Trang chủNewsNhân quyềnPhát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt...

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại phiên họp lần thứ 46 của Nhóm làm việc về Rà soát định kỳ phổ quát.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Thưa Ngài Chủ tịch,

Đoàn Việt Nam rất vinh dự được có mặt tại đây ngày hôm nay để tham dự Phiên đối thoại theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (gọi tắt là UPR) chu kỳ IV của Việt Nam.

Hôm nay là một ngày đặc biệt và nơi đây cũng là một địa điểm đặc biệt. 70 năm về trước, đúng vào ngày này, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi. Và chính tại nơi đây, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương đã được kí kết cách đây cũng đúng bảy thập kỉ.

Những sự kiện trên là các dấu mốc mang ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam và nhiều nước trên thế giới trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách đô hộ thực dân, giành lại độc lập và quyền tự quyết cho dân tộc, vì hòa bình, quyền con người và phát triển.

Đoàn Việt Nam xin gửi lời tri ân và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh xương máu để đất nước Việt Nam có được ngày hôm nay.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Đó cũng chính là những lời được trích từ Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ.

Những giá trị ấy, và cam kết của Việt Nam đối với quyền con người được khẳng định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được bảo đảm trên thực tiễn và đạt được những kết quả cụ thể, đặc biệt là trong gần bốn thập kỷ Đổi mới.

Đã có những chuyển biến rõ rệt trên khắp đất nước và trong cuộc sống người dân Việt Nam.

Từ một quốc gia phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới và góp phần vào duy trì an ninh lương thực trong khu vực và thế giới

Từng nằm trong nhóm các nước nghèo nhất thế giới, nhưng Việt Nam đã vươn mình trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất. Trong giai đoạn từ 1989 tới 2023, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 40 lần. Trong vòng 2 thập kỉ kể từ năm 1993, hơn 40 triệu người đã thoát cảnh đói nghèo. Và trong vòng 15 năm kể từ năm 2005, tỷ lệ nghèo đa chiều đã giảm một nửa.

Tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ em đã giảm mạnh. Tỷ lệ người dân biết chữ, khả năng tiếp cận chăm sóc y tế, giáo dục và nước sạch, cũng như tuổi thọ trung bình đã tăng rõ rệt.

Theo đánh giá của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong chuyến thăm Việt Nam năm 2022, những kết quả đó là “minh chứng rõ nét cho sự quật cường và nỗ lực của người dân Việt Nam và cho các chính sách lấy người dân làm trung tâm của phát triển”.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Thưa Ngài Chủ tịch,

Việt Nam hết sức coi trọng cơ chế UPR và những nguyên tắc về minh bạch, khách quan, đối thoại và hợp tác của cơ chế này.

Với Việt Nam, UPR không đơn giản chỉ là trách nhiệm rà soát, báo cáo. Chúng tôi coi mỗi chu kỳ UPR là dịp để xác định các khó khăn, thách thức, lĩnh vực có thể làm tốt hơn và các hành động cụ thể nhằm biến các khuyến nghị thành những thay đổi thực chất trong cuộc sống của người dân.

Nhằm triển khai hiệu quả các khuyến nghị đã được chấp thuận trong Chu kỳ 3, Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch tổng thể với phân công cụ thể cho các cơ quan liên quan cũng như cơ chế rà soát tiến độ, và đánh giá kết quả.

Báo cáo Quốc gia của Việt Nam trong Chu kỳ 4 phản ánh tiến triển đạt được trong quá trình triển khai các khuyến nghị trên. Báo cáo được xây dựng một cách toàn diện, bao trùm, và minh bạch. Chúng tôi đã tổ chức tham vấn rộng rãi với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, trong đó có các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội, các quốc gia thành viên, đối tác phát triển, và người dân. Hàng trăm các ý kiến, phản hồi đã được thu thập, và được thể hiện rõ nét trong Báo cáo này.

Như Báo cáo đã nêu, 239 trên tổng số 241, hay 99,2% các khuyến nghị được chấp thuận đã được hoàn thành hoặc triển khai một phần. Cụ thể:

1. Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng để tăng cường các khuôn khổ pháp lý nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người. Trong giai đoạn báo cáo, 45 luật và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quyền con người đã được thông qua hoặc sửa đổi, trong đó có một số luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phòng chống Ma túy, và Luật Phòng chống Bạo lực gia đình. Đồng thời, tiến trình xây dựng pháp luật ngày càng minh bạch và bao trùm với sự tham gia rộng rãi của người dân. Ví dụ, trong quá trình dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, thông qua các kênh trực tiếp và trực tuyến, đã có hơn 12 triệu lượt góp ý và phản hồi về dự thảo.

2. Sự phát triển nhanh chóng của truyền thông đại chúng, Internet, và mạng xã hội ở Việt Nam đã giúp tăng cường tự do báo chí, tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin. Trong giai đoạn báo cáo, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng 21%, đạt hơn 78 triệu người dùng. 25 triệu thuê bao di động được đăng kí mới, và mạng 4G đã bao phủ xấp xỉ 99,8% dân số Việt Nam.

3. Việt Nam đề cao quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, đồng thời thúc đẩy sự bình đẳng giữa các tôn giáo và nghiêm cấm mọi hình thức kỳ thị, phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo. Ở Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, hay Hồi giáo phát triển hòa hợp với các tôn giáo nội sinh như Phật giáo Hòa Hảo hay đạo Cao Đài. Việt Nam có gần 30.000 cơ sở thờ tự và hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo.

Hàng loạt các sự kiện tôn giáo quốc tế lớn đã được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản Vesak 2019, Liên Hội đồng Giám mục Á châu năm 2023 và Xuân Yêu thương 2023, với sự tham gia của hàng ngàn chức sắc và tín đồ tôn giáo. Tháng 12 vừa qua, Tòa thánh Vatican đã bổ nhiệm Đại diện Thường trú đầu tiên và thiết lập Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam, một bước tiến đáng kể trong quan hệ Việt Nam – Vatican.

4. Quyền tự do lập hội đã được ghi nhận từ Bản Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam, và quyền cơ bản này đã liên tục được củng cố thông qua các sửa đổi và trên thực tiễn. Hiện nay, khoảng 72.000 hội đang hoạt động ở Việt Nam, có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hỗ trợ cho các cộng đồng ở Việt Nam ngày càng tốt hơn.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Thưa Ngài Chủ tịch,

5. Việt Nam đã chịu những tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19. Đại dịch đã cướp đi mạng sống người dân, làm gia tăng bất bình đẳng, và làm giảm khả năng thụ hưởng quyền con người của người dân.

Đối mặt với những thách thức như vậy, Việt Nam đã huy động toàn dân và toàn hệ thống chính trị thực hiện các biện pháp nhanh chóng, đồng bộ, coi việc bảo vệ sức khỏe và sinh kế người dân là ưu tiên cao nhất.

6. Các gói an sinh xã hội trị giá gần 88.000 tỷ đồng, chiếm 1% GDP quốc gia, đã được phân bổ hiệu quả cho các nhóm cụ thể, bao gồm các lao động chịu ảnh hưởng của đại dịch, và các hộ nghèo. Nhờ các biện pháp đó, cũng như nỗ lực giảm nghèo bền vững, tỷ lệ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tiếp tục giảm 1,8 điểm phần trăm từ năm 2022 xuống còn 5,7% năm 2023.

7. Việc bảo đảm quyền sức khỏe cũng là ưu tiên hàng đầu. Việt Nam đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất lịch sử. Chỉ trong hơn 2 năm, hơn 266 triệu liều vaccine Covid-19 đã được tiêm cho hầu hết người dân từ 12 tuổi trở lên.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng được khôi phục nhanh chóng. Hệ thống y tế dự phòng được củng cố theo hướng tự cường và thích ứng. Cuối năm 2023, bao phủ bảo hiểm y tế đã chiếm khoảng 94% dân số Việt Nam.

8. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ cũng là lĩnh vực có nhiều bước tiến đáng kể. Năm 2023, chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam đứng thứ 72 trên 146 quốc gia, tăng từ thứ 87 năm 2021.

Gần đây, Việt Nam đã lần đầu tiên thông qua Kế hoạch Hành động Quốc gia đầu tiên về Phụ nữ, Hòa bình, và An ninh, và số lượng cán bộ nữ tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã vượt chỉ tiêu đề ra.

9. Việt Nam tin rằng thành công trong công tác thúc đẩy và bảo vệ quyền con người gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau.”

Việc thực hiện các SDGs đòi hỏi phải có tăng trưởng kinh tế bền vững. Vượt qua các thách thức do đại dịch để lại, GDP Việt Nam đã khôi phục đà tăng trưởng, đạt mức kỉ lục 8% vào năm 2022 và 5% vào năm 2023.

Trong giai đoạn báo cáo, GDP bình quân đầu người Việt Nam đã tăng 25%.

Theo như Báo cáo Phát triển Con người mới nhất của UNDP, xếp hạng chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục tăng từ 115 lên 107, và Việt Nam được xếp trong nhóm có chỉ số phát triển con người cao.

10. Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam hiểu được mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quyền con người. Chúng tôi cam kết mạnh mẽ với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, và quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh.

Theo đó, chúng tôi ưu tiên hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm khả năng tiếp cận năng lượng với giá hợp lý và việc làm bền vững. Để thực hiện các biện pháp này, cần đề cao tính minh bạch và cách tiếp cận bao trùm, công bằng và với sự tham gia đầy đủ, nhất là của các bên liên quan chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi năng lượng.

11. Việt Nam tin rằng đối thoại và hợp tác chân thành là biện pháp hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, và thúc đẩy sự khoan dung, bao trùm, đoàn kết, và tôn trọng tính đa dạng.

Việt Nam luôn hợp tác tích cực với các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền và hồi đáp yêu cầu cung cấp thông tin. Tháng 11 năm ngoái, Báo cáo viên Đặc biệt về Quyền Phát triển đã thăm Việt Nam.

Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của mình trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Sau các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với các ủy ban công ước, Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng tới các kết luận và khuyến nghị để xây dựng các kế hoạch hành động thực hiện những công ước trên.

Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)
Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên đối thoại. (Nguồn: TTXVN)

Thưa Ngài Chủ tịch,

12. Việc đạt được các thành tựu này không có nghĩa là Việt Nam sẽ ngừng nỗ lực trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, vì chúng tôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Dù Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật về giảm nghèo, vẫn còn 800.000 hộ nghèo. Khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng miền và nhóm dân cư vẫn tồn tại. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao.

Dù nhìn chung có nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới, phụ nữ vẫn đang chủ yếu đảm nhiệm các công việc chăm sóc không được trả công và việc nhà. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái còn được ghi nhận.

Những hạn chế về nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân lực ở Việt Nam vẫn đang là các rào cản lớn trong nỗ lực bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho mọi người dân, bao gồm các dịch vụ chăm sóc cho các nhóm dễ bị tổn thương.

Chúng tôi còn nhiều việc phải làm để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ hành chính công, bao gồm cải thiện thái độ và năng lực của công chức và chất lượng dịch vụ. Các khuôn khổ pháp lí, chính sách về quyền con người cần phải được củng cố và triển khai hiệu quả hơn nữa nhằm đáp ứng kì vọng ngày càng tăng của người dân.

13. Những thực tế này vừa là lời nhắc nhở, vừa là động lực để Việt Nam duy trì các nỗ lực để bảo vệ và thúc đẩy hơn nữa quyền con người.

Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, và củng cố dân chủ ở cơ sở.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác với các nước và các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, và tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Chúng tôi sẽ đẩy mạnh giáo dục về quyền con người, thông qua đào tạo và nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức, doanh nghiệp, và người dân.

Chúng tôi sẽ nỗ lực thực hiện các SDGs và cải thiện khả năng thụ hưởng các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa cho mọi người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ sẽ tiếp tục là một ưu tiên. Chúng tôi cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch bao trùm, công bằng sang mô hình kinh tế xanh và kinh tế số.

14. Với những giá trị và cam kết nêu trên, và trong vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và đang ứng cử làm thành viên Hội đồng nhiệm kỳ 2026 – 2028, những ưu tiên của chúng tôi là tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy quyền sức khỏe, quyền tiếp cận giáo dục chất lượng, giải quyết mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quyền con người, và đẩy mạnh giáo dục về quyền con người…

Thưa Ngài Chủ tịch,

Đoàn Việt Nam trân trọng cơ hội được trao đổi với các quốc gia thành viên. Hy vọng chúng ta sẽ có cuộc đối thoại mang tính xây dựng và cởi mở, và mong sẽ nhận được các khuyến nghị có giá trị.

Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi tất cả ý kiến trong thời lượng cho phép.

Xin cảm ơn Ngài Chủ tịch.





Nguồn: https://baoquocte.vn/phat-bieu-khai-mac-cua-thu-truong-ngoai-giao-do-hung-viet-tai-phien-doi-thoai-ve-bao-cao-quoc-gia-cua-viet-nam-theo-co-che-upr-270610.html

Cùng chủ đề

Thêm một “lần đầu tiên” với Tổng thống quần đảo Marshall

Vừa qua, Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) đã vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi duy trì hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Các nước đánh giá việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức đa chiều và phức tạp.

An ninh lương thực bền vững cho mọi người dân

Bảo đảm an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người. Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP), 309 triệu người ở 72 quốc gia khác nhau đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Hội thảo ‘Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và...

Ngày 15/10, tại tỉnh Hưng Yên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội thảo quốc gia "Con người, quyền con người là trung tâm chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước". Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư đến Hội thảo. Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ đã thông qua một nghị quyết đánh dấu kỷ niệm 30 năm Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh ngày 10/10.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Cứ 3 giây có 1 người đột quỵ

Thông tin trên được Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, Chủ tịch danh dự Hội đột quỵ Hà Nội cho biết tại Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2024 do Hội đột quỵ Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức ngày 9/11.

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mỹ buộc tội công dân Iran âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump, Tehran lập tức lên tiếng

Bộ Tư pháp Mỹ ngày 8/11 tuyên bố xác nhận nước này đã buộc tội một người đàn ông Iran liên quan đến âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump do Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra lệnh thực hiện, song đã bị ngăn chặn.

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu xử lý cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ kéo dài

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân và tổ chức, điều chuyển cán bộ không dám làm, đùn đẩy để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài, lãng phí nguồn lực. Tại văn bản gửi các sở, ngành và địa phương về việc khẩn trương triển khai...

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận. Việt Tân cố tình xuyên tạc các chính sách của Nhà nước về phát triển năng lượng tái tạo và hợp...

Ôn thi cùng con trai nghiện game, ông bố bất ngờ đỗ đại học

Năm 1993, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, anh Ba đạt 530 điểm, lọt danh sách những người có điểm thi đại học cao nhất Thanh Hải. Dù vậy, anh Ba không chọn vào đại học vì thời điểm đó, rất nhiều học sinh chỉ học hết cấp 3 rồi đi làm. Sau đó anh theo học...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục...

Mới nhất