Trang chủPolitical ActivitiesPhấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt...

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%



(MPI) – Tại Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và chuẩn bị, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tạo tiền đề hướng đến tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả Kết luận số 97-KL/TW ngày 05/10/2024 của Ban Chấp hành Trung ương về kinh tế – xã hội năm 2024-2025, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt; Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và giai đoạn 2021-2025.

Ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 ở mức trên 8%, đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của các ngành, lĩnh vực, Bộ, cơ quan, địa phương trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, đảm bảo đồng bộ, khả thi, hiệu quả; báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương ngày 08/01/2025; trên cơ sở đó giao chỉ tiêu năm 2025 cho từng Bộ, ngành, địa phương.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương năm 2025 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quyết liệt, đột phá, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để phấn đấu đạt kết quả cao nhất; trong đó phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố lớn, các địa phương cực tăng trưởng của cả nước cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn để phát huy vai trò đầu tàu mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương sử dụng hiệu quả các công cụ điều hành để điều tiết tỷ giá, lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để hạ lãi suất cho vay. Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi (gói tín dụng nhà ở xã hội, hỗ trợ nông, lâm, thủy sản…). Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý hiệu quả nợ xấu.

Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định bắt buộc về hóa đơn điện tử đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, đồng thời phải thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 cao hơn ít nhất 10% so với năm 2024; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và an sinh xã hội.

Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao triển khai kịp thời, hiệu quả chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong 06 tháng đầu năm 2025 theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trong năm 2025.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản, nhà ở xã hội và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; triển khai hiệu quả gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội; quyết tâm xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội đến hết năm 2025.

Về đầu tư, các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, nhất là các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia, các Chương trình mục tiêu quốc gia; lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, tăng cường hợp tác công tư.

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục các hạn chế, bất cập, quyết liệt tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với từng dự án. Có chế tài xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây cản trở, làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030; bố trí vốn tập trung, trọng tâm trọng điểm, kiên quyết không dàn trải, manh mún, bảo đảm tổng số dự án nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2026-2030 không quá 3.000 dự án (cả dự án chuyển tiếp và dự án mới); tích cực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng cơ chế hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao; kịp thời nắm bắt, xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI, nhất là thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án tại Việt Nam.

Về tiêu dùng, Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng trên từng địa bàn và phạm vi cả nước, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam,” chương trình OCOP, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến; tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung; thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ nhu cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu; gắn kết giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng; nâng cao chất lượng các loại dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch nội địa; tăng cường quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế (phấn đấu thu hút trên 20 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025).

Về xuất khẩu, Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao; tận dụng hiệu quả 17 Hiệp định thương mại tự do đã ký và đàm phán các Hiệp định thương mại tự do mới; mở rộng, khai thác hiệu quả thị trường mới, nhất là thị trường Halal, Trung Đông, Mỹ Latinh, châu Phi…; hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn mới của thị trường xuất khẩu; nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, phòng, chống gian lận xuất xứ hàng hóa; chú trọng cung cấp thông tin thị trường và hỗ trợ pháp lý trong thương mại, đầu tư quốc tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá, nhất là xây dựng thể chế số thông thoáng, hạ tầng số hiện đại, nền kinh tế số rộng khắp, bảo đảm an ninh, an toàn mạng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, trình Chính phủ trong quý 1 năm 2025; tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật…; nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích hiệu quả. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đô thị, kinh tế vùng, liên kết vùng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia, đề xuất danh mục ngành kinh tế xanh tích hợp vào hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nhằm khuyến khích và đẩy mạnh chuyển đổi xanh.

Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia; khẩn trương kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; phấn đấu cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025; quyết tâm hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn, đặc biệt trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu, kiểm soát giá nguyên vật liệu, chỉ tiêu sử dụng đất để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng các dự án cao tốc.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng năng lượng.

Khẩn trương triển khai chủ trương, kết luận của cấp có thẩm quyền về tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thành lập Khu thương mại tự do tại một số địa phương.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tập trung phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng đổi mới sáng tạo, phát triển vệ tinh viễn thông, nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia; đẩy mạnh thương mại hóa 5G, nghiên cứu 6G, ứng dụng các loại dịch vụ vệ tinh…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp hiệu quả để huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công-tư (PPP) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược. Nghiên cứu, tận dụng dư địa về nợ công, nợ Chính phủ, bội chi để huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tháo gỡ vướng mắc để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện, bền vững, bảo đảm tương xứng với nguồn lực nắm giữ thông qua đổi mới quản trị, tối ưu hóa các phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung và đẩy nhanh đầu tư các dự án lớn, tác động lan tỏa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế; xây dựng cơ chế phát triển mạnh doanh nghiệp dân tộc, quy mô lớn.

Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương triển khai ngay Nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án, đất đai tại một số địa phương. Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2024 về tháo gỡ khó khăn cho các dự án; tập trung rà soát, phân loại và đề xuất cơ chế, chính sách để tháo gỡ các vướng mắc, sớm đưa vào sử dụng, giải phóng nguồn lực góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

Các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” theo chủ trương, định hướng của Trung ương và Chính phủ, bảo đảm tiến độ và chất lượng theo yêu cầu. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, kiểm tra, giám sát, theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.” Kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 để các quy định mới đi vào thực tiễn nhanh nhất.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiếp tục rà soát các quy định tại các Luật không còn phù hợp, vướng mắc, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ, để trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường tháng 2/2025; trong đó: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật đầu tư (nhất là quy định về đầu tư ra nước ngoài); Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông trình sửa đổi các Luật thuộc lĩnh vực quản lý để khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển.

Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp đồng bộ phát triển văn hóa, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; quyết liệt thực hiện các cam kết tại COP26. Ổn định chính trị, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; làm tốt công tác truyền thông chính sách, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế thực chất, hiệu quả.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công điện này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-12-23/Phan-dau-toc-do-tang-truong-GDP-ca-nuoc-nam-2025-dom5zfn.aspx

Cùng chủ đề

Hà Nội, Huế lọt top 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới

Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa công bố danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới năm 2024. Việt Nam có Huế và Hà Nội lọt danh sách này.Với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực quốc tế (International Food Festival) 2024 diễn ra từ ngày 7 - 8/12, tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Hà Nội) sẽ mang đến “bản giao hưởng” ẩm thực...

Nhiều dự án điện tái tạo đã hòa lưới có nguy cơ trượt giá bán điện ưu đãi

Hàng loạt dự án điện tái tạo khắp ba miền có nguy cơ bị tính lại giá mua bán điện ưu đãi (giá FIT), hạ mức giá mua điện do hưởng giá ưu đãi không đúng đối tượng, công nhận ngày vận hành thương mại khi chưa nghiệm thu công trình. ...

Lê Vĩnh Toàn – Gian nan hành trình từ cậu bé vác đồ thành ca sĩ chuyên nghiệp

Ca sĩ Lê Vĩnh Toàn thể hiện 7 ca khúc trong bộ phim ca nhạc "Miền nhớ", trong đó có 2 ca khúc anh sáng tác đang được phát sóng trên VTV1. Đây là bộ phim tái hiện một phần cuộc đời gian nan, vất vả của chàng ca sĩ xứ Nghệ. ...

Cứu thành công một người đàn ông bụng mang “khối u” 5kg

Ngày 23/12, thông tin từ Bệnh viện Đà Nẵng, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đà Nẵng vừa phẫu thuật thành công, giúp ông Đoàn Văn T (SN 1966, quê TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng...

Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng

Tại Việt Nam, theo một khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, trong độ tuổi từ 13 đến 17, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng. Tại Việt Nam, theo một khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế, trong độ tuổi từ 13 đến 17, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông sử dụng thuốc lá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí

(MPI) - Ngày 20/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí năm 2024. Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.   Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: MPI Tham dự buổi gặp mặt còn có Phó Bí thư thường...

Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp đầu tư thương mại Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông

(MPI) - Phát biểu tại Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp đầu tư thương mại Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) diễn ra ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và...

Kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã khẳng định sự phục hồi rõ nét và đạt...

(MPI) - Trên đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ tư diễn ra chiều ngày 18/12/2024. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi...

Tích cực tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 10385/BKHĐT-KTCNDV gửi Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 07/5/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ Quốc phòng, an ninh Bộ Kế hoạch và Đầu tư.   ...

Bài đọc nhiều

Phú Quốc đặt mục tiêu đón 1 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025

Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc Trần Minh Khoa cho biết, năm 2025, thành phố đặt mục tiêu đón 7 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 17,26% so với năm 2024; trong đó, khách quốc tế đạt 1 triệu lượt khách, tăng 3,9%. ...

Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp đầu tư thương mại Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông

(MPI) - Phát biểu tại Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp đầu tư thương mại Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) diễn ra ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẵn sàng đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và...

Logistics với thị trường Hoa Kỳ

Một vấn đề rất đáng lưu ý tại Hoa Kỳ hiện nay là phát triển logistics xanh đang nổi lên như một xu hướng tất yếu. Các sáng kiến mới như giảm phát thải carbon, áp dụng phương tiện vận tải điện và tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển, tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và blockchain để tối ưu hóa vận hành, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và...

Bộ Công Thương lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực

 Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lựcNgày 30/11/2024, Luật Điện lực số 61/2024/QH15 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025. Theo đó, Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lực. Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và chủ trì xây...

Cùng chuyên mục

Điều chỉnh, bổ sung TTHC lĩnh vực QLNN về hội, quỹ đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Ngàu 20/12/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 931/QĐ-BNV về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về hội, quỹ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình. ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí

(MPI) - Ngày 20/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí năm 2024. Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.   Toàn cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: MPI Tham dự buổi gặp mặt còn có Phó Bí thư thường...

Công bố báo cáo Đánh giá đa ngành phục hồi sau bão Yagi của Việt Nam

Cuộc họp nhằm tổng kết kết quả đạt được trong các nỗ lực chung giảm thiểu và khắc phục hậu quả sau thiên tai, trong đó có đề cập đến các nỗ lực ứng phó và cứu trợ sau bão Yagi - cơn bão lớn và gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng....

Sửa đổi, bổ sung quy định về xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động...

Triển khai thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975 của Chính phủ, ngày 09/12/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BNV về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2024/TT-BNV ngày...

Bộ Công Thương lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực

 Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lựcNgày 30/11/2024, Luật Điện lực số 61/2024/QH15 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025. Theo đó, Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lực. Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và chủ trì xây...

Mới nhất

Bộ trưởng Công Thương: Địa phương cần sẵn sàng tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

"Các đơn vị cần xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu. Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết...

VietinBank Khánh Hòa thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa (VietinBank Khánh Hòa) thông báo kế hoạch mời và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia gói mua sắm: Thuê ngoài dịch vụ lao động tại VietinBank Khánh Hòa. Thông tin như sau: 1. Thông tin bên mời thầu: - Chủ đầu...

10 cách mặc áo khoác sáng màu giúp phụ nữ trên 40 tuổi nổi bật với vẻ ngoài trẻ trung

Áo khoác sáng màu chính là món thời trang đáng sắm cho tủ đồ của phụ nữ ngoài 40 tuổi. ...

Thanh tra Chính phủ “điểm tên” 18 dự án có hạn chế, vi phạm tại TP Hải Phòng

(NLĐO)- Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều dự án tại TP Hải Phòng chậm tiến độ, phải gia hạn thời hạn sử dụng đất do chậm...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận...

Mới nhất