Trang chủDi sảnPhát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản...

Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Lễ công bố thành phố Huế trực thuộc Trung ương cũng vừa diễn ra. Nhân dấu mốc lịch sử quan trọng này, PV báo Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Nhiều cơ hội mới thu hút đầu tư, phát triển kinh tế

Cảm xúc của Chủ tịch như thế nào khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương?

Ông Nguyễn Văn Phương: Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở những góp ý quý báu của nhân dân, các trí thức, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các chuyên gia, các ban, bộ, ngành Trung ương. Huế thực hiện đầy đủ những căn cứ pháp lý, chính trị, thực tiễn và điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng đề án, với phương án mô hình đô thị nhằm sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính các cấp một cách hợp lý và đã đạt được sự đồng thuận cao.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Phương – Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là thành quả có ý nghĩa chính trị, kinh tế – xã hội quan trọng, vừa hiện thực hóa chủ trương của Đảng, vừa thể hiện được ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.

Tôi vô cùng phấn khởi, hạnh phúc và tự hào khi mục tiêu đưa Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã thành hiện thực. Đây là một mốc son, là dấu ấn quan trọng mang tính lịch sử, không chỉ cho sự phát triển của tỉnh mà còn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa và lịch sử đặc trưng của Huế.

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đảm bảo đúng định hướng, chỉ đạo, quan điểm, tư tưởng của Bộ Chính trị, tạo ra ảnh hưởng và sức bật mới không chỉ cho Huế phát triển mà còn tạo điều kiện cho Huế khai thác tốt hơn các tiềm năng, thế mạnh về vị trí, di sản, văn hóa và đóng góp thiết thực cho vùng, cho đất nước, tạo ra những vận hội mới để tiếp tục triển khai các nhiệm vụ mang tính chiến lược của địa phương, vùng và quốc gia trong giai đoạn tiếp theo; đồng thời, sẽ giúp thành phố Huế bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 2

Trung tâm thành phố Huế hiện nay.

Với việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đây là cơ hội để Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịchy tế chuyên sâu đúng như Nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra. Trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Đây cũng là kết quả của sự kiên trì, nỗ lực và quyết tâm của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế và nhân dân toàn tỉnh trong nhiều năm qua.

Kiên định mục tiêu phát triển gắn với bảo tồn các giá trị di sản

Các bước tiếp theo sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Sau khi Quốc hội thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, các bước tiếp theo sẽ tập trung vào việc triển khai các kế hoạch và hành động cụ thể để thực hiện nghị quyết này.

Tỉnh đã xây dựng một kế hoạch chi tiết để triển khai nghị quyết như củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị các cấp; sắp xếp, bố trí các chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với các trường hợp dôi dư; chuyển đổi giấy tờ cho cơ quan, tổ chức và công dân…Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 3

Ngọ Môn – Đại nội Huế về đêm.

Rất nhiều nội dung công việc cần phải thực hiện, song song đó, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia của người dân trong việc xây dựng và phát triển thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Huế sẽ thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới. Vậy công tác nhân sự, sắp xếp cán bộ, viên chức được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Khi Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc thành lập các quận, huyện mới, các xã, phường mới là một bước quan trọng trong quá trình tái cơ cấu tổ chức hành chính, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đô thị và phát triển kinh tế xã hội của thành phố.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 4

Thị trấn Lộc Sơn (huyện Phú Lộc) vừa có quyết định thành lập.

Việc sắp xếp nhân sự, cán bộ, viên chức phải được thực hiện một cách khoa học, minh bạch và công bằng để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý. Trong quá trình xây dựng đề án, tỉnh đã nghiên cứu và đánh giá kỹ, có phương án, lộ trình sắp bộ máy, nhân sự, việc này sẽ được triển khai một cách đồng bộ và đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Khó khăn, thách thức lớn nhất khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Phương: Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhưng một trong những thách thức lớn nhất chính là đảm bảo hài hòa giữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với xu hướng phát triển kinh tế trong bối cảnh phát triển đô thị. Huế là một thành phố với 8 Di sản Văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới, cùng gần 1.000 di tích lịch sử; là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN, Thành phố Xanh quốc gia…; khẳng định thương hiệu Một điểm đến – 8 di sản. Do đó, thách thức này luôn được quan tâm chú trọng để giải quyết thấu đáo, bền vững.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 5

Việc phát triển Huế luôn được cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.

Huế định hướng phát triển trên cơ sở những nét đặc thù về lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc của mô hình thành phố trực thuộc Trung ương; phát triển theo hướng hài hòa, bền vững, giảm áp lực dân cư tập trung vào đô thị, hạn chế can thiệp, ảnh hưởng đến các di tích và cảnh quan kiến trúc truyền thống… Quá trình phát triển của Huế luôn phải cân nhắc giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị.Phát huy hơn nữa giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế ảnh 6

Phát triển công nghiệp, dịch vụ tại Huế.

Huế sẽ luôn đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn luôn kiên định mục tiêu phát triển gắn với việc giữ gìn cảnh quan môi trường và bảo tồn các giá trị di sản, văn hóa. Mặc dù điều này có ảnh hưởng, làm hạn chế một phần đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cuối cùng là việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản, văn hóa cũng là một thách thức. Câu chuyện về Huế không chỉ là việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mà còn là hành trình tìm kiếm một mô hình phát triển bền vững, nơi di sản văn hóa được bảo vệ và phát huy trong sự phát triển hiện đại.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: https://tienphong.vn/phat-huy-hon-nua-gia-tri-di-san-co-do-va-ban-sac-van-hoa-hue-post1705347.tpo

Cùng chủ đề

TP HCM sẽ có thêm 5 thành phố

(NLĐO) - Theo quy hoạch, TP HCM có khu vực đô thị trung tâm và 6 đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức và 5 đô thị vệ tinh (nâng cấp 5 huyện ngoại thành). ...

Những khoảnh khắc Xuân Son tỏa sáng trong chiến thắng trước Thái Lan

(Dân trí) - Nguyễn Xuân Son tiếp tục "nổ súng" và là nhân tố quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024 tối 2/1 trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Xuất phát trong đội hình ra sân của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu chung kết lượt đi AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son với chuỗi phong độ rất tốt trong thời gian qua một lần nữa khiến...

Kiểm tra số căn cước có bị lợi dụng không siêu đơn giản

Việc kiểm tra số Căn Cước có bị lợi dụng hay không là điều rất quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra số Căn Cước của bạn có bị lợi dụng hay không hiệu quả nhất.

Loạt vi phạm ở công ty đa cấp Herbalife, Liên kết Việt Nam, Perfect Global

Qua thanh tra, kiểm trac cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm ở các công ty đa cấp như Herbalife Việt Nam, Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Perfect Global. Mới đây, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã công bố kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp của nhiều công ty. Đáng chú ý, đây đều là những công ty bán hàng đa cấp hàng đầu tại Việt Nam. Cụ thể,...

Cái giỏi của thầy Kim trong ngày đội tuyển Việt Nam ‘hạ đẹp’ Thái Lan

Xuân Son rực sáng, nhưng đừng quên HLV Kim Sang-sik đã có đấu pháp hợp lý trong chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam: Không có bài? Chẳng sao cả "Chúng tôi để lộ khoảng trống, thế rồi Xuân Son ghi bàn", HLV Masatada Ishii cảm thán sau thất bại 1-2 của Thái Lan trước đội tuyển Việt Nam ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024. Nhà cầm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Toàn cảnh không khí hối hả tại công viên Phùng Khoang những ngày đầu năm

TPO - Những ngày đầu năm 2025, hàng trăm công nhân cùng máy móc hối hả thi công hoàn thiện dự án Công viên hồ Phùng Khoang (Hà Nội) với tinh thần phấn khởi, nỗ lực hăng say để đạt tiến độ bàn giao trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ. 03/01/2025 | 06:30 ...

Hoa hậu Việt Nam năm 2024: Sắc đẹp – Văn hóa – Trí tuệ

TPO - Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, 18 người đẹp trên khắp ba miền Tổ quốc đã đăng quang Hoa hậu Việt Nam. 18 Hoa hậu Việt Nam không chỉ đẹp ở ngoại hình mà còn là hiện thân cho những phẩm chất nổi bật của người phụ nữ Việt Nam – Nghìn năm hương sắc, đó là: Sắc đẹp - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến. TPO - Được tổ...

Lập Ban Chỉ đạo Quản lý di sản Hạ Long – Cát Bà

UBND TP Hải Phòng vừa thành lập Ban Chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (khu vực thuộc phạm vi quản lý của thành phố) để tăng cường quản lý, bảo vệ và đề xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan di sản.  Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long...

Truyền hình Mỹ vừa phát sóng gì về quần đảo Cát Bà?

 CNN - kênh truyền hình của Mỹ - vừa phát sóng TVC dài gần 30 giây giới thiệu những hình ảnh đẹp, độc đáo, ấn tượng, mô tả khái quát nhất những giá trị nổi bật toàn cầu của quần đảo Cát Bà - Hải Phòng tới bạn bè, khách du lịch trên thế giới kể từ 5/11. Ngày 6/11, bà Trần Thị Hoàng Mai - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP. Hải Phòng - cho biết, thực hiện kế hoạch của...

Đề xuất gần 13.000 tỷ đồng làm đường trên cao dọc quốc lộ 51

TPO - Để giải quyết ùn tắc giao thông tại ngã tư Vũng Tàu và vòng xoay Cổng 11, phương án xây dựng 2 nút giao và tuyến đường trên cao có tổng mức đầu tư gần 13.000 tỷ đồng được đề xuất. TPO - Để giải quyết ùn tắc giao thông tại ngã tư Vũng Tàu và vòng xoay Cổng 11, phương án xây dựng 2 nút giao và tuyến đường trên cao có tổng mức...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phát hiện nhiều dấu tích cổ ở Thành Nhà Hồ

Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ - Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả khai quật nội thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Các nhà khoa học, khảo cổ học công bố kết quả khai quật ở Thành Nhà Hồ ngày 14/12 Theo PGS.TS. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đây...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Cùng chuyên mục

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh. Vẻ đẹp “bất tử” của một kỳ quan thiên nhiên Với hàng ngàn đảo đá vôi nhấp...

Lập Ban Chỉ đạo Quản lý di sản Hạ Long – Cát Bà

UBND TP Hải Phòng vừa thành lập Ban Chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (khu vực thuộc phạm vi quản lý của thành phố) để tăng cường quản lý, bảo vệ và đề xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan di sản.  Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quản lý di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long...

Đánh thức giá trị địa chất, địa mạo của vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà vừa được Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế công nhận là Di sản địa chất quốc tế. Hai Di sản thiên nhiên thế giới này, đặc biệt là vịnh Hạ Long đã nhiều lần được công nhận ở tầm quốc tế về giá trị địa chất, địa mạo, nhưng đến nay giá trị này vẫn hầu như chưa được khai thác để phục vụ du lịch. Nâng cao giá trị cho điểm đến Trước khi...

Cát Bà lên kênh truyền hình Mỹ: “Việt Nam có 3 vịnh ngang tầm thế giới”

Ông Mai Xuân Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hải Phòng cho rằng, việc quần đảo Cát Bà xuất hiện trong đoạn video kéo dài 30 giây trên kênh truyền hình CNN (Mỹ) là cơ hội quảng bá cực tốt. Kể từ 5/11, đoạn video ngắn giới thiệu về quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) được phủ sóng trên CNN, kênh truyền hình cáp nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ khán giá trên toàn...

“Báu vật” Vịnh Hạ Long và dấu chân của những vị khách đặc biệt

Tạo hoá ưu ái ban tặng cho Quảng Ninh, nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, một Vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Kỳ quan đó đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên vào ngày 17/12/1994 và luôn được gìn giữ, nâng niu suốt 30 năm qua. Công viên địa chất của Biển Với hàng nghìn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển,...

Mới nhất

Phát hiện ‘xa lộ khủng long’ từ 166 triệu năm trước

Các nhà nghiên cứu tại Anh hôm 2.1 cho biết đã phát hiện 200 dấu chân khủng long tạo thành những đoạn đường...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1: Lúa gạo cùng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng ít, giá gạo nguyên liệu giảm, lúa xu hướng quay đầu. Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và lúa...

Cán bộ, công chức tài năng được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày

Chính phủ quy định cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày trong nước cùng gia đình. Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chính sách thu hút, trọng dụng cán bộ, công chức có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước. Ảnh minh họa: Tayninh.gov.vn Chính phủ...

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến...

Mới nhất