Tăng trưởng kinh tế kéo theo tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục tư nhân của Việt Nam
Chủ nhật, 15/8/2021| 17:35Theo một báo cáo mới của Công ty tư vấn chiến lược toàn cầu L.E.K. Consulting, chỉ riêng phân khúc song ngữ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tăng gần 17%/năm trong các niên khóa giai đoạn 2016 - 2020.
Thị trường giáo dự tư nhân từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) gần 11% từ năm 2016 - 2020 và trong tâm thế sẵn sàng gia tăng hơn nữa. Bất chấp dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn tăng 02 - 03%, một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới.
Xưởng sản xuất áo veston xuất khẩu tại Xí nghiệp may Hưng Hà (Thái Bình). Ảnh: Minh Hà
Quy mô thị trường tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 ước tính khoảng 560 triệu Euro, với các trường song ngữ cao cấp chiếm gần 25% thị trườngCông ty tư vấn chiến lược toàn cầu L.E.K. Consulting công bố báo cáo mới về tác động của COVID-19 đối với ngành giáo dục hiện nay. Báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế đã kéo theo tăng trưởng mạnh mẽ của giáo dục tư nhân, với thị trường phát triển với tốc độ CAGR gần 11% giai đoạn năm 2016 - 2020.
Bất chấp dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam năm 2020 đã tăng 02 - 03%, một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới, được thúc đẩy bởi các nền tảng kinh tế mạnh mẽ, các biện pháp ngăn chặn dịch quyết liệt và sự hỗ trợ đúng mục tiêu của chính phủ. Thị trường giáo dục tư nhân từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT của Việt Nam sẽ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn tới nhờ tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Báo cáo của L.E.K. Consulting phân chia hệ sinh thái giáo dục từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT của Việt Nam thành các nhóm riêng biệt: Quốc tế, song ngữ, tư thục trong nước và công lập.
Theo báo cáo, chỉ riêng phân khúc song ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tăng 17%/năm trong các niên khóa giai đoạn 2016 - 2020. Với mức thu nhập khả dụng và nhu cầu tham gia các khóa học tiếng Anh giao tiếp tăng cao, một lượng không nhỏ trong gần 03 triệu học sinh từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có xu hướng chuyển sang phân khúc các trường đào tạo song ngữ.
Anip Sharma, Giám đốc điều hành tại L.E.K. Consulting lý giải, “nhu cầu các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh chất lượng cao xuất phát từ nguyện vọng của học sinh Việt Nam muốn theo học đại học tại các nước nói tiếng Anh. Các trường giảng dạy song ngữ đáp ứng nhu cầu giáo dục tiếng Anh của phụ huynh tốt hơn so với các trường công lập và tư thục trong nước. Ngoài ra, các trường mẫu giáo đến THPT cung cấp chương trình quốc tế có số lượng tuyển sinh tăng nhanh hơn so với các trường tư thục nói chung. Trong các niên khoá giai đoạn 2015 - 2018, chương trình quốc tế đạt tốc độ CAGR 05 - 06%, trong khi tổng mức CAGR của các chương trình tư thục lên đạt 11%”.
Trang thiết bị cho học sinh thực hành ảnh minh họa
Các trường này được trang bị tốt hơn để chuẩn bị cho học sinh theo học đại học ở các quốc gia nói tiếng Anh quan trọng. Ngoài ra, họ thu học phí thấp hơn so với một số trường quốc tế mới mở. Phân khúc trường quốc tế, chủ yếu cung cấp các khóa học của Anh, Mỹ hoặc tú tài quốc tế, phần lớn hướng đến học sinh nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, với tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy duy nhất. Các bậc phụ huynh có nguồn gốc khác nhau cư trú tại Việt Nam, có khả năng đóng mức học phí cao nhất. Sự hấp dẫn của nền giáo dục đẳng cấp thế giới sẽ mở đường cho việc theo học đại học ở nước ngoài, dẫn đến sự nở rộ của thị trường này tại Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn tiếp tục là các trung tâm vững mạnh về giáo dục cao cấp. Báo cáo nghiên cứu kỹ lưỡng hơn dữ liệu cấp thành phố, giải thích chi tiết các xu hướng chính ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số lượng học sinh trong độ tuổi phù hợp với giáo dục cao cấp ở Hà Nội là gần 1,3 triệu, tăng 1,6% trong các niên khoá giai đoạn đoạn 2016 - 2020 và dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ CAGR khoảng 2%. Trong khi đó, quy mô thị trường tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 2020 ước tính khoảng 560 triệu Euro, với các trường song ngữ cao cấp chiếm gần 25% thị trường và tăng trưởng mạnh nhất trong số tất cả các phân khúc.
Sự thịnh vượng kinh tế và các sáng kiến của chính phủ đã cho phép cả hai thành phố tăng khả năng chi trả cho người dân Việt Nam, đồng thời thu hút nhiều người nước ngoài, nhờ đó tạo ra nhu cầu bền vững và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường giáo dục tư nhân từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT.
Các nhà đầu tư và nhà điều hành đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội trong tầm tay - các quỹ nổi tiếng đã đầu tư vào những tài sản quan trọng và các thương hiệu giáo dục quốc tế từ bậc mẫu giáo đến bậc THPT có uy tín đã mở rộng hoạt động tại nhiều chi nhánh.
Anip Sharma cho biết thêm, “Các bên đang chú ý đến thị trường này để tìm kiếm cơ hội phát triển sẽ được khuyến khích bởi việc ứng phó hiệu quả với đại dịch của Việt Nam và cảm tính thị trường tích cực nói chung đối với giáo dục tư nhân. Mô hình giáo dục từ bậc mầm non đến THPT vốn là mô hình kinh doanh đáng tin cậy và Việt Nam đặc biệt đem lại những cơ hội lớn cho các tổ chức và nhà đầu tư”./.
Thu Hà dịch
Taiwan Mobile đầu tư 20 triệu USD vào trang bán lẻ trực tuyến Tiki tại Việt Nam
Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự báo sẽ đạt 29 tỷ USD vào năm 2025, tăng đến 34% mỗi năm
Việt Nam trăn trở tìm giải pháp cho mùa khô khắc nghiệt ở đồng bằng sông Cửu Long
Trải qua nhiều thập kỷ sản xuất nông nghiệp thâm canh và cách quản lý nguồn nước còn lạc hậu, đã đến lúc Việt Nam cần một cuộc cải cách quyết liệt để bảo vệ...
Liệu kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục vững mạnh?
Được phát triển hơn hai thập kỷ qua, nhân khẩu học và nền tảng sản xuất mạnh mẽ đã đặt Việt Nam vào vị trí thuận lợi để vượt qua những thách thức hiện tại....
Hà Nội – Những ngày không quên
*Tên phỏng theo một bộ phim truyền hình nổi tiếng của Việt Nam Thành phố 8 triệu dân đang trong những ngày tháng cách ly xã hội nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16...
WTO: Việt Nam đột phá về xuất khẩu may mặc
Ngày 03/8, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO công bố báo cáo về xuất khẩu may mặc năm 2020 cho thấy Việt Nam đã vượt qua Bangladesh trở thành nước xuất khẩu may...
Khu vực tư nhân hỗ trợ kinh tế Việt Nam như thế nào trong thời kỳ đại dịch
Đại dịch COVID-19 là bài kiểm tra thực tế đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia. Ngay cả hệ thống chăm sóc sức khỏe của các nước phát triển...