Loài ốc mới được đặt tên khoa học là Calybium plicatus Hoang et al., 2025, dựa trên đặc điểm có các gờ xuất hiện trên cạnh đỉnh trong miệng vỏ (theo tiếng Latin: plicatus nghĩa là gờ, nếp gấp). Mẫu vật đã được phát hiện tại vị trí Hố Sụt một của hang động Sơn Đoòng, thuộc Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

Picture2.jpg
Hình ảnh mẫu chuẩn của loài Calybium plicatus. Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn. 

Đây là loài thứ hai thuộc giống (chi) ốc cạn Calybium Morlet, 1892 (Gastropoda: Helicinidae) được phát hiện trên thế giới, đồng thời cũng là lần đầu tiên ghi nhận giống ốc cạn này cho khu hệ động vật Việt Nam. 

Picture1.jpg
TS Đỗ Đức Sáng đang phân tích mẫu vật ốc tại Bộ môn Động vật học ứng dụng, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn.

Việc phát hiện loài ốc cạn mới này càng khẳng định Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, đặc biệt là ở hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hang động.

Loài ốc mới cũng đã được nhóm các nhà khoa học Việt công bố trên tạp chí Ruthenica, Russian Malacological Journal, tháng 1/2025. 

Dự báo điểm chuẩn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên năm 2024 từ 20 - 26,5

Dự báo điểm chuẩn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên năm 2024 từ 20 – 26,5

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội đưa ra dự báo mức điểm chuẩn vào trường trong năm 2024 dao động từ 20 – 26,5 điểm, tính trên thang 30.
Học sinh chuyên Khoa học tự nhiên thắng cuộc thi dùng Toán giải vấn đề thực tế

Học sinh chuyên Khoa học tự nhiên thắng cuộc thi dùng Toán giải vấn đề thực tế

Vượt qua nhiều đội thi đến từ khắp cả nước, các học sinh của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN) đã giành giải Nhất kỳ thi Mô hình hoá Toán học Việt Nam năm 2024.