Trang chủNewsDu lịchPhát huy giá trị văn hóa và thiên nhiên gắn với phát...

Phát huy giá trị văn hóa và thiên nhiên gắn với phát triển du lịch


Đây là tiềm năng, thế mạnh để khai thác các loại hình du lịch chất lượng cao, như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm hệ sinh thái rừng, du lịch văn hóa-lịch sử, canh nông… thúc đẩy phát triển du lịch xanh và bền vững.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh phát triển du lịch ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, giá trị di tích lịch sử, văn hóa và thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một ngành du lịch chất lượng cao và bền vững.

Giá trị văn hóa và thiên nhiên

Trên hành trình xây dựng và phát triển, Đà Lạt-Lâm Đồng đã trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Vùng đất này kết hợp giữa cảnh quan núi rừng tuyệt đẹp với nhiều di sản lịch sử-văn hóa, tự nhiên đa dạng, tạo nên sự trải nghiệm du lịch độc đáo. Đây còn là nơi hội tụ nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của 47 dân tộc như Kinh, Cơ Ho, Mạ, Chu Ru, Mnông, Tày, Nùng, Thái, H’Mông…

Với hơn 70% đồng bào dân tộc bản địa sinh sống, người Cơ Ho ở huyện Lạc Dương luôn gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo, đó là không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội, âm nhạc truyền thống, đua ngựa không yên, nghề dệt thổ cẩm và văn hóa rượu cần. Không chỉ phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng ngay tại buôn làng, tại các điểm du lịch trong huyện, như khu du lịch Langbiang, làng Cù Lần, du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà… các giá trị văn hóa truyền thống cũng được cư dân bản địa giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước. “Chúng tôi luôn quan tâm khuyến khích, vận động người dân gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Bởi, văn hóa thúc đẩy phát triển du lịch và du lịch sẽ góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa, tạo thêm thu nhập cho người dân”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương Cil Poh cho biết.

Thành phố Đà Lạt được biết đến với kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà gỗ, những công trình và biệt thự cổ kiến trúc châu Âu, như các biệt điện của toàn quyền Pháp tại Đông Dương, dinh Bảo Đại; ga xe lửa Đà Lạt, Trường đại học Đà Lạt, Nha địa dư, Trường cao đẳng Đà Lạt… và một số công trình kiến trúc tôn giáo, như chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, nhà thờ Chánh tòa, nhà thờ Mai Anh, Thiền viện Trúc Lâm… Việc bảo tồn và khai thác giá trị những kiến trúc này có thể tạo loại hình du lịch khám phá, du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng Trần Thanh Hoài thông tin, vùng đất phía nam Tây Nguyên này còn sở hữu ba di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh gồm Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Mộc bản Triều Nguyễn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang.

Đà Lạt là thành phố sáng tạo toàn cầu lĩnh vực âm nhạc và đang xây dựng đô thị di sản thế giới. Toàn tỉnh có 37 di tích được xếp hạng, trong đó có hai di tích cấp quốc gia đặc biệt, 18 di tích cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh; có 21 làng nghề truyền thống, 14 làng nghề gắn với du lịch. “Với những tiềm năng du lịch và nhân văn phong phú đó, Lâm Đồng đã trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực, trong tương lai sẽ là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới”, ông Hoài kỳ vọng.

Lâm Đồng hiện có hơn 539.000 ha đất rừng, tỷ lệ che phủ đạt 54,5%; có hai vườn quốc gia là Bidoup-Núi Bà và Cát Tiên; là một trong những trung tâm sản xuất hoa lớn trong khu vực Đông Nam Á và nhiều đặc sản khác; có tài nguyên thiên nhiên quý giá do tính đa dạng sinh học cao, núi rừng hoang sơ, có nhiều hồ, sông, suối và thác nước chảy quanh năm, khí hậu mát mẻ ôn hòa, trong lành, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, tạo nên sự trù phú cho vùng đất Lâm Đồng.

Trong chuyến thực tế nhằm xúc tiến hoạt động thương mại tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà mới đây, ông John Park, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân và đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc, bày tỏ ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên của Bidoup-Núi Bà. “Ở đây có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, khám phá gắn với bảo tồn giá trị của nó. Chúng tôi mong muốn các bên mở ra cơ hội hợp tác phát triển trong tương lai”, ông Park nói.

Theo Thạc sĩ Trương Ngọc Minh, Học viện Chính trị khu vực II, những yếu tố “địa lợi, nhân hòa” mang đến cho Lâm Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch chất lượng cao, bền vững riêng có, từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng đồng, du lịch lễ hội-sự kiện, sinh thái, canh nông đến du lịch di sản lịch sử-văn hóa, tự nhiên…

Xác định, du lịch chất lượng cao, du lịch xanh, bền vững là xu hướng quan trọng trong ngành du lịch hiện nay và tương lai toàn cầu; thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng tập trung triển khai hiệu quả công tác tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

“Hằng năm, tỉnh giao sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, vật thể; đồng thời, khai thác giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch chất lượng cao”, Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông tin.

Gợi mở phát triển du lịch chất lượng cao

Với chính sách đầu tư ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư vào du lịch Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có 120 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch, với tổng nguồn vốn hơn 47.800 tỷ đồng, diện tích hơn 10.500 ha; trong đó có 114 dự án đầu tư vốn trong nước, còn lại là vốn nước ngoài. Đến nay, 40 dự án đã hoàn thành toàn bộ, 37 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động một phần, 27 dự án đang triển khai xây dựng và 16 dự án đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa có giải pháp đồng bộ để phát triển du lịch chất lượng cao, du lịch xanh bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế. Hoạt động du lịch Lâm Đồng thời gian qua chưa thể hiện rõ vai trò là một ngành kinh tế động lực của tỉnh. Chưa có tập đoàn lớn, nhà đầu tư chiến lược đầu tư các dự án quy mô lớn, loại hình mới lạ, hấp dẫn, cao cấp vào địa phương; nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Để định vị giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nhằm phát triển du lịch chất lượng cao, du lịch xanh tầm quốc gia và quốc tế, Tiến sĩ Phạm S gợi mở, du lịch Lâm Đồng cần tiếp tục quán triệt và triển khai quyết liệt, đồng bộ Nghị quyết số 18-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Trong đó, chuyển biến mạnh mẽ ngành du lịch từ số lượng sang chất lượng cao, từ du lịch tiêu tiền ít sang du lịch tiêu tiền nhiều, du khách từ lưu trú ít sang lưu trú nhiều; cần có sự kết nối chiều sâu hơn giữa các vùng trong nước và các quốc gia; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các dự án du lịch quy mô.

Đồng thời, tỉnh cần có giải pháp thu hút đầu tư đồng bộ các dự án công nghiệp văn hóa mà Lâm Đồng có rất nhiều lợi thế, song trong thời gian qua chưa được khai thác tương xứng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng, Học viện Chính trị khu vực II cho rằng, yếu tố thành công của du lịch các nước cũng như ở nước ta thời gian qua là nhờ khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của di tích lịch sử, văn hóa dân tộc, cảnh quan thiên nhiên đưa vào kinh doanh du lịch.

Tiến sĩ Hằng phân tích, Singapore không có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa như Thái Lan, hay Việt Nam, nhưng nước này thu hút lượng du khách lớn hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Năm 2019, ngành du lịch Singapore ghi nhận con số cao kỷ lục với 19,1 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt gần 28 tỷ đô-la Singapore.

“Thực tiễn cho thấy, quan trọng hàng đầu khi phát triển du lịch là phải có chiến lược xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, phong phú, hấp dẫn, dựa trên sự tôn trọng, bảo tồn các giá trị văn hóa; tạo được bản sắc của đất nước, địa phương”, Tiến sĩ Hằng nhìn nhận.

Ở Thái Lan, chính phủ xây dựng chính sách toàn dân làm du lịch, từ dịch vụ cho đến các sản vật địa phương đều mang bản sắc văn hóa dân tộc. Thái Lan đã kết hợp các hoạt động du lịch với hoạt động thương mại nhằm thu hút khách du lịch theo những cách hợp lý, nghệ thuật và mang lại hiệu quả cao nhất.

Nếu như Hàn Quốc, Nhật Bản sử dụng điện ảnh, âm nhạc như những công cụ để quảng bá đất nước, thì Thái Lan sử dụng các chiến dịch PR-marketing để nâng tầm du lịch. “Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước là bài học quý cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng, nhất là phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên những đặc thù về di tích lịch sử, văn hóa, thiên nhiên”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hằng gợi ý.

Thay đổi tích cực để đạt các mục tiêu kinh tế, nhưng vẫn phải bảo đảm các yếu tố văn hóa-xã hội, cảnh quan-sinh thái-môi trường đặc thù địa phương, đây chính là giá trị cốt lõi trong sự phát triển du lịch Lâm Đồng trong thời gian tới.

“Cần lưu ý giữ gìn các công trình kiến trúc đặc trưng, bảo tồn và phát triển rừng thông và rừng đặc dụng ở vùng đệm; gắn quy hoạch Lâm Đồng với cụm du lịch liên hoàn trong nước và khu vực”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đề xuất; đồng thời, cần đầu tư chuyển đổi số, cơ sở hạ tầng và dữ liệu số du lịch.

Số hóa các dạng thức khác nhau của di sản, để tạo các nền tảng giới thiệu về sản phẩm du lịch Lâm Đồng, thu hút khách từ xa và lan tỏa giá trị văn hóa, thiên nhiên với du khách trong và ngoài nước; phát huy sức mạnh của cộng đồng để phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích du lịch với cộng đồng và tận dụng sự sáng tạo của họ để “thương hiệu hóa” các điểm đến cho du lịch Lâm Đồng.

Trong Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có định hướng: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, tài nguyên thiên nhiên và liên kết vùng, du lịch được xác định là ngành phát triển quan trọng. Mục tiêu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành “thiên đường xanh” với sức hút là các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, chăm sóc sức khỏe, thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á.

Để thực hiện thành công mục tiêu đó, Lâm Đồng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong chiến lược phát triển du lịch. Trong đó, việc bảo vệ, đầu tư tôn tạo và khai thác hợp lý di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng sẽ ngày càng định vị thương hiệu trên bản đồ du lịch khu vực và quốc tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026

Hầu hết công trình hạ tầng thuộc 4 dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ lần lượt hoàn thành trong quý I, quý II/2026. Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026Hầu hết công trình hạ tầng thuộc 4 dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ lần...

Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global Gate

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) hoàn thành vào tháng 7/2025 sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô, tạo thêm động lực tăng trưởng, đồng thời là lực đẩy kích hoạt làn sóng nhà đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate khai thác “mỏ vàng” từ nền kinh tế Expo. Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia: Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global GateTrung tâm Hội chợ...

Chấm dứt tình trạng viêm mũi xoang tái phát kéo dài 1 năm bằng phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi

Hơn 1 năm trở lại đây, nam thanh niên 36 tuổi ở Hà Nội trải qua biết bao đợt khó chịu như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu… đã điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ. Đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, sau khi tìm chính xác nguyên nhân, bệnh...

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Festival hoa Đà Lạt 2024 kỳ vọng thu hút 2 triệu lượt khách du lịch

Festival hoa Đà Lạt 2024 hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế, diễn ra trong vòng 1 tháng từ 5/12 - 31/12 kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Lâm Đồng thu hút 2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu lên đến 3.600 tỷ đồng. ...

Cao Bằng: Cơ hội phát triển du lịch xuyên biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Mô hình hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam)-Đức Thiên (Trung Quốc) là mô hình đặc biệt mới trong hợp tác giữa hai khu và hai nước. Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch và Văn hóa Quảng Tây (Trung Quốc) Ban Hòa Cân, sau khi Khu cảnh quan thác Bản Giốc-Đức Thiên chính thức vận hành, lượng du khách xuyên biên giới...

Cùng chuyên mục

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống rất thấp, băng giá xuất hiện trên cao nguyên đá Đồng VănQuẩy tấu - Nét đẹp văn hóa của đồng...

Italy giới hạn chỉ 20.000 người được tham quan khu di tích Pompeii mỗi ngày

Thông báo giới hạn số lượng khách tham quan mỗi ngày được đưa ra sau khi lượng du khách tới đây tăng đột biến, với đỉnh điểm hơn 36.000 lượt khách vào một ngày Chủ nhật miễn phí vé vào cửa. Khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy, đã quyết định sẽ giới hạn số lượng khách...

Nha Trang có tuyến buýt điện đưa du khách khám phá thành phố biển

(Tổ Quốc) - Nha Trang có tuyến buýt điện kết nối những điểm du lịch của thành phố, thúc đẩy du lịch xanh, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách. ...

Đà Nẵng quảng bá, giới thiệu du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc)

(Tổ Quốc) - Ngành du lịch Đà Nẵng đã quảng bá đến các đối tác, đại lý du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc) về du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hoá, ẩm thực, mua sắm, du lịch MICE, golf, du lịch cưới và các lễ...

Hà Nội hỗ trợ Quảng Nam phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Kinhtedothi- Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 8/11, Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTT&DL Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn giữa 2 tỉnh thành. Theo Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam Văn Bá Sơn, du lịch nông thôn, nông nghiệp tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ những năm 2009. Hiện Quảng Nam có 126 điểm tài...

Mới nhất

Phân bón Cà Mau lần thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Thương hiệu quốc gia

Ngày 4-11, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.     Phân bón Cà Mau định hướng phát triển bền vững cùng đối tác, khách hàng, nông dân Tại chương trình, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân...

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tối 4.11.2024 tại Hà Nội, Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 được tổ chức với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”. Tại sự kiện, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Chương trình...

Thương hiệu quốc gia – động lực để doanh nghiệp Việt vươn xa

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, việc xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ là nhiệm vụ quan trọng mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển, khẳng định niềm tin đối với người tiêu dùng, đồng thời vươn...

Cử tri mong muốn tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ trong giải ngân vốn đầu tư công

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Nhiều cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm...

Cần hơn 184.000 tỷ đồng làm tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

 Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ GTVT xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. VTV.vn

Mới nhất