Trang chủChính trịNgoại giaoPhát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi...

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh


GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tham dự Hội thảo tiếp tục phân tích, làm rõ tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định Geneva nhằm phát huy giá trị, các bài học để khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
GS TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương định hướng Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Sáng ngày 19/7 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Quốc phòng và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “70 năm Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam” (21/7/1954-21/7/2024).

Hội thảo có sự tham dự của GS TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và gần 500 đại biểu là Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện gia đình thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia đàm phán Hiệp định Geneva, các cán bộ lão thành; các nhà khoa học, chuyên gia về lịch sử và quan hệ quốc tế đến từ các cơ quan nghiên cứu và trường Đại học; các đảng viên, đoàn viên thanh niên ưu tú của Bộ Ngoại giao và Học viện Ngoại giao.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh, Hội nghị Geneva năm 1954 là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một diễn đàn đa phương, đám phán trực tiếp với các nước lớn nhưng Ngoại giao Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ của một dân tộc có bề dày hàng nghìn năm văn hiến và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva 1954 có ý nghĩa rất thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, những bài học quý báu từ Hiệp định Geneva đã phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật, sự trưởng thành và đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định Hiệp định Geneva là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tham dự Hội thảo tiếp tục phân tích, làm rõ tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định này với tiến trình cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phát huy giá trị, các bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đánh giá ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva dưới sự chủ trì của Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, các đại biểu đánh giá Hiệp định Geneva có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam, ba nước Đông Dương và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới; là thành quả của 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đầy gian khổ mà anh dũng của quân và dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao cách mạng non trẻ Việt Nam.

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hiệp định Geneva chính thức khôi phục hòa bình ở Đông Dương; công nhận nền độc lập và các quyền dân tộc cơ bản như chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Là nước thuộc địa đầu tiên ở Đông Nam Á đánh bại chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho nhân dân, cuộc đấu tranh thắng lợi của Việt Nam còn là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với nhiều nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Thảo luận về vận dụng những bài học của Hiệp định Geneva trong hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước dưới sự chủ trì của TS. Phan Chí Hiếu, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các đại biểu đã nêu bật nhiều bài học quý báu rút ra từ quá trình đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định Geneva đối với việc hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực phức tạp hiện nay.

Đó là bài học về giữ vững độc lập, tự chủ để tránh được những thỏa hiệp bất lợi cho ta; phải luôn đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết, dĩ bất biến ứng vạn biến; phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tranh thủ, vận động sự đồng tình, ủng hộ từ phong trào yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới.

Cần chú trọng nâng cao tiềm lực và sức mạnh nội sinh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp nhịp nhàng các lĩnh vực đối ngoại, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa ngoại giao và quân sự nhằm tạo sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đào tạo đội ngũ cán bộ đối ngoại nhất là về kỹ năng đàm phán và ứng xử trong các tình huống quốc tế; bồi dưỡng cho thanh niên và thế hệ trẻ Việt Nam lòng yêu nước nồng nàn, niềm tin sắt son vào lý tưởng của Đảng, tinh thần xung kích, dấn thân và không ngại gian khổ, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu dự Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’ chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Bùi Thanh Sơn đánh giá các tham luận được trình bày tại Hội thảo có nội dung phong phú, chất lượng khoa học cao, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, đáp ứng được mục đích mà Hội thảo đề ra.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các đơn vị nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, trong đó có Học viện Ngoại giao vận dụng và phát huy kết quả Hội thảo vào các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; góp phần làm phong phú nền tảng lý luận và phương pháp luận của ngoại giao Việt Nam.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu tham quan triển lãm ‘Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’ trưng bày bên lề Hội thảo quốc tế. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Phiên 1 của Hội thảo khoa học ’70 năm Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam’ nêu bật ý nghĩa lịch sử của Hiệp định. (Ảnh: Tuấn Anh)
Phát huy các giá trị, bài học của Hiệp định Geneva, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh
Các đại biểu điều hành phiên thứ hai của Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

window.fbAsyncInit = function() {
FB.init({
appId : ‘277749645924281’,
xfbml : true,
version : ‘v18.0’
});
FB.AppEvents.logPageView();
};

(function(d, s, id){
var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0];
if (d.getElementById(id)) {return;}
js = d.createElement(s); js.id = id;
js.src = “https://connect.facebook.net/en_US/sdk.js”;
fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs);
}(document, ‘script’, ‘facebook-jssdk’));



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Ngoại Giao hai nước Việt Nam và Nhật Bản ra thông cáo báo chí chung

VOV.VN - Bộ Ngoại Giao hai nước Việt Nam và Nhật Bản ra Thông cáo báo chí chung, trong đó thống nhất 25 điểm quan trọng nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.   Nhân dịp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Nhật Bản và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, Bộ Ngoại Giao hai nước đã ra Thông cáo...

Hành trình gắn kết và tự cường khu vực

Khởi đầu hành trình cách đây tròn 57 năm, Tuyên bố Bangkok ngày 8/8/1967 thành lập ASEAN chỉ có độ dài 2 trang khiêm tốn, nhưng chứa đựng trong đó là những mong mỏi và khát khao về hòa bình và thịnh vượng bền vững cho thế hệ mai sau.

Bộ trưởng Ngoại giao: Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ bước sang một trang mới

Năm là hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn. Hai bên nhất trí sớm ký thỏa thuận hợp tác về du lịch, nỗ lực sớm đạt mục tiêu tăng gấp đôi lượng khách du lịch so với hiện nay với khoảng 400.000 lượt khách/năm, tiếp tục hợp tác trùng tu, bảo tồn các di sản Tháp Chăm ở Mỹ Sơn, Quảng Nam cũng...

Việt Nam – Ấn Độ triển khai gói tín dụng 500 triệu USD dành cho quốc phòng

(Dân trí) - Bên cạnh nhiều kết quả thiết thực, cụ thể trong chuyến thăm Ấn Độ, việc hai nước ký kết triển khai gói tín dụng 500 triệu USD dành cho quốc phòng, theo Bộ trưởng Ngoại giao, là một bước đột phá.   Điều này được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết khi trao đổi với báo chí sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Chuyên cơ chở Thủ...

Chính phủ Ấn Độ hết sức coi trọng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chiều 31/7, tại thủ đô New Dehli, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.Jaishankar.Bộ trưởng Ngoại giao S.Jaishankar chia buồn sâu sắc với Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người bạn lớn của nhân dân Ấn Độ.Thay mặt Chính phủ Ấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bao giờ Hà Nội công bố đề minh họa thi lớp 10 năm 2025?

Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, có thể tháng 8 này sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10 THPT, thay vì vào tháng 5 - trước kỳ thi một tháng như năm 2024.

Hàn Quốc thông báo về hoạt động quân sự quy mô lớn năm thứ 2 liên tiếp

Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn ở trung tâm thủ đô Seoul vào tháng 10 để kỷ niệm 76 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang.

Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận là nghề làm gốm ở Sa Huỳnh và nghề làm chiếu Cà Hom, thể hiện bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn làng nghề truyền thống của địa phương.

Iran tuyên bố sẽ “thận trọng và chín chắn” về việc đáp trả Israel, Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ra mặt

Ngày 12/8, cố vấn phụ trách truyền thông trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết, nước này sẽ phản ứng có chừng mực với vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh.

Vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc rất khó thay thế

Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng kể trước khi chúng ta sẵn sàng tuyên bố Trung Quốc không phải là "công xưởng của thế giới".

Bài đọc nhiều

Giá ổn định ở mức cao, doanh nghiệp trúng đậm, chuyên gia nhận định về nguồn cung?

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay chững lại toàn vùng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 66.000 đồng/kg. Giá cao nhiều doanh nghiệp lãi lớn. Từ nay đến cuối năm, vẫn đảm bảo tốt nguồn cung từ sản xuất trong nước.

Kéo dài đà leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 12/8, xung đột tại Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt làm dấy lên lo ngại về nguồn cung, hỗ trợ giá dầu kéo dài đà tăng của tuần trước sang phiên giao dịch đầu tiên của tuần này.

Giá cà phê trong nước trong nước mất khoảng 4.000 đồng/kg, dự báo nhiều biến động trong thời gian tới

Thời gian qua, do nguồn cung cà phê thiếu hụt nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu cà phê từ các nước lân cận để phục vụ cho nhu cầu nội địa cũng như chế biến xuất khẩu, đáp ứng các đơn hàng đã ký. Giá trị nhập khẩu cà phê trong 7 tháng qua lên tới 110 triệu USD.

Với Việt Nam, EVFTA chắc chắn là thành công lớn

Những tiêu chuẩn cao của EVFTA giúp nền kinh tế Việt Nam mở rộng thương mại, đạt được lợi thế rõ rệt trong việc tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại toàn cầu.

Kim ngạch dệt may vượt mốc 4 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 8/2022

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng Bảy đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 có kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022.

Cùng chuyên mục

Vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc rất khó thay thế

Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ SCMP, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng, sẽ mất một thời gian đáng kể trước khi chúng ta sẵn sàng tuyên bố Trung Quốc không phải là "công xưởng của thế giới".

Quảng Trị tăng cường ngăn chặn các hành vi vi phạm ở vùng biển gần bờ

Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh Quảng Trị yêu cầu các địa phương ven biển hướng dẫn và có giải pháp cụ thể để tàu cá cỡ nhỏ hoạt động ven bờ tuân thủ quy định cập cảng cá bốc dỡ sản phẩm khai thác.

BRICS, Nhân dân tệ “tổng tấn công”, đồng USD có còn là vua?

Sự suy giảm của đồng USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới là chủ đề tốn nhiều giấy mực trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008.

Giá xăng dầu hôm nay 13/8: Đầu tuần trượt nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 13/8, sáng nay giá dầu Brent và WTI bất ngờ trượt nhẹ. Tuy nhiên, giá của hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn này vẫn được dự báo tăng do lo ngại xung đột ở Trung Đông lan rộng có thể làm thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Giá cà phê bật tăng mạnh đầu tuần, sản xuất “mong manh”, thị trường còn diễn biến mạnh?

Thị trường cà phê hiên kinh doanh theo thời tiết sương giá, lại diễn ra đúng vào năm nay, khi tình hình nguồn cung trên hai thị trường thế giới vẫn còn căng thẳng, biến động địa chính trị gây bất ổn trên thế giới.

Mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden ủng hộ ý tưởng thu hút cử tri ngành dịch vụ

Người phát ngôn Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ ý tưởng bãi bỏ thuế đánh vào tiền tip cho nhân viên ngành dịch vụ, cũng như tăng lương tối thiểu.   Ngày 12/8, người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ ý tưởng bãi bỏ thuế đánh vào...

TP.HCM rà soát hơn 600 trăm loại thuốc có giá cao

Chiều 13-8, theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP.HCM, cơ quan này vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế về việc rà soát thuốc cùng hoạt chất, hàm lượng và có giá...

Qua mùa nắng nóng, sản lượng điện, tiền điện giảm mạnh

Sản lượng điện tiêu thụ giảm mạnhTheo thống kê của ngành điện TP.HCM, số lượng khách hàng sử dụng điện sinh hoạt ở các bậc thang giá điện thứ 5 và bậc thang thứ 6 trong tháng 7 đã giảm trung bình...

Mai Phương Thúy hâm mộ HIEUTHUHAI?

Nguồn: https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/nhip-showbiz-mai-phuong-thuy-ham-mo-hieuthuhai-1380117.ldo

Bộ GD&ĐT nói gì vụ ông Vương Tấn Việt có bằng tiến sĩ nhưng chưa có bằng cấp 3?

Bộ GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho Cục Quản lý chất lượng tổng hợp thông tin và tham mưu cho lãnh đạo Bộ GD&ĐT việc xử lý các thông tin liên quan đến việc ông Vương Tấn Việt, tức...

Mới nhất