Trang chủDestinationsNinh BìnhPhát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển...

Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững Ninh Bình là hình mẫu nhưng còn nhiều việc phải làm



Hội nghị quốc tế về phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam được tổ chức tại Ninh Bình đã thành công tốt đẹp. Thông qua hội nghị, khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới là một đất nước nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa – thiên nhiên và giá trị truyền thống vì sự phát triển bền vững. Việc tổ chức hội nghị tại Ninh Bình cũng đã góp phần quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh; khẳng định tỉnh Ninh Bình đã, đang và sẽ phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

Tại hội nghị, tham luận trong các phiên thảo luận chuyên đề, đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh, là niềm tự hào không chỉ riêng của người dân Ninh Bình mà còn là của Việt Nam. Để bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá, giữ gìn bản sắc văn hóa, phục vụ phát triển bền vững, những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn giá trị di sản như: Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Di sản văn hóa, Quyết định số 230/ QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình; Nghị định số 109/2017/NĐCP ngày 21/9/2017 của Chính phủ về quy định quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam; thực hiện nghiêm các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên, thực hiện khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới. 

Sau 9 năm kể từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014, đến nay, Tràng An luôn được đánh giá đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Trong đó, du lịch có trách nhiệm được lựa chọn làm mô hình phát triển với sự tham gia của 3 trụ cột: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân. Tỉnh Ninh Bình cũng nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa và thách thức của biến đổi khí hậu cùng các vấn đề xã hội khác, từ đó xác định quan điểm phát triển bền vững dựa trên nền tảng các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là về hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên, các danh hiệu UNESCO. 

Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình luôn tự hào khi được bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu ghi nhận, khẳng định tại Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được tổ chức tại Ninh Bình vào ngày 6/9/2022: “… Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An đã kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững mà vẫn có thể tôn trọng thiên nhiên. Nơi đây đã trở thành hình mẫu, câu chuyện thành công trong việc duy trì mối quan hệ cân bằng giữa phát triển và bảo tồn di sản…”. 

Tuy nhiên, tỉnh Ninh Bình cũng nhận định rõ một số khó khăn, thách thức phải đối mặt của Di sản Tràng An để phát triển một cách bền vững, trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong khu vực và quốc tế. Đó là việc giải quyết hài hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế – xã hội, nhất là các hoạt động du lịch vẫn đặt ra trước mắt. Số lượng khách du lịch đến tham quan các khu, điểm du lịch trong khu Di sản tăng nhanh kéo theo nhu cầu cao về lưu trú du lịch, đặc biệt ở các khu vực có cảnh quan tự nhiên và khu dân cư nằm xen kẽ. Loại hình cơ sở lưu trú dạng homestay tự phát tăng nhanh, chủ yếu tập trung trong vùng lõi của Di sản. 

Cùng với đó, công tác quản lý đất đai, các hoạt động xây dựng, kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, sử dụng tài nguyên du lịch trong khu di sản chưa nghiêm, có vi phạm kéo dài chưa xử lý triệt để. Công tác nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu về văn hóa, đa dạng sinh học còn ít, chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về các giá trị của di sản. Công tác đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường chưa tương xứng với vị thế và tầm vóc của di sản. Các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch trong khu Di sản triển khai còn chậm. Sản phẩm du lịch trong khu Di sản còn trùng lặp, đơn điệu, thiếu các chương trình du lịch chuyên sâu về khảo cổ học, khám phá Di sản gắn với các giá trị, truyền thống văn hóa – lịch sử về vùng đất Cố đô Hoa Lư. 

Theo PGS.TS Lê Thanh Bình, nguyên Vụ trưởng, Trưởng khoa, Học viện Ngoại giao, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt-Nhật, giảng viên cao cấp Khoa Quốc tế học, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, người có nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu về các danh hiệu UNESCO tại Việt Nam và tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ với cảnh quan đa dạng về rừng, núi, sông, biển, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia và di sản văn hóa thế giới. Nơi đây nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và di sản, bao gồm Quần thể di sản thế giới Tràng An, Khu dự trữ sinh quyển ven biển Kim Sơn – Cồn Nổi, khu Ramsar thế giới – đầm Vân Long… 

Trong đó, Quần thể danh thắng Tràng An gồm 3 bộ phận hợp thành “Giá trị nổi bật toàn cầu” là giá trị về địa chất địa mạo – cảnh quan, giá trị rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư và giá trị lịch sử – văn hóa. Kể từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, Ninh Bình đã đặt ra chiến lược rõ ràng để phát huy danh hiệu di sản được UNESCO vinh danh, trước hết phục vụ mục tiêu phát triển du lịch bền vững. 

Sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với các giải pháp đồng bộ, du lịch Ninh Bình đã phục hồi mạnh mẽ. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã đón hơn 3,7 triệu lượt khách tham quan, trong đó có 101 nghìn khách quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng khách đến Ninh Bình đã đạt 4,53 triệu lượt, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 224 nghìn khách quốc tế. Ninh Bình tiếp tục được nhiều chuyên trang báo mạng truyền thông du lịch uy tín như TripAdvisor, Telegraph, Business Insider, The Travel và tạp chí Forbes đánh giá là một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Gần đây, Ninh Bình còn được vinh danh trong giải thưởng thường niên do Booking.com tổ chức nhằm tôn vinh các điểm đến và cơ sở lưu trú trên toàn thế giới, khi lọt vào top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới, đóng góp vào việc thúc đẩy du lịch bền vững. 

Với sự ưu đãi đó, PGS.TS Lê Thanh Bình cho rằng, tỉnh Ninh Bình nên có chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh, lịch sử – văn hóa địa phương (gồm cả di sản, danh thắng, du lịch…) tầm lâu dài, gắn với chiến lược tổng thể phát triển bền vững địa phương để điều phối thích hợp, kịp thời. Như học tập nước Ý và các nước khác, Ninh Bình có thể chọn một số làng đẹp, có lịch sử văn hóa hấp dẫn, có đặc sản ẩm thực, thể thao-võ thuật… để xây dựng thành kiểu “cổ trấn”, từ đó thu hút khách du lịch thập phương. 

Cùng với đó, Ninh Bình nên tìm hiểu kinh nghiệm các địa phương, các nước đi trước để áp dụng công nghệ truyền thông hiện đại, số hóa một số công đoạn, công việc, ví dụ tăng cường thông tin, truyền thông trên các báo điện tử, mạng Internet, liên kết với các đơn vị truyền thông trong, ngoài nước để quảng bá di sản văn hóa địa phương, nhất là di sản được UNESCO tôn vinh, di sản cấp quốc gia… bằng các nền tảng công nghệ mới, phong phú, hấp dẫn, qua đó thiết thực quảng bá nét đẹp của quê hương… 

Có thể nói, hình ảnh và thương hiệu du lịch của các khu, điểm du lịch trong Quần thể danh thắng Tràng An tại Ninh Bình ngày càng được khẳng định. Danh hiệu Di sản của UNESCO đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân, là trung tâm thúc đẩy phát triển du lịch trong toàn tỉnh, khẳng định được vị trí du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. 

Hoạt động phát huy các giá trị Di sản gắn với phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh trong Quần thể danh thắng Tràng An được thực hiện khá tốt, thể hiện qua sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động sinh kế có liên quan đến dịch vụ du lịch, phát huy giá trị của Di sản. 

Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình quyết tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ, khoa học và có hiệu quả nhằm tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được, hoàn thiện các mô hình, cơ chế, chính sách trong thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, các danh hiệu UNESCO gắn với phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xuyên suốt của tỉnh.

Mỹ Hạnh





Source link

Cùng chủ đề

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều 4/11, Bộ Công an đã công bố quyết định, bổ nhiệm giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình. ...

UNESCO và Imexco hợp tác thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành bền vững

Ngày 26/10 tại Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), UNESCO ký thoả thuận hợp tác với Imexco Việt Nam, hướng đến các hoạt động tăng cường năng lực bảo vệ di sản và các thực hành sản xuất xanh. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam. Mục tiêu của chương trình hợp tác là thực thi các hành động nhằm tăng cường năng...

Hoàng Đức không ghi bàn, CLB Ninh Bình vẫn thắng dễ Long An

(Dân trí) - Trước đối thủ yếu Long An, CLB Ninh Bình không mấy khó khăn để giành chiến thắng 2-0. Đây là trận đấu mà Ninh Bình ra mắt khán giả nhà tại giải bóng đá hạng Nhất. Sau nhiều nỗ lực ép sân, Ninh Bình mở tỷ số ở phút 31. Trong pha bóng này, Hoàng Đức áp sát khung thành đội Long An, buộc hậu vệ đội bóng miền Tây Nam bộ phải dùng tay cản bóng...

Ngũ Cung đưa Cô đôi Thượng Ngàn, Sơn Đoòng vào nhạc Rock

(Tổ Quốc) - Qua 17 năm thành lập, ban nhạc Ngũ Cung được khán giả nhớ đến với những tác phẩm nhạc rock kinh điển mang hơi thở văn hóa dân gian. Mới đây, Ngũ Cung ra mắt album mới mang chủ đề "Di sản". Đây là đứa con tinh thần...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

10 địa điểm cho thuê xe máy ở Ninh Bình giá rẻ giao tận nơi

Thuê xe máy Ninh Bình du lịch có ưu điểm gì?Với những ai ở gần, tự chạy xe máy là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, những bạn ở xa thì thuê xe máy Ninh...

Cùng chuyên mục

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

24 giờ khám phá phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư nằm ở quần thể công viên Hồ Kỳ Lân và Khách sạn Hoa Lư, được khánh thành và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2022. Công trình này được lấy ý tưởng từ văn hóa truyền thống của Đại Việt trong những năm thế kỷ thứ X. Có thể nói Phố cổ Hoa Lư chính là bức tranh giúp tái hiện và phục dựng được toàn bộ những nét đẹp về kiến trúc, đời sống...

Mới nhất

Liên minh ATTT CYSEEX đạt giải Ba tại chương trình Diễn tập thực chiến Quốc gia – Lần 2

14h ngày 01/11/2024, tại Cục Tần số Vô tuyến điện, chương trình diễn tập thực chiến quốc gia lần 2 do Cục An toàn thông tin tổ chức đã khép lại với thành công...

Khẳng định thương hiệu Tân cảng Sài Gòn

(ĐCSVN) - Tối 04/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Hội đồng Thương hiệu Quốc gia và Bộ Công thương tổ chức Lễ Công bố các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và trực tiếp trao chứng nhận cho các doanh nghiệp có...

Bắc Bộ trời lạnh và mưa vài nơi, Trung Bộ mưa to

(ĐCSVN) – Hôm nay (5/11), không khí lạnh đã tác động hầu hết Bắc Bộ, gây mưa vài nơi, trời lạnh về đêm và sáng sớm, vùng núi cao trời rét, có nơi dưới 16 độ C. Trung Bộ thời tiết vẫn mưa, có nơi mưa rất to.   ...

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) – thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể...

rút ngắn khoảng cách vùng dân tộc miền núi và khu vực nông thôn

Tỷ lệ hộ nghèo còn 0,38% Từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ III năm 2019, thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và Quyết tâm thư của đại hội, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,...

Mới nhất