Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPhấn đấu tăng trưởng cả năm trên 7%

Phấn đấu tăng trưởng cả năm trên 7%


Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%.

Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới Chính sách tiền tệ linh hoạt: Chìa khóa ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng

Nền kinh tế tiếp tục xu hướng tích cực

Sáng 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm; các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2024 và 5 năm 2021-2025.

Về kết quả kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024, các báo cáo, ý kiến tại Phiên họp thống nhất nhận định, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, nhìn chung tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật là: Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn; du lịch phục hồi mạnh; thu ngân sách nhà nước tăng mạnh; phát triển doanh nghiệp tiếp tục phục hồi;…

Trong tháng 10, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam được ngân hàng Standard Chartered nâng dự báo từ 6% lên 6,8%; HSBC nâng dự báo từ 6,5% lên 7%; Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo trong các năm 2024 và 2025, Việt Nam có thể tăng trưởng cao nhất ASEAN+3.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 10 tháng qua, yếu tố được lớn nhất là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm nay tốt hơn năm ngoái. Nếu tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7% thì chúng ta sẽ đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm 2024.

Đặc biệt, một điểm sáng là đã chỉ đạo quyết liệt, xử lý nhanh tình hình, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, phát huy mạnh mẽ tinh thần tương thân, tương ái, tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Thủ tướng bày tỏ phấn khởi khi 40 căn nhà ở Làng Nủ mới đã hình thành; đồng thời biểu dương NHNN vào cuộc nhanh về vốn cho nông dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng sau bão; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính cũng kịp thời xử lý các vấn đề liên quan giống cho bà con.

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, về tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, Thủ tướng lưu ý tình hình khu vực, quốc tế còn nhiều bất định, rủi ro; áp lực điều hành kinh tế vĩ mô còn lớn, nhất là về điều hành tỷ giá, lãi suất, nguồn cung và giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nước. Cùng với đó, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực khó khăn, nhất là chi tiêu đầu vào cho sản xuất; áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn lớn; tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng; khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản chậm được giải quyết; giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng kỳ vọng; quy định pháp luật còn chồng chéo, một số văn bản quy định chi tiết chậm được ban hành, thủ tục hành chính còn rườm rà; chuyển đổi số chưa đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương…

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục củng cố các thị trường lớn, truyền thống; mở rộng các thị trường mới
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục củng cố các thị trường lớn, truyền thống; mở rộng các thị trường mới

Mục tiêu tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%

Đánh giá tình hình thời gian tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025. Một trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Thủ tướng chỉ rõ tại Phiên họp là tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế với mục tiêu: Tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%; tăng trưởng tín dụng khoảng 15%; thu ngân sách nhà nước tăng ít nhất 15%.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác. Đồng thời, cần tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là chuyển đổi số quốc gia.

Về đầu tư, đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đầu tư tư nhân; tăng cường hợp tác công tư; thu hút FDI có chọn lọc, có chính sách hỗ trợ để thu hút khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chủ động, tích cực thu hút các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực chip, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Về xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại; củng cố các thị trường lớn, truyền thống; mở rộng các thị trường mới (Trung Đông, Halal, Mỹ latinh). Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Tổ trưởng đàm phán các hiệp định thương mại tự do, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng đàm phán các hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước Trung Đông, Pakistan, Ai Cập.

Về tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

“Chúng ta không thể đạt được các mục tiêu phát triển tới năm 2030 và năm 2045 nếu không đạt tăng trưởng ở mức hai con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. Và chúng ta có thể đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số nếu tháo gỡ được các rào cản, điểm nghẽn về thể chế, khơi thông nguồn lực toàn xã hội. Các Bộ trưởng, các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ phải tập trung chỉ đạo công tác này”, Thủ tướng nhấn mạnh.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/phan-dau-tang-truong-ca-nam-tren-7-157657.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

Các dự án phát triển hạ tầng giao thông giúp người dân miền núi cải thiện cuộc sống

Ngày 9/11, tại Gia Lai đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vùng miền Trung - Tây Nguyên. ...

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Bà Harris thất bại vì không quan tâm đến kinh tế và lạm phát

(CLO) "Tất cả những gì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tập trung vào là nền kinh tế", chiến lược gia James Carville của cựu Tổng thống Bill Clinton đã nói như vậy vào năm 1992. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành lập sàn giao dịch vàng, vẫn cần nghiên cứu để phù hợp với điều kiện thực tế

Giữa bối cảnh thị trường tài chính biến động mạnh mẽ, việc quản lý thị trường vàng và ngoại hối trở thành nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng nay (11/11), Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã giải đáp chi tiết các câu hỏi liên quan đến hai lĩnh vực trọng yếu này, đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo...

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá

Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở...

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 chiều 9/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời những vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến vấn đề giải ngân đầu tư công. Thứ trưởng Trần Quốc Phương trao đổi về các giải pháp thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc ...

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

Giá vàng hôm nay, 9-11: Bất ngờ tuột dốc

(NLĐO) – Sau một phiên tăng mạnh, giá vàng hôm nay đột ngột sụt giảm về mức thấp nhất trong 5 tháng qua. ...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân sự, một công ty quản lý quỹ bị phạt... ...

Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu

Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật hoá hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin giao dịch của người nội bộ và người có liên quan, nhưng sẽ "mạnh tay" hơn khi áp dụng chế tài. Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Lộ diện nhà ga gần 11.000 tỷ đồng của sân bay Tân Sơn Nhất

TPO - Sau gần hai năm xây dựng, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã lộ diện với các hạng mục quan trọng như mái nhà, các tầng hầm và nổi, khu thương mại, cầu cạn... 11/11/2024 | 12:59 ...

Ông Ishiba tiếp tục làm Thủ tướng, chông gai nào sẽ đón chờ chính phủ thiểu số?

Ông Ishiba Shigeru, người trở thành Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bầu cử hôm 27/9, vừa tái đắc cử trong cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội nước này.

Ông Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng đồng bào DTTS trong các tháng cuối năm 2024

Bám sát chỉ đạo từ trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người...

Mới nhất