị thu hồi 5 khu đất để thực hiện các nhiệm vụ chính trị nhưng sau hơn...

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53...

Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế...

Ưu tiên giải quyết chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng ở Nghệ An đang nỗ lực triển khai, ưu tiên giải quyết chính sách về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với bà Vương Ngọc Hà

Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự UBND 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Nông. * Đối với tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 phê chuẩn...

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đối với bà Trịnh Thị Minh Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1323/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh kể từ ngày 10/12/2024. ...

Bảo đảm sự gắn kết giữa công tác xây dựng với thi hành pháp luật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội và các cơ quan có liên quan đã khẩn trương chuẩn bị, giúp Chính phủ phối hợp với UBTVQH kịp thời tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 để sớm đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông...

Khối lượng văn bản cần ban hành rất lớn trong thời gian ngắn để quy định chi tiết các luật mới

Để quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải ban hành 130 văn bản. Trong đó, có một số luật phải ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết như Luật Điện lực (29 văn bản), Luật sửa 9 Luật trong lĩnh vực tài chính (15 văn bản), Luật Di sản văn...

Toàn cảnh triển khai EPR tại Việt Nam

Chính sách Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR) được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 đối với việc tái chế các sản phẩm như: Pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì thương phẩm. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

(ĐCSVN) - Năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền biển, đảo được 48 buổi cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ, chức sắc tôn giáo, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân và báo cáo viên các cấp. ...

Ứng biến linh hoạt, sẵn sàng chiến đấu

Diễn tập bắn đạn thật giúp cán bộ, chiến sĩ toàn Vùng Cảnh sát biển 3 rèn luyện khả năng tác chiến, ứng biến linh hoạt trên biển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát biển trong tình hình mới ...

Nhiều tín hiệu tích cực trong thực hiện IUU

(TN&MT) - Đến nay, TP. Đà Nẵng có 567/588 tàu cá có chiều lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Từ năm 2007 đến nay, Đà Nẵng không có tàu cá nào vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ...

Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý khoáng sản

Theo UBND tỉnh An Giang, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên vẫn...

Trao giải Cuộc thi viết về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đã trao thưởng 6 tập thể và 31 cá nhân có thành tích tốt trong cuộc thi viết về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền.

Cùng chuyên mục

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp tuyên truyền biển, đảo

(ĐCSVN) - Năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền biển, đảo được 48 buổi cho hơn 20.000 lượt cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ, chức sắc tôn giáo, học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân và báo cáo viên các cấp. ...

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang giao lưu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

(ĐCSVN) - Trong chương trình thăm, giao lưu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh An Giang đã tổ chức nói chuyện chuyên đề về phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống của phụ nữ Việt Nam; khích lệ, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực học tập, công tác, phấn đấu, rèn...

Đổi thay ở Sin Suối Hồ

Từng là điểm nóng về thuốc phiện, nhưng nay bản Sin Suối Hồ đã trở thành điểm đến du lịch, người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ thôn bản, biên giới ...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao “Nhà đồng đội” tại Cà Mau

(ĐCSVN) - Chiều 20/12, tại ấp 1, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hoàng Quốc Hoàn, Phó Chính uỷ Vùng chủ trì lễ bàn...

Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà tín đồ Công giáo Huế

(NLĐO) – Chương trình “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” nhằm đồng hành, chia sẻ với các gia đình Công giáo ở TP Huế. ...

Mới nhất

5 doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam

(PLVN) - Bộ Tài chính vừa công bố tên 5 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. 25/12/2024 21:38 (PLVN) - Bộ Tài chính vừa công bố tên 5 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp...

Tháo gỡ điểm nghẽn tạo điều kiện để du lịch Việt cất cánh

(ĐCSVN)- Nhờ tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, năm 2024, ngành Du lịch đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam. ...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

(ĐCSVN) - Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những thành tích, cống hiến của đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà...

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm 2024

Ngày 25/12, các thí sinh dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025 đã làm bài thi môn Lịch sử trong thời gian 180 phút. Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử năm học 2024-2025 gồm 7 câu, trong đó phần lịch sử Việt Nam chiếm 5 câu, phần lịch sử...

Mới nhất