Ngày 28/7, lực lượng cảnh sát quốc gia Carabinieri của Italy cho biết xác một con tàu chở hàng thời La Mã cổ đại từ hơn 2.000 năm trước đã được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển gần thủ đô Rome của nước này.
|
|
Ngày 28/7, lực lượng cảnh sát quốc gia Carabinieri của Italy cho biết xác một con tàu chở hàng thời La Mã cổ đại từ hơn 2.000 năm trước đã được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển gần thủ đô Rome của nước này.
Con tàu được phát hiện ở ngoài khơi cảng Civilitavecchia, cách Rome khoảng 80 km về phía Tây Bắc, ở độ sâu 160 m dưới đáy biển. Ước tính con tàu có chiều dài hơn 20 m và niên đại từ thế kỷ thứ nhất hoặc thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Tàu buôn này chở hàng trăm chiếc vò hai quai, một loại bình phổ biến thời La Mã cổ đại. Hầu hết những chiếc vò này vẫn trong tình trạng nguyên vẹn.
Đội cảnh sát phụ trách các vụ việc liên quan đến các phẩm nghệ thuật, văn hóa và cổ vật của Carabinieri đã sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để định vị và ghi lại những hình ảnh của con tàu đắm này.
Carabinieri cho biết xác tàu đắm này là “chứng tích lịch sử” về các tuyến hàng hải thời La Mã cổ đại và những hiểm nguy trên biển mà các tàu buôn thời La Mã phải đối mặt. Hiện chưa rõ liệu tàu này và hàng hóa trên đó có được trục vớt hay không.
(Theo Tin Tức)
Nền nhiệt trong tháng 7 sẽ khắc nghiệt đến mức gần như chắc chắn phá vỡ các kỷ lục với một biên độ đáng kể.
Lò nung chảy chất thải phóng xạ lớn nhất thế giới đạt nhiệt độ hoạt động dự kiến là 1.150 độ C trong lần chạy thử thứ hai.
“Rác” trên Internet, nhất là trên các mạng xã hội xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: nhạc chế, clip, video với những nội dung nhảm nhí, hở hang, không phù hợp với thuần phong mỹ tục; livestream bán hàng; quảng cáo sai sự thật, cổ xúy mê tín dị đoan; tung tin giả; bêu xấu, xúc phạm đến uy tín, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân…
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận, trong tháng 6/2023, hệ thống thông tin, máy tính của các cơ quan, tổ chức Nhà nước đang tồn tại gần 50.000 lỗ hổng, điểm yếu bảo mật. Con số này đã giảm khoảng 14% so với tháng 5/2023, nhưng vẫn gấp hơn 25,8 lần so với cùng kỳ năm 2022.