Trang chủDi sảnPhát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với...

Phát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngoài sản phẩm hiện có là các khu đền tháp, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn ở Quảng Nam sẽ phát triển sản phẩm du lịch tại vùng đệm và vùng lõi.
Phát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch ảnh 1Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn. (Ảnh: TH/Vietnam+)

Khu Di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam, thu hút rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế.

Dấu ấn Chăm Pa giữa lòng xứ Quảng

Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 13. Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp.

Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn.

Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1.000 năm.

Được khởi công từ thế kỷ 4 bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ 13, đầu thế kỷ 14, dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.

Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Các đền tháp phần lớn quay về hướng Đông – phương Mặt Trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng Tây hoặc cả hai hướng Đông-Tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.

Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Đáng tiếc công trình lớn nhất là tháp A1 cao 24m, có 6 tháp phụ chung quanh, tháp này được đánh giá là kiệt tác của kiến trúc Chămpa đã bị bom Mỹ đánh đổ vào cuối năm 1969.

Phát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch ảnh 2Dù nhiều đền tháp chỉ còn lại một phần phế tích, Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại. (Ảnh: TH/Vietnam+)

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần-vua và tổ tiên hoàng tộc.

Ngày 29/4/1979, Bộ Văn hóa-Thông tin đã ra Quyết định số 54VH/QĐ công nhận Mỹ Sơn là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật.

Khu Di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 1/12/1999.

Phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch bền vững

Sau bao nhiêu thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ.

Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch bền vững; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý nhà nước, các Công ước Bảo tồn Di sản thế giới và Luật Di sản Văn hóa là quan điểm xuyên suốt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đang được huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện.

Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết sau hơn 20 năm được vinh danh, công tác quản lý, bảo tồn Mỹ Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng.

Di sản đã tiếp nhận, hợp tác với các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước như: Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Lerici Fondation (Italy), Trường Đại học Milan, Văn phòng UNESCO Hà Nội, Viện ASI (Ấn Độ), Viện Trùng tu Di tích, Viện Khảo cổ, Cục Di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Danh thắng Quảng Nam trùng tu, tôn tạo nhóm tháp B, C, D, nhóm tháp G và các nhóm K, H, A. Ngoài các nhóm kể trên, các nhóm còn lại đang nằm trong tình trạng phế tích chưa được trùng tu phục hồi.

Phát huy giá trị Di sản Thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch ảnh 3Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đang triển khai nhiều dịch vụ và sản phẩm mới nhằm thu hút du khách đến với di tích. (Ảnh: TH/Vietnam+)

Theo Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngoài sản phẩm hiện có là các khu đền tháp, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn sẽ phát triển sản phẩm du lịch tại vùng đệm và vùng lõi gồm: du lịch văn hóa di sản, du lịch sinh thái trên vùng rừng cảnh quan được giao nhiệm vụ quản lý gồm 1.158ha.

Đơn vị ưu tiên tập trung phát triển mạnh sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái vùng đệm, lấy hồ Thạch Bàn và cảnh quan rừng nguyên sinh xung quanh làm trung tâm nhằm định vị Mỹ Sơn như một điểm đến nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn cao.

Từ năm 2023, cùng với việc tiếp tục hợp tác trùng tu, tôn tạo, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn sẽ tăng cường khả năng kết nối với các điểm đến trong Hành trình Di sản miền Trung và các trung tâm du lịch lớn; phát triển dịch vụ xe điện thân thiện với môi trường và phù hợp với loại hình du lịch hiện đại gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ phiên dịch, giới thiệu cho du khách về giá trị của di sản.

Đơn vị đưa vào khai thác sản phẩm như: cho thuê trang phục Chăm, kết hợp với chụp hình in trên sản phẩm lưu niệm; tăng cường quảng bá hình ảnh, phục vụ cho việc nghiên cứu và quảng bá giá trị di sản toàn cầu của Khu đền tháp Mỹ Sơn./.

(Vietnam+)
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/phat-huy-gia-tri-di-san-the-gioi-my-son-gan-voi-phat-trien-du-lich-post868181.vnp

Cùng chủ đề

Phát hiện quái vật Mesosaur lớn nhất từng được biết đến

(NLĐO) - Quái vật Mesosaur đã tung hoành tận vài chục triệu năm trước khi loài khủng long sơ khai nhất xuất hiện trên Trái Đất. ...

Trong quần thể Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa có một kinh thành Thăng Long thu nhỏ

Ly cung Trần Hồ (ly cung nhà Hồ) hay còn gọi là cung Bảo Thanh, nằm ở Làng Kim Phát, xã Hà Đông, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa), gắn với tên tuổi của Hồ Quý Ly - một nhân vật lịch sử khai sinh triều đại nhà Hồ ở thế kỷ 14... Dù được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đã 25 năm, thế nhưng ly cung Trần Hồ chưa một lần được quan tâm đầu...

Kỳ bí “công nghệ” xây Thành nhà Hồ tồn tại hơn 620 năm

Trải qua hơn 620 năm tồn tại, Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới ở Thanh Hóa luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí, nhưng giờ đây nhiều bí ẩn trong quá trình xây tòa thành đá đồ sộ đã dần được phát lộ. Viện Khảo cổ học (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) mới đây đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Sở Văn hóa - Thể...

TS. Nguyễn Phương Hòa được Italy vinh danh Huân chương Công trạng

Đây là phần thưởng cao quý nhất của Italy ghi nhận những đóng góp xuất sắc của TS. Nguyễn Phương Hòa trong việc thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa hai nước trong nhiều năm qua.

Doanh nghiệp thép đã chủ động trước kiện phòng vệ thương mại

Từ chỗ hoang mang, đến nay, doanh nghiệp thép Việt Nam đã làm quen và chủ động hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp thép đã quen với quy trình của một vụ kiện Thép là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ. Theo Hiệp hội Thép Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh thắng Tràng An được vinh danh ở hạng mục “Điểm đến có ảnh hưởng”

Việc giành chiến thắng ở hạng mục Điểm đến có ảnh hưởng tại Kotler Awards 2024 là sự công nhận xứng đáng cho nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình với hạt nhân là Quần thể danh thắng Tràng An. Tối 22/11/2024, tại Lễ trao giải thưởng Kotler 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh, về gần mức trước dịch COVID-19

Tính chung năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 17,6 triệu lượt người, tăng 39,5% so với năm trước và gần bằng mức năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.Chinh phục du khách quốc tế: Đi tìm lời giải “tại sao điểm đến là Việt Nam?”Du lịch Việt sắp "cán đích" với lượng khách quốc tế đến tháng 11 cao nhất nămKhách quốc tế tăng, du lịch Bình Thuận dồn sức vào mùa cao...

NovaWorld Phan Thiet bùng nổ chuỗi sự kiện chào năm mới “Tết Holidays”

Tết này, NovaWorld Phan Thiet sẽ “chiêu đãi” du khách một mùa lễ hội sôi động, khác biệt nhưng vẫn đậm chất truyền thống với chuỗi sự kiện hấp dẫn diễn ra từ mùng 2 đến mùng 6 Tết Âm Lịch.Sở hữu nhiều lợi thế, NovaWorld Phan Thiet thành “Thành phố thể thao” lý tưởngNovaWorld Phan Thiet: Điểm đến hàng đầu của các nghệ sỹ, doanh nhân đam mê GolfDàn nam vương khắp châu lục "mê mẩn" NovaWorld Phan...

Yên Bái: Trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Quế Văn Yên

Lễ hội Quế Văn Yên tạo môi trường để các doanh nghiệp giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, kinh doanh các sản phẩm quế, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm quế.Yên Bái: Quế Văn Yên khó "chồng" khó khi thị trường suy giảmKhát vọng đổi đời từ cây quế - chàng trai dân tộc trở thành 'tỷ phú' Quế Văn Yên từ cây xóa đói giảm nghèo thành cây...

Xu hướng du lịch gia đình sẽ “lên ngôi” trong năm 2025

Khảo sát xu hướng du lịch 2025 của Nền tảng du lịch số Agoda cho thấy du khách ngày càng chú trọng du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm cùng gia đình, điều này giúp thúc đẩy ngành du lịch khu vực châu Á. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Các đơn vị nghiên cứu khảo sát, cơ quan quản lý ngành du lịch đã đưa ra nhiều dự báo về xu hướng du lịch của du khách Việt Nam. Theo đó,...

Bài đọc nhiều

Chiêm ngưỡng 3 bảo vật quốc gia mới tại Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng vừa quyết định công nhận 33 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024. Trong đó, có 3 bộ sưu tập hiện vật từ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đại diện Hoàng thành Thăng Long cho biết, 3 bộ sưu tập hiện vật tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia gồm: Đầu phượng thời...

Vùng đất của những di sản

Quảng Ngãi có nhiều di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực phát huy giá trị những di sản này gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành khảo sát tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ). Ảnh: THANH PHƯƠNG Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 285...

Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) mới đây đã được tỏa sáng trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.   Quần thể Danh thắng Tràng An được quảng bá trên Google Arts & Culture. Triển lãm trực tuyến trên nền tảng Google Arts & Culture đưa đến cho du khách những góc nhìn "đẹp xuất sắc" về Quần thể danh thắng Tràng An, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất...

Số phận của hai bức tượng nữ thần Chăm tại các khu di tích Quảng Nam

Giữa năm 2023, cơ quan chức năng Mỹ và Vương quốc Anh bắt giữ một vụ buôn bán cổ vật nước ngoài, trong đó xác định có bức tượng đồng, hình dáng Nữ thần Durga, xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Bức tượng được trao trả lại cho Việt Nam tháng 8.2023. Đây là hai trong số nhiều pho tượng nữ thần, thuộc hàng tuyệt tác, được tìm thấy tại các di tích Chăm tỉnh Quảng Nam. Và số...

Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí Mỹ xếp vào điểm đến đẹp nhất thế giới

Với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống hang động, sông, suối tuyệt đẹp, Quảng Bình là một trong 13 điểm đến được các Biên tập viên của tạp chí Travel+Leisure đánh giá là đẹp nhất thế giới. Theo Travel+Leisure, mọi du khách đều mong muốn khám phá những địa điểm đẹp nhất thế giới ngay cả khi hành tinh này có vô số điểm đến ngoạn mục, hứa hẹn những cuộc phiêu lưu thú vị và kỳ...

Cùng chuyên mục

Trong quần thể Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa có một kinh thành Thăng Long thu nhỏ

Ly cung Trần Hồ (ly cung nhà Hồ) hay còn gọi là cung Bảo Thanh, nằm ở Làng Kim Phát, xã Hà Đông, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa), gắn với tên tuổi của Hồ Quý Ly - một nhân vật lịch sử khai sinh triều đại nhà Hồ ở thế kỷ 14... Dù được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đã 25 năm, thế nhưng ly cung Trần Hồ chưa một lần được quan tâm đầu...

Kỳ bí “công nghệ” xây Thành nhà Hồ tồn tại hơn 620 năm

Trải qua hơn 620 năm tồn tại, Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới ở Thanh Hóa luôn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí, nhưng giờ đây nhiều bí ẩn trong quá trình xây tòa thành đá đồ sộ đã dần được phát lộ. Viện Khảo cổ học (thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) mới đây đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (Sở Văn hóa - Thể...

Độc đáo những hiện vật hình rồng ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ

Trong quá trình khai quật khảo cổ học tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều hiện vật hình rồng quanh tòa thành cổ 600 năm này. Hiện vật hình rồng trưng bày tại Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ. Thành nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô, ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những công trình kiến...

Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ

 Thêm nhiều tư liệu mới góp phần nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành vừa được các nhà khoa học tìm thấy trong nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.   Ngày 24-1, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã...

Tìm thấy chính điện thành nhà Hồ

Ngày 24/1, tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học đã phối hợp tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di sản thành nhà Hồ năm 2020. Công tác khai quật khảo cổ thành nhà Hồ năm 2020 được tiến hành tại 2 hố khai quật mang ký hiệu 20.TNH.H1 (4.500m2) và 20.TNH.H2 (3.500m2), với tổng diện tích khai quật là 8.000m2. Kết...

Mới nhất

Nhiều phát hiện mới tại Di sản thế giới Thành nhà Hồ

 Thêm nhiều tư liệu mới góp phần nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Chính điện và phía Đông thành vừa được các nhà khoa học tìm thấy trong nội thành Di sản thế giới Thành nhà Hồ.   Ngày 24-1, Viện Khảo cổ học phối hợp với...

Tìm thấy chính điện thành nhà Hồ

Ngày 24/1, tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá), Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ và Viện Khảo cổ học đã phối hợp tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di sản thành nhà Hồ năm 2020. Công tác khai quật khảo cổ thành nhà Hồ năm 2020 được tiến hành tại 2...

Học sinh 3 tốt Hoàng Ngọc Nhi: Biết mình ở đâu và cần nỗ lực ra sao

Giỏi đều các môn từ tự nhiên tới xã hội, cô học trò Hoàng Ngọc Nhi (lớp 11 Trường TiH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm, TP.HCM) vừa được tuyên dương trong số các điển hình "Học sinh 3 tốt" cấp trung ương năm nay. ...

Đổ mồ hôi đứng bếp nấu thứ nước sóng sánh, thơm ngọt “gọi” Tết

(Dân trí) - Nước mía trong quá trình đun, cô đặc thành mật, tỏa ra mùi thơm nức mũi. Thứ nước đặc biệt này mỗi năm chỉ sản xuất một vụ để "đón Tết". Từ khoảng giữa tháng 11 âm lịch, khi cây mía đã tích đủ lượng đường cần thiết, người dân xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ...

Từ 29-3: Bỏ thi IELTS trên giấy, chỉ còn thi trên máy tính

Hình thức thi IELTS trên giấy chính thức sẽ bị 'khai tử' ở Việt Nam từ ngày 29-3-2025, chỉ còn duy nhất hình thức thi trên máy tính. ...

Mới nhất

Lúa quay đầu giảm mạnh